fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi NLĐ bị khởi tố?

Có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi NLĐ bị khởi tố? Đây là thắc mắc phổ biến trong thực tiễn quan hệ lao động, đặc biệt khi phát sinh các vấn đề pháp lý nghiêm trọng liên quan đến người lao động. Bài viết dưới đây của Học viện đào tạo pháp chế ICA sẽ phân tích rõ quy định pháp luật hiện hành về việc tạm hoãn hợp đồng lao động trong trường hợp người lao động bị khởi tố giúp người sử dụng lao động và người lao động hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình trong tình huống đặc biệt này.

Tham khảo ngay khóa học “Rà soát Hợp đồng Pháp lý” để nâng cao kỹ năng pháp lý thực tiễn, tránh rủi ro pháp lý không đáng có!

Truy cập tại: https://study.phapche.edu.vn/huong-dan-ra-soat-hop-dong-phap-ly?ref=lnpc

Quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo Bộ luật Lao động 2019

1. Các trường hợp được tạm hoãn hợp đồng lao động

Căn cứ theo nội dung tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, người lao động và người sử dụng lao động có thể tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc tham gia Dân quân tự vệ theo quy định;

b) Bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;

c) Chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc;

d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật Lao động;

đ) Được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp thuộc công ty TNHH một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

e) Được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước;

g) Được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp tại doanh nghiệp khác có vốn đầu tư;

h) Các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

2. Hệ quả pháp lý của việc tạm hoãn hợp đồng

Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: Người lao động không được hưởng lương và không được hưởng các quyền lợi, chế độ đã được ghi trong hợp đồng lao động, trừ khi có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi NLĐ bị khởi tố?

Theo nội quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể được tạm hoãn trong một số trường hợp cụ thể, trong đó bao gồm: người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự hoặc dân quân tự vệ; bị tạm giữ, tạm giam theo quy định pháp luật tố tụng hình sự; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc; lao động nữ mang thai theo quy định; được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp nhà nước hoặc đại diện phần vốn nhà nước; và các trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.

Như vậy, nếu người lao động bị khởi tố nhưng không bị tạm giữ, tạm giam, và cũng không thuộc các trường hợp tạm hoãn nêu trên, thì hợp đồng lao động vẫn tiếp tục được thực hiện theo đúng nội dung đã ký kết. Công ty không có quyền đơn phương tạm hoãn thực hiện hợp đồng chỉ căn cứ vào việc người lao động bị khởi tố.

Có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi NLĐ bị khởi tố?
Có được tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động khi NLĐ bị khởi tố?

Người sử dụng lao động có được từ chối nhận lại người lao động sau khi hết thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng không?

Theo nội dung tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2019, trong vòng 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng lao động, người lao động phải trở lại nơi làm việc, và người sử dụng lao động có trách nhiệm nhận lại người lao động để tiếp tục công việc theo hợp đồng đã giao kết, nếu hợp đồng còn hiệu lực, trừ các trường hợp sau:

  • Hai bên có thỏa thuận khác (ví dụ: kéo dài thời gian tạm hoãn, chấm dứt hợp đồng…);
  • Pháp luật có quy định khác (ví dụ: người lao động không còn đủ điều kiện làm việc, bị cấm hành nghề…).

Người sử dụng lao động không có quyền từ chối tiếp nhận người lao động trở lại làm việc sau khi hết thời hạn tạm hoãn hợp đồng, nếu:

  • Hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn;
  • Người lao động trở lại làm việc đúng thời hạn (trong vòng 15 ngày);
  • Không có thỏa thuận hoặc quy định pháp luật nào khác điều chỉnh.

Nếu người lao động không quay lại đúng thời hạn 15 ngày, thì người sử dụng lao động không bắt buộc phải nhận lại, trừ khi có lý do chính đáng và được hai bên thỏa thuận.

Tạm hoãn hợp đồng lao động, chế độ lương và bảo hiểm xã hội được tính thế nào?

1. Về tiền lương

Căn cứ theo nội dung tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Lao động 2019, trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:

Người lao động không được hưởng tiền lương và các quyền lợi đã được ghi trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

Điều này có nghĩa là, người lao động sẽ không được trả lương trong thời gian tạm hoãn, trừ khi:

  • Hai bên có thỏa thuận vẫn trả lương trong thời gian tạm hoãn (ví dụ vì lý do đặc biệt);
  • Hoặc có quy định riêng của pháp luật yêu cầu phải trả lương.

2. Về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)

Theo nội dung tại khoản 4 Mục II Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, quy định về quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm như sau:

Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH, BHYT, BHTN cho tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

Do đó, nếu người lao động tạm hoãn hợp đồng từ 14 ngày trở lên trong một tháng, thì:

  • Không thuộc đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN trong tháng đó;
  • Thời gian tạm hoãn không được tính vào thời gian tham gia BHXH để hưởng các chế độ về hưu trí, thai sản, ốm đau, thất nghiệp, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết