fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Năm 2023 có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không?

Khi hai bên thực hiện một giao dịch nào đó hay kết kết hợp đồng làm việc thì sẽ thỏa thuận với nhau về điều khoản của hợp đồng và khi hoàn thành xong công việc, thực hiện xong mọi nghĩa vụ và đạt được mục đích đã thỏa thuận, giao kết, thì khi các bên có thể chấm dứt, thanh lý hợp đồng. Nhiều thắc mắc đặt ra rằng có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không? Và nguyên tắc thanh lý hợp đồng hiện nay như thế nào là nội dung được quan tâm nhiều tới. Bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

Thanh lý hợp đồng là gì?

Thanh lý hợp đồng là một thuật ngữ được quy định tại Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 trong Điều 28, sau đó, khái niệm này được sửa đổi trong Bộ luật dân sự năm 2005 và hiện nay là Bộ luật dân sự 2015 hiện hành. Cụ thể, ở Điều 422, thuật ngữ “thanh lý” được thay thế bằng “chấm dứt”.

Tuy pháp luật dân sự không còn ghi nhận khái niệm này nữa nhưng thực tế thì cụm từ “thanh lý hợp đồng” vẫn được các doanh nghiệp và cá nhân sử dụng khi muốn nói đến việc chấm dứt hợp đồng/giao dịch dân sự.

Theo đó, có thể hiểu rằng thanh lý hợp đồng hay còn gọi là chấm dứt hợp đồng là sự ghi nhận bằng văn bản sau khi hoàn tất một công việc nào đó được hai bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng; và các phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.

Có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không?

Bộ luật Dân sự 2015 không quy định về thanh lý hợp đồng cũng như các trường hợp thanh lý hợp đồng nhưng trên thực tế, việc thanh lý hợp đồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  • Khi các công việc theo hợp đồng được thực hiện xong;
  • Thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế đã hết và không có sự thỏa thuận kéo dài thời hạn đó;
  • Hợp đồng bị đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ theo sự thỏa thuận của hai bên hoặc do sự kiện bất khả kháng;
  • Khi hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện khi một bên ký kết hợp đồng là pháp nhân phải giải thể, phá sản hoặc là cá nhân đã chết;

Thanh lý hợp đồng nhằm mục đích:

  • Về bản chất thì mục đích của việc thanh lý hợp đồng này sẽ giúp cho các bên theo hợp đồng xác định lại rằng các bên đã thực hiện quyền và các nghĩa vụ của mình đến đâu, xác định trách nhiệm nào còn tồn đọng, dẫn đến hậu quả của việc đó là gì.
  • Những phần quyền và nghĩa vụ nào mà các bên trong hợp đồng đã thực hiện đầy đủ hoặc có thỏa thuận với nhau thì được xem như chấm dứt, đối với những phần quyền và nghĩa vụ còn chưa thực hiện đầy đủ thì vẫn tiếp tục còn hiệu lực.
  • Các bên cũng sẽ xác định cụ thể các trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng do phải thanh lý trong trường hợp thanh lý chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.
  • Giải phóng các nghĩa vụ mà các bên có nghĩa vụ đã thực hiện đối với bên có quyền, tránh các tranh chấp về sau có thể xảy ra đối với các phần quyền và nghĩa vụ mà các bên đã thực hiện.

Như vây, việc thanh lý hợp đồng chỉ là việc các bên tham gia hợp đồng có xác nhận lại với nhau những nội dung đã hoàn tất hoặc chưa hoàn tất, xác nhận lại công việc, nghĩa vụ giữa các bên chứ không chỉ là văn bản để các bên chấm dứt hoặc hủy bỏ hợp đồng. Theo đó, thanh lý hợp đồng không có tính bắt buộc về mặt pháp lý. Tuy nhiên, nên thực hiện thanh lý hợp đồng để giúp ngăn những tranh chấp pháp lý không đáng có sau này.

Năm 2023 có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không?

Thực hiện thanh lý hợp đồng dựa trên nguyên tắc nào?

Pháp luật hiện nay không có văn bản nào quy định về điều kiện để được tiến hành thanh lý hợp đồng. Tuy nhiên, về nguyên tắc Bộ luật dân sự luôn tôn trọng nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận miễn là không trái quy định của pháp luật.

Ngoài ra, căn cứ vào định nghĩa có thể thấy việc thanh lý hợp đồng chỉ được đặt ra khi hợp đồng được thực hiện xong hoặc các bên đã thỏa thuận việc chấm dứt hợp đồng. Cụ thể theo quy định tại điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:

1. Hợp đồng đã được hoàn thành;

2. Theo thỏa thuận của các bên;

3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;

4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;

5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;

6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;

7. Trường hợp khác do luật quy định.

Thanh lý hợp đồng thông thường trên thực kế thì các bên thực hiện việc thanh lý hợp đồng khi hai bên cùng đạt được mục đích của hợp đồng, hoặc hợp đồng chấm dứt trên sự thỏa thuận của các bên để ghi nhập việc 2 bên chấm dứt quyền và nghĩa vụ thông qua hợp đồng đã ký kết với nhau.

Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là gì?

Tại Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng, cụ thể cụ thể:

“Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.

2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.

Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.

Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.

4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.

5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.”

Hy vọng sau khi tham khảo bài viết của chúng tôi, bạn đọc đã có thể nắm bắt được quy định pháp luật về vấn đề Năm 2023 có bắt buộc phải làm thanh lý hợp đồng không?. Nếu như bạn đọc cảm thấy hữu ích hãy chia sẻ đến với nhiều người hơn nhé! Cảm ơn bạn đã lựa chọn chúng tôi.

Câu hỏi thường gặp:

Quy định pháp luật về biên bản thanh lý hợp đồng như thế nào?

Biên bản thanh lý hợp đồng là biên bản ghi nhận sau khi hoàn tất một công việc bất ký được 02 bên tham gia xác nhận lại khối lượng, chất lượng, các vấn đề phát sinh sau quá trình hoàn thành công việc đó và hai bên cùng đồng ý ký tên.

Đơn phương chấm dứt hợp đồng thì thủ tục thanh lý hợp đồng sẽ diễn ra như nào?

Có 2 trường hợp xảy ra:
– Hai bên có thỏa thuận trong hợp đồng: Căn cứ vào thỏa thuận này để bên đơn phương chấm dứt hợp đồng soạn biên bản thanh lý và gửi đến bên bị đơn phương chấm dứt hợp đồng. Lưu ý, thời gian thông báo cần phải thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc báo trước cho đối tác một khoảng thời gian nhất định.
– Hai bên không có thỏa thuận về thanh lý trong hợp đồng: Khi có nhu cầu, bên đơn phương thanh lý hợp đồng phải gửi biên bản thanh lý đến bên còn lại và nhận được sự đồng ý của bên đó. Nếu có thiệt hại xảy ra, hai bên cũng phải thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại…

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết