Sơ đồ bài viết
Chế độ nghỉ việc của Công an viên được quy định cụ thể trong luật pháp, bao gồm các điều kiện, quy trình, và các quyền lợi tương ứng. Điều này bao gồm việc đánh giá đối với từng trường hợp, thủ tục xin nghỉ việc, và các quy định về trợ cấp và phúc lợi sau khi nghỉ việc. Cùng tìm hiểu thêm về chế độ này trong bài viết “Chế độ cho Công an viên nghỉ việc như thế nào?” của Học viện đào tạo pháp chế ICA nhé!
Công an viên là gì?
Theo quy định tại điều 10 Pháp lệnh công an xã 2008: Công an xã gồm các chức danh: Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên.
Công an viên được bố trí tại thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và bố trí làm nhiệm vụ thường trực tại trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã. Trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã được bố trí không quá 03 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ hàng ngày.
Công an viên là một bộ phận của công an xã nhưng không giữ các chức danh trưởng/phó trưởng công an xã. Mỗi thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương được bố trí 01 Công an viên. Đối với thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1 và xã loại 2 được bố trí không quá 02 Công an viên.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Công an viên
Công an viên thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng Công an xã; chịu trách nhiệm triển khai thực hiện chủ trương, kế hoạch, biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn dân cư do mình phụ trách và thực hiện các nhiệm vụ khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội do Trưởng Công an xã giao.
Theo đó Công an viên được hưởng phụ cấp hàng tháng và nếu Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần.
Chế độ cho Công an viên nghỉ việc như thế nào?
Về các chế độ của công an viên, tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 73/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Công an xã và khoản 1 Công văn 1670/BCA-V28 năm 2016 quy định cụ thể như sau:
“Điều 7. Chế độ, chính sách đối với Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên
4. Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần, cứ mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng mức bình quân phụ cấp hiện hưởng; khi được cử đi tập trung đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng chính trị, pháp Luật, nghiệp vụ được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng mức tiền ăn cơ bản của chiến sỹ phục vụ có thời hạn cho Công an nhân dân; khi đi công tác được hưởng chế độ như đối với công chức cấp xã.”
Như vậy từ 2003 đến 2022 thì anh đã công tác được 18 năm thì thỏa về điều kiện thời gian công tác, tuy nhiên chỉ khi nghỉ việc với lý do chính đáng thì mới được hưởng trợ cấp một lần.
Theo đó trường hợp được xem là lý do chính đáng gồm:
– Do sức khỏe không đáp ứng được yêu cầu công tác;
– Do hoàn cảnh gia đình có khó khăn (kinh tế khó khăn, gia đình neo đơn) hoặc ra nước ngoài để định cư.
– Không vi phạm kỷ luật, tự nguyện xin nghỉ việc và được cấp có thẩm quyền xét, quyết định cho nghỉ việc thì được hưởng trợ cấp một lần theo quy định trên và được thực hiện đối với các trường hợp nghỉ việc kể từ ngày Pháp lệnh Công an xã có hiệu lực (từ ngày 01/7/2009).
Tuy nhiên theo khoản 3 Điều 10 Pháp lệnh Công an xã 2008 thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã theo đề nghị của Trưởng Công an xã quyết định công nhận, miễn nhiệm Công an viên.
Như vậy công an viên trong biên chế là người làm việc theo quyết định công nhận của chủ tịch UBND cấp xã. Nếu theo thông tin anh nêu anh không có quyết định công nhận, thì sẽ không có cơ sở để hưởng các chế độ của công an viên nghỉ việc theo quy định.
Cách tính trợ cấp một lần cho Công an viên được hướng dẫn thế nào?
Về cách tính trợ cấp một lần cho Công an viên nghỉ việc được hướng dẫn bởi khoản 3 Công văn 1670/BCA-V28 năm 2016 như sau:
“3. Cách tính trợ cấp một lần cho Công an xã nghỉ việc vì lý do chính đáng theo quy định tại Điều 7, Nghị định số 73/2009/NĐ-CP của Chính phủ
a) Đối với Trưởng Công an xã là Công chức cấp xã, thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ năm 1998 (theo Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23/01/1998 của Chính phủ về chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã, phường, thị trấn), vì vậy, Trưởng Công an xã được hưởng chế độ trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội tại thời Điểm chi trả.
b) Đối với Phó trưởng Công an xã và Công an viên:
– Trường hợp Phó trưởng Công an xã và Công an viên đủ Điều kiện hưởng chính sách bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội.
– Trường hợp Phó trưởng Công an xã và Công an viên chưa đủ Điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội, có thời gian công tác liên tục từ 15 năm trở lên nếu nghỉ việc vì lý do chính đáng thì được hưởng trợ cấp một lần, mỗi năm công tác được tính bằng 1,5 tháng tiền phụ cấp bình quân của 5 năm cuối (60 tháng) trước thời Điểm nghỉ việc.”
Như vậy cách tính thực hiện theo quy định trên thì sẽ có hai trường hợp là anh đã đủ điều kiện hưởng BHXH hay chưa mà cách xác định mức hưởng sẽ khác nhau.
Nguồn kinh phí đảm bảo trợ cấp một lần cho Công an xã được cấp từ đâu?
Theo khoản 4 Công văn 1670/BCA-V28 năm 2016 thì có các nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc trợ cấp một lần cho Công an xã như sau:
– Đối với Trưởng Công an xã, nguồn kinh phí do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
– Đối với Phó trưởng Công an xã và Công an viên:
+ Trường hợp đủ Điều kiện hưởng chính sách bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội, nguồn kinh phí do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
+ Trường hợp chưa đủ Điều kiện hưởng chính sách bảo hiểm xã hội thì kinh phí chi trả do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Pháp lệnh Công an xã 2008 và Nghị định 73/2009/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ.
Mời bạn xem thêm:
- Hướng dẫn trình báo công an khi mất xe
- Hợp đồng góp vốn mua đất có cần công chứng không?
- Mất xe máy báo công an mất bao nhiêu tiền?
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 4 Công văn 1670/BCA-V28 năm 2016 thì có các nguồn kinh phí hỗ trợ cho việc trợ cấp một lần cho Công an xã như sau:
Đối với Trưởng Công an xã, nguồn kinh phí do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
Đối với Phó trưởng Công an xã và Công an viên:
Trường hợp đủ Điều kiện hưởng chính sách bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo Luật bảo hiểm xã hội, nguồn kinh phí do Quỹ bảo hiểm xã hội đảm bảo.
Trường hợp chưa đủ Điều kiện hưởng chính sách bảo hiểm xã hội thì kinh phí chi trả do ngân sách địa phương đảm bảo theo quy định của Pháp lệnh Công an xã 2008 và Nghị định 73/2009/NĐ-CP, ngày 07/9/2009 của Chính phủ.
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 73/2009/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Tiêu chuẩn tuyển chọn vào Công an xã
Công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ các tiêu chuẩn dưới đây thì được xem xét, tuyển chọn vào Công an xã nơi mình cư trú:
a) Lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, không có tiền án, tiền sự; bản thân và gia đình chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp Luật của Nhà nước. Trưởng Công an xã phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam;
b) Đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ Công an xã (được cơ sở y tế cấp huyện trở lên chứng nhận);
c) Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã phải là người đã học xong chương trình trung học phổ thông trở lên (có bằng tốt nghiệp hoặc có giấy chứng nhận đã học hết chương trình trung học phổ thông do cơ quan có thẩm quyền cấp); Công an viên phải là người đã tốt nghiệp từ trung học cơ sở trở lên;
Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa không có đối tượng tuyển chọn có đủ tiêu chuẩn học vấn theo quy định tại điểm này thì trình độ học vấn của Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thể thấp hơn nhưng cũng phải là người đã học xong chương trình tiểu học trở lên;
d) Có khả năng thực hiện nhiệm vụ và có đơn tự nguyện tham gia Công an xã.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã phải có quy hoạch, kế hoạch tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã, bảo đảm ổn định, lâu dài, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa bàn cơ sở; ưu tiên tuyển chọn chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân đã hoàn thành nghĩa vụ trở về địa phương tham gia lực lượng Công an xã.
Việc tuyển chọn người tham gia Công an xã phải bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch, theo đúng tiêu chuẩn quy định tại Nghị định này và hướng dẫn của Bộ Công an.
Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an xã có trách nhiệm tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc quy hoạch, tuyển chọn, bố trí, sử dụng Công an xã.”
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 73/2009/NĐ-CP như sau:
“Điều 3. Xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự và khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên
Xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự là xã có vị trí quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng hoặc nơi có tình hình an ninh chính trị thường xuyên có diễn biến phức tạp.
Việc xác định xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) đề nghị, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định. Hàng năm, các địa phương rà soát, đề nghị Điều chỉnh, bổ sung xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự.
Khung số lượng Phó trưởng Công an xã và Công an viên được quy định như sau:
a) Mỗi xã được bố trí 01 Phó trưởng Công an xã; xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1 và xã loại 2 được bố trí không quá 02 Phó Trưởng Công an xã;
b) Mỗi thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương được bố trí 01 Công an viên. Đối với thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc và đơn vị dân cư tương đương thuộc xã trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, xã loại 1 và xã loại 2 được bố trí không quá 02 Công an viên;
c) Trụ sở hoặc nơi làm việc của Công an xã được bố trí không quá 03 Công an viên làm nhiệm vụ thường trực 24/24 giờ hàng ngày.”
Theo đó, số lượng Công an viên tại những xã trọng điểm phức tạp về an ninh trật tự không quá 2 Công an viên.