Sơ đồ bài viết
Hoạt động thi hành án dân sự có một ý nghĩa thực sự quan trọng, đây là hoạt động trực tiếp góp phần giữ vững pháp luật quốc gia. Đây là hoạt động thi hành các bản án, quyết định của Tòa án và các quy định của cơ quan tài phán. Hoạt động thi hành án dân sự là hoạt động có tính chất chuyên biệt, chuyên sâu; đòi hỏi phải có một đội ngũ chấp hành viên có kiến thức nghiệp vụ vững vàng. Vậy ” chấp hành viên trong thi hành án dân sự” có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?. Hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA tìm hiểu ngay nhé.
Chấp hành viên là gì?
Theo Điều 17 Luật Thi hành án dân sự sửa đổi bổ sung năm 2014 thì: Chấp hành viên là người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định.
Chấp hành viên là Ngạch công chức ngành tư pháp. Người được Nhà nước giao trách nhiệm tổ chức thi hành các bản án, quyết định về dân sự của tòa án Việt Nam và bản án, quyết định về dân sự của Tòa án nước ngoài đã được tòa án Việt Nam công nhận.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm chấp hành viên
Chấp hành viên là công chức nhà nước và có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thi hành án, cho nên chỉ những người đáp ứng đủ những tiêu chuẩn do pháp luật quy định mới được bổ nhiệm làm chấp hành viên. Theo quy định tại Điều 18 Luật thi hành án dân sự, các tiêu chuẩn đó bao gồm:
+ Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, trung thực, liêm khiết, có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ cử nhân luật trở lên, đã được đào tạo về nghiệp vụ thi hành án, có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định tại Điều 18 Luật thi hành án dân sự, có sức khoẻ để hoàn thành nhiệm vụ được giao thì có thể được bổ nhiệm làm chấp hành viên (khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự).
+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự, có thời gian làm công tác pháp luật từ 3 năm trở lên; Đã được đào tạo nghiệp vụ thi hành án dân sự; và trúng tuyển kì thi tuyển chấp hành viên sơ cấp thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên sơ cấp.
+ Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự, có thời gian làm chấp hành viên sơ cấp từ 5 năm trở lên và trúng tuyển kì thi tuyển chấp hành viên trung cấp thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên trung cấp.
+, Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự, có thời gian làm chấp hành viên sơ cấp từ 5 năm trở lên và trúng tuyển kì thi tuyển chấp hành viên Cao cấp thì được bổ nhiệm làm chấp hành viên Cao cấp.
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật thi hành án dân sự, là sỹ quan quân đội tại ngũ thì được bổ nhiệm Chấp hành viên trong quân đội. Tiêu chuẩn để được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp, Chấp hành viên trung cấp và Chấp hành viên cao cấp trong quân đội được thực hiện theo quy định như trên.
– Người đang là Thẩm phán, Kiểm sát viên, Điều tra viên được điều động đến công tác tại cơ quan thi hành án dân sự, người đã từng là Chấp hành viên nhưng được bố trí làm nhiệm vụ khác và có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 thì có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên ở ngạch tương đương không qua thi tuyển.
– Trường hợp đặc biệt do nhu cầu bổ nhiệm Thủ trưởng, Phó thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Thi hành án dân sự đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 05 năm trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên sơ cấp; có 10 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên trung cấp; có 15 năm làm công tác pháp luật trở lên có thể được bổ nhiệm Chấp hành viên cao cấp không qua thi tuyển.
Thi hành án Dân sự là gì?
Thi hành án dân sự là hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự, người được thi hành án, người phải thi hành án và các chủ thể khác trong việc thực hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực của tòa án.
Các hoạt động thi hành bản án:
– Bản án, quyết định về dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế;
– Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp;
– Quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hành chính;
– Quyết định về dân sự trong bản án;
– Các bản án khác do pháp luật quy định.
Trình tự thực hiện quá trình thi hành án dân sự
Về trình tự thực hiện thi hành án thực hiện theo 05 bước sau đây:
– Bước 1: Hướng dẫn quyền yêu cầu thi hành án dân sự
– Bước 2: Cấp bản án, quyết định cho đương sự
– Bước 3: Chuyển giao bản án, quyết định
– Bước 4: Yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định thi hành án
– Bước 5: Ra quyết định thi hành án.
Chấp hành viên trong thi hành án dân sự
Chấp hành viên thi hành án dân sự (THADS) là một chức danh tư pháp do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm theo trình tự nhất định khi đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn về chuyên môn; có nhiệm vụ tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định của pháp luật. Hoạt động của cơ quan THADS được thông qua chủ yếu hoạt động áp dụng pháp luật của đội ngũ chấp hành viên. Chính vì vậy, các hoạt động tác nghiệp của đội ngũ chấp hành viên phải tuân thủ đúng các quy định của pháp luật như về: nguyên tắc, thủ tục THADS.
Theo quy định của pháp luật, để được bổ nhiệm làm chấp hành viên thì ngoài tiêu chuẩn phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có thời gian công tác nhất định trong lĩnh vực pháp luật, người đó còn phải có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch chấp hành viên (trừ một số trường hợp đặc biệt). Việc tham gia học tập đầy đủ, nghiêm túc các chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc tự học sẽ giúp đội ngũ chấp hành viên có khả năng áp dụng thành thục các nguyên tắc, chế độ, thủ tục về nghiệp vụ THADS.
Vì vậy, chấp hành viên cần phải thường xuyên tìm hiểu, cập nhật, tích luỹ kiến thức về kỹ năng nghiệp vụ bằng nhiều hình thức khác nhau. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chấp hành viên còn cần có sự hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên
– Kịp thời tổ chức thi hành vụ việc được phân công; ra các quyết định về thi hành án theo thẩm quyền.
– Thi hành đúng nội dung bản án, quyết định; áp dụng đúng các quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục thi hành án, bảo đảm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; thực hiện nghiêm chỉnh chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chấp hành viên.
– Triệu tập đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan để giải quyết việc thi hành án.
– Xác minh tài sản, điều kiện thi hành án của người phải thi hành án; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp tài liệu để xác minh địa chỉ, tài sản của người phải thi hành án hoặc phối hợp với cơ quan có liên quan xử lý vật chứng, tài sản và những việc khác liên quan đến thi hành án.
– Quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án, biện pháp cưỡng chế thi hành án; lập kế hoạch cưỡng chế thi hành án; thu giữ tài sản thi hành án.
– Yêu cầu cơ quan Công an tạm giữ người chống đối việc thi hành án theo quy định của pháp luật.
– Lập biên bản về hành vi vi phạm pháp luật về thi hành án; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người vi phạm.
– Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế để thu hồi tiền, tài sản đã chi trả cho đương sự không đúng quy định của pháp luật, thu phí thi hành án và các khoản phải nộp khác.
– Được sử dụng công cụ hỗ trợ trong khi thi hành công vụ theo quy định của Chính phủ.
– Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự.
Khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Chấp hành viên phải tuân theo pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thi hành án và được pháp luật bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và uy tín.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định về sao chụp hồ sơ vụ án dân sự như thế nào?
- Một phiên tòa dân sự gồm những ai?
- Tìm hiểu về chuyên ngành luật dân sự
Câu hỏi thường gặp
– Những việc mà pháp luật quy định công chức không được làm.
– Tư vấn cho đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dẫn đến việc thi hành án trái pháp luật.
– Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ việc thi hành án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm thi hành án.
– Sử dụng trái phép vật chứng, tiền, tài sản thi hành án.
– Thực hiện việc thi hành án liên quan đến quyền, lợi ích của bản thân và những người sau đây:
+ Vợ, chồng, con đẻ, con nuôi;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì và anh, chị, em ruột của Chấp hành viên, của vợ hoặc chồng của Chấp hành viên;
+ Cháu ruột mà Chấp hành viên là ông, bà, bác, chú, cậu, cô, dì.
– Sử dụng thẻ Chấp hành viên, trang phục, phù hiệu thi hành án, công cụ hỗ trợ để làm những việc không thuộc nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
– Sách nhiễu, gây phiền hà cho cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thi hành án.
– Cố ý thi hành trái nội dung bản án, quyết định; trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án được giao không có căn cứ pháp luật.
– Chấp hành viên đương nhiên được miễn nhiệm trong trường hợp nghỉ hưu hoặc chuyển công tác đến cơ quan khác.
– Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Chấp hành viên trong các trường hợp sau đây:
+, Do hoàn cảnh gia đình hoặc sức khỏe mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ Chấp hành viên;
+, Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ không bảo đảm thực hiện nhiệm vụ Chấp hành viên hoặc vì lý do khác mà không còn đủ tiêu chuẩn để làm Chấp hành viên.
Trong đó các quyền thi hành án dân sự của Chấp hành viên là phạm vi những việc mà chấp hành viên được quyền quyết định, thực hiện trong quá trình thực thi nhiệm vụ của mình còn nghĩa vụ thi hành án của Chấp hành viên được hiểu là những việc mà chấp hành viên phải thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án nhằm đảm bảo cho việc thi hành bản án, quyết định được nhanh chóng và hiệu quả.
Chấp hành viên không chỉ là chủ thể của quan hệ pháp luật thi hành án dân sự mà còn là chủ thể của nhiều loại quan hệ pháp luật khác như quan hệ pháp luật hành chính. Vì vậy, ngoài pháp luật thi hành án dân sự, hành vi của chấp hành viên còn chịu sự điều chỉnh của các ngành luật khác.