fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi về Luật doanh nghiệp 2020

Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14, với việc được thông qua tại kỳ họp thứ 9 của Quốc hội khóa XIV ngày 17/6/2020, đã chính thức trở thành một bước quan trọng trong quá trình cải cách và phát triển hệ thống pháp luật doanh nghiệp tại Việt Nam. Với hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, Luật này hứa hẹn mang lại những thay đổi tích cực và làm mới không gian kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho sự phát triển bền vững của doanh nghiệp trong thời kỳ mới. Tham khảo những Câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2020 tại bài viết sau

Câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2020

Câu 1: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Luật Doanh nghiệp năm 2020 là gì?

Theo Điều 1, 2 Luật Doanh nghiệp 2020 thì phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng được quy định như sau:

– Phạm vi điều chỉnh:  Luật này quy định về việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân; quy định về nhóm công ty.

– Đối tượng áp dụng: là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp.

Câu 2: Nhà nước có bảo đảm gì đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp?

Theo Điều 5, Luật Doanh nghiệp 2020 bảo đảm của Nhà nước đối với doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp được quy định như sau:

1. Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định tại Luật này; bảo đảm bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; công nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh.

2. Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích hợp pháp khác của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp.

3. Tài sản và vốn đầu tư hợp pháp của doanh nghiệp và chủ sở hữu doanh nghiệp không bị quốc hữu hóa, không bị tịch thu bằng biện pháp hành chính. Trường hợp thật cần thiết, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng tài sản của doanh nghiệp thì được thanh toán, bồi thường theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản. Việc thanh toán, bồi thường phải bảo đảm lợi ích của doanh nghiệp và không phân biệt đối xử giữa các loại hình doanh nghiệp

Câu hỏi về Luật Doanh nghiệp 2020

Câu 3: Có được rút phần vốn góp trong vốn điều lệ của công ty TNHH hay không ?

Có thể rút phần vốn góp từ vốn điều lệ trong cả công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Cụ thể như sau:

  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên có 2 trường hợp gồm hoàn trả vốn góp cho chủ sở hữu và chuyển nhượng vốn điều lệ cho bên thứ 3:

Một là: Hoàn trả một phần vốn góp cho chủ sở hữu công ty (Khoản 3 Điều 87 LND 2020)

Hai là: chủ sở hữu công ty có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân khác (Điều 76 LDN 2020).

  • Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên gồm 2 trường hợp là hoàn trả vốn góp cho thành viên hoặc công ty mua lại vốn góp của thành viên như sau:

Một là: hoàn trả một phần vốn góp cho thành viên theo tỷ lệ phần vốn góp của họ trong vốn điều lệ của công ty

Hai là: công ty mua lại phần vốn góp của thành viên (Theo Điều 68 LDN 2020).

Câu 4: Nhiều người góp vốn khác nhau có được ủy quyền cho cùng 1 người không?

Theo Khoản 3 Điều 141 BLDS 2015 quy định về Phạm vi đại diện:

“Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó.”

Theo quy định của LDN 2020. Có 2 trường hợp đại diện:

  • Ủy quyền đại diện quản lý vốn (có thể kéo dài vài năm);
  • Ủy quyền tham dự cuộc họp và biểu quyết tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông (công ty cổ phần)

Như vậy, một cá nhân có thể làm đại diện theo ủy quyền cho nhiều cá nhân, tổ chức cùng lúc. Trong đó, đảm bảo việc đại diện không dẫn đến trục lợi cá nhân vàcác tổ chức được cá nhân đó đại diện không được đối nhau về mặt lợi ích.

Câu 5: Nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định thế nào?

Điều 8, Luật Doanh nghiệp 2020 nghĩa vụ của doanh nghiệp được quy định như sau:

1. Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh.

2. Thực hiện đầy đủ, kịp thời nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, công khai thông tin về thành lập và hoạt động của doanh nghiệp, báo cáo và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

3. Chịu trách nhiệm về tính trung thực, chính xác của thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo; trường hợp phát hiện thông tin đã kê khai hoặc báo cáo thiếu chính xác, chưa đầy đủ thì phải kịp thời sửa đổi, bổ sung các thông tin đó.

4. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

5. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động theo quy định của pháp luật; không phân biệt đối xử, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người lao động trong doanh nghiệp; không ngược đãi lao động, cưỡng bức lao động hoặc sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật; hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động tham gia đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề; thực hiện các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và bảo hiểm khác cho người lao động theo quy định của pháp luật.

6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi thường gặp

Doanh nghiệp có những quyền gì?

1. Tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm.
2. Tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh; chủ động điều chỉnh quy mô và ngành, nghề kinh doanh.
3. Lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn.
4. Tự do tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.
5. Kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu.
6. Tuyển dụng, thuê và sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
7. Chủ động ứng dụng khoa học và công nghệ để nâng cao hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh; được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
8. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp.
9. Từ chối yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân về cung cấp nguồn lực không theo quy định của pháp luật.
10. Khiếu nại, tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật.
11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như thế nào?

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

5/5 - (2 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết