fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi tự luận môn luật hành chính (có đáp án)

Câu hỏi tự luận môn luật hành chính (có đáp án) là công cụ học tập hữu ích dành cho sinh viên và những ai đang nghiên cứu về lĩnh vực luật hành chính. Những câu hỏi tự luận không chỉ giúp củng cố kiến thức lý thuyết mà còn tạo cơ hội để người học áp dụng lý thuyết vào các tình huống thực tế. Với các đáp án chi tiết, người học có thể kiểm tra, so sánh và điều chỉnh hiểu biết của mình, từ đó nâng cao hiệu quả học tập. Tìm hiểu về các câu hỏi tự luận sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho kỳ thi và phát triển kỹ năng phân tích, lập luận trong môn học luật hành chính.

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Câu hỏi tự luận môn luật hành chính (có đáp án)

  1. Khái niệm luật hành chính Việt Nam.
  2. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính Việt Nam.
  3. Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính.
  4. Khái quát về mối quan hệ giữa luật hành chính với cách ngành luật khác.
  5. Mối quan hệ giữa luật hành chính với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Luật hành chính và Luật hiến pháp; Luật hành chính và Luật đất đai; Luật hành chính và Luật hình sự.
  6. Hệ thống ngành Luật hành chính Việt Nam.
  7. Vai trò của luật hành chính Việt Nam trong (hành chính nhà nước) quản lý hành chính nhà nước
  8. Khái niệm và các loại nguồn của luật hành chính Việt Nam.
  9. Khái niệm, nội dung và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính.
  10. Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính.
  11. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính.
  12. Hiệu lực quy phạm pháp luật hành chính
  13. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính.
  14. Quan hệ pháp luật hành chính: khái niệm; đặc điểm; phân loại.
  15. Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính.
  16. Khái niệm khoa học luật hành chính Việt Nam, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hành chính.
  17. Sự khác nhau giữa môn học Luật hành chính và khoa học Luật hành chính.
  18. Khái niệm, bản chất và các đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam
  19. Phân biệt hoạt động hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp, xét xử và kiểm sát.
  20. Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc của hoạt động hành chính nhà nước
  21. Các nguyên tắc chính trị- xã hội trong hành chính nhà nước Việt Nam: Đảng lãnh đạo hành chính nhà nước;Tập trung dân chủ; Thu hút nhân dân tham gia hành chính nhà nước; Pháp chế; Dân tộc; Kế hoạch hoá.
  22. Các nguyên tắc tổ chức- kỹ thuật trong hành chính nhà nước Việt Nam: Kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ; Kết hợp quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ sở trực tuyến; Kết hợp chế độ lãnh đạo tập thể và chế độ thủ trưởng;Trực thuộc hai chiều.
  23. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước.
  24. Những đặc điểm chung của cơ quan nhà nước.
  25. Những đặc điểm riêng của cơ quan hành chính nhà nước.
  26. Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước.
  27. Vị trí, tính chất pháp lý;Tổ chức – cơ cấu; Hình thức hoạt động; Nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng của Chính phủ.
  28. Cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương: Vị trí, tính chất pháp lý; Tổ chức – cơ cấu; chức năng cơ bản.
  29. Uỷ ban nhân dân: Vị trí, tính chất pháp lý; Tổ chức – cơ cấu; Hình thức hoạt động; Nhiệm vụ, quyền hạn, chức năng.
  30. Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
  31. Ban lãnh đạo các xí nghiệp, cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của nhà nước.
  32. Khía niệm dịch vụ công, các loại dịch vụ hành chính công ơ nước ta hiện nay.
  33. Hợp đồng hành chính là gì, ở Việt Nam đã áp dụng những loại hợp đồng nào, mà theo quan niệm khoa học được gọi là hợp đồng hành chính.
  34. Trách nhiệm bồi thường trong quản lý hành chính nhà nước được quy định như thế nào trong Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
  35. Khái niệm và những nguyên tắc hoạt động công vụ nhà nước.
  36. Hệ thống các văn bản pháp luật về công chức ở Việt Nam hiện nay.
  37. Khái niệm cán bộ, công chức,
  38. Khái niệm viên chức.
  39. Phân loại công chức,
  40. Phân loại viên chức.
  41. Các quyền, nghĩa vụ của công chức và đảm bảo pháp lý cho hoạt động của họ.
  42. Chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý và thôi việc của công chức.
  43. Chế độ khen thưởng và trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với công chức.
  44. Khái niệm và phân loại các tổ chức xã hội.
  45. Những hình thức quan hệ giữa các tổ chức xã hội và các cơ quan hành chính nhà nước ở nước ta.
  46. Khái niệm quy chế pháp lý hành chính của công dân.
  47. Năng lực pháp lý và năng lực hành vi hành chính của công dân.
  48. Các quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực hành chính – chính trị.
  49. Các quyền, tự do và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.
  50. Các quyền, tự do cá nhân của công dân.
  51. Những bảo đảm pháp lý đối với các quyền, tự do, nghĩa vụ của công dân.
  52. Quy chế pháp lý – hành chính của người nước ngoài và người không có quốc tịch ở Việt Nam.
  53. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các hinh thức của hoạt động hành chính nhà nước
  54. Khái niệm quyết định hành chính và các tính chất đặc trưng của nó
  55. Phân loại các quyết định hành chính nhà nước
  56. Khái niệm, đặc điểm và phân loại các phương pháp hành chính nhà nước?
  57. Phương pháp hành chính và phương pháp kinh tế trong hoạt động hành chính nhà nước, mối quan hệ giữa hai loại phương pháp đó.
  58. Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quyết định hành chính nhà nước với các hình thức quản lý không (hoặc ít) mang tính pháp lý.
  59. Phân biệt và nêu mối quan hệ giữa quyết định hành chính nhà nước với các loại giấy tờ, công văn hành chính, với các loại văn bằng, chứng chỉ.
  60. Khái niệm quyết định hành chính nhà nước mang tính chủ đạo, quy phạm, và cá biệt? Vai trò của chúng trong thực tiễn quản lý?
  61. Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý của các quyết định hành chính của Chính phủ.
  62. Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý của các quyết định hành chính của Thủ tướng chính phủ.
  63. Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành các quyết định hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ.
  64. Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành các quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân.
  65. Hình thức pháp lý (tên gọi) và tính chất pháp lý và trình tự ban hành các quyết định hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
  66. Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định hành chính nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ với các quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân.
  67. Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lý của các cơ quan nhà nước khác.
  68. Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định hành chính của Uỷ ban nhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lý của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp.
  69. Quan hệ về hiệu lực pháp lý giữa các quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân các cấp với các loại quyết định pháp lý của các cơ quan khác.
  70. Các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức của quyết định hành chính.
  71. Các yêu cầu hợp lý đối với nội dung và hình thức của quyết định hành chính nhà nước.
  72. Các yêu cầu hợp pháp và hợp lý đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính.
  73. Hệ quả của việc không tuân thủ các yêu cầu hợp pháp đối với nội dung và hình thức quyết định hành chính.
  74. Hệ quả của việc không tuân thủ các yêu cầu hợp lý đối với thủ tục xây dựng và ban hành quyết định hành chính nhà nước.
  75. Khái niệm và đặc điểm của cưỡng chế hành chính.
  76. Khái niệm các loại biện pháp cưỡng chế hành chính và phân biệt chúng với nhau.
  77. Biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt là gì? Thực tiễn quy định và áp dụng có vấn đề gì đang đặt ra đối với loại biện pháp này?
  78. Khái niệm phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hoạt động hành chính nhà nước. Pháp luật Việt Nam quy định các phương thức cụ thể nào?
  79. Trong hành chính nhà nước áp dụng những loại cưỡng chế nhà nước nào? Khái quát chung về những loại cướng chế đó.
  80. Vi phạm hành chính là gì? Các dấu hiệu, yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính.
  81. Các biện pháp trách nhiệm hành chính và nội dung của các biện pháp đó.
  82. Bản chất pháp lý cuả các biện pháp: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh; quản chế hành chính.
  83. Khái niệm, đặc điểm của thủ tục hành chính. Phân loại các thủ tục hành chính ở nước ta.
  84. Các loại thủ tục hành chính ở Việt nam. Nội dung, ý nghĩa của các gia đoạn chung của thủ tục giải quyết các công việc cá biệt- cụ thể.
  85. Nguyên tắc pháp chế, đơn giản- tiết kiệm của thủ tục hành chính.
  86. Những nội dung cơ bản trong Luật thanh tra hiện hành.
  87. Giám sát của toà án đối với hoạt động hành chính nhà nước.
  88. Khái niệm và đặc điểm của trách nhiệm hành chính.
  89. Phân biệt tội phạm với vi phạm hành chính, căn cứ để phân biệt
  90. Nguyên tắc pháp chế trong trách nhiệm hành chính và minh hoạ bằng những quy định cụ thể của pháp luật.
  91. Các nguyên tắc bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong hành chính nhà nước.
  92. Nguyên tắc xử lý công minh trong chế định trách nhiệm hành chính
  93. Nguyên tắc xử lý nhanh chóng- kịp thời trong chế định trách nhiệm hành chính và minh hoạ chúng bằng những quy định cụ thể của pháp luật.
  94. Nguyên tắc dân chủ, nguyên tắc công khai trong chế định trách nhiệm hành chính.
  95. Nguyên tắc bình đẳng, nguyên tắc nhân đạo trong chế định trách nhiệm hành chính
  96. Nguyên tắc tôn trọng danh dự, nhân phẩn của con người, công dân, nguyên tắc trách nhiệm của người có chức vụ trong chế định trách nhiệm hành chính.
  97. Nguyên tắc cá thể hoá trách nhiệm trong pháp luật về trách nhiệm hành chính.
  98. Khái niệm trách nhiệm kỷ luật theo luật hành chính. Đặc điểm và đối tượng áp dụng.
  99. Các hình thức trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức.
  100. Thủ tục xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức.
  101. Khái niệm trách nhiệm vật chất theo luật hành chính.
  102. Thủ tục đơn giản trong thử tục xử phạt vi phạm hành chính.
  103. Thủ tục thông thường trong thử tục xử phạt vi phạm hành chính.
  104. Bản chất pháp lý của các biện pháp cướng chế hành chính khác áp dụng kèm theo với các biện pháp xử phạp vi phạm hành chính.
  105. Hình thức phạt tiền trong Luật xử phạt vi phạm hành chính. Phân biệt với phạt tiền trong luật hình sự, dân sự.
  106. Hình thức cảnh cáo trong luật hành chính. Phân biệt với cảnh cáo trong luật hình sự, và luật lao động.
  107. Các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc xử phạt trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Các nguyên tắc nào của trách nhiệm hành chính thể hiện trong các biện pháp đó?
  108. Các cơ quan và cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
  109. Giám sát của công dân đối với hoạt động hành chính nhà nước.
  110. Hệ thống tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhà nước (thanh tra nhà nước trực thuộc các cơ quan quản lý thẩm quyền chung và thanh tra nhà nước chuyên ngành) .
  111. Hoạt động kiểm tra của Đảng đối với hoạt động hành chính nhà nước.
  112. Khái niệm “chủ thể thực hiện “và “chủ thể tham gia” thủ tục hành chính. Những đặc điểm cơ bản trong tư cách pháp lý của các chủ thể này.
  113. Hoạt động giám sát của các cơ quan quyền lực nhà nước đối với hoạt động hành chính nhà nước.
  114. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và thanh tra chuyên ngành.
  115. Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân.
  116. Những nội dung chủ yếu của Luật khiếu nại, Luật tố cáo.
  117. Tổ chức, vị trí, vai trò của Toà hành chính ở nước ta.
  118. Thẩm quyền của toà hành chính ở nước ta.
  119. Đặc điểm thủ tục tố tụng của toà hành chính ở nước ta.
  120. Hợp đồng hành chính là gì? Đặc điểm của hợp đồng hành chính?
  121. Có những loại dịch vụ công nào?
  122. Quyết định hành chính và những đặc điểm của quyết định hành chính?
  123. Hành vi hành chính là gì?
Câu hỏi tự luận môn luật hành chính (có đáp án)
Câu hỏi tự luận môn luật hành chính (có đáp án)

Gợi ý đáp án câu hỏi tự luận

1. Khái niệm Luật hành chính Việt Nam:

    Luật hành chính Việt Nam là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam, là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong quá trinh tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước; trong hoạt động hành chính nội bộ mang tính chất phục vụ cho các cơ quan nhà nước khác; trong hoạt động của các cơ quan nhà nước khác hoặc các tổ chức xã hội khi được nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động đó.

    2. Đối tượng điều chỉnh của Luật hành chính Việt Nam:

    Đối tượng điều chỉnh: gồm 3 nhóm lớn

    – Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước- đây là nhóm lớn nhất, cơ bản nhất và do đó quan trọng nhất

    – Những quan hệ chấp hành và điều hành phát sinh trong hoạt động hành chính nội bộ phục vụ cho hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, HĐ ND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân các cấp và Kiểm toán nhà nước

    – Những quan hệ hành chính phát sinh trong hoạt động của các cơ quan Kiểm toán nhà nước, Hội đồng nhân dân các cấp, Tòa án nhân dân các cấp và Viện kiểm sát nhân dân các cấp hoặc tổ chức xã hội khi được Nhà nước trao quyền thực hiện nhiệm vụ, chức năng hành chính nhà nước

    3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính:

    Nguồn luật hành chính: là những hình thức chứa các quy phạm pháp luật hành chính.

    – Có thể chia loại nguồn của luật HC theo căn cứ:

    + Theo phạm vi hiệu lực: Văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước ở TW và của các cơ quan nhà nước ở địa phương.

    Theo cấp độ hiệu lực pháp lýHiến pháp, luật và văn bản quy phạm pháp luật dưới luật

    – Theo pháp luật hiện hành, nguồn luật HCVN bao gồm:

    + Hiến pháp năm 2013.

    + Luật tổ chức CP năm 2001.

    + Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và UBND năm 2003.

    + Cán bộ luật, đạo luật về quản lý các ngành và lĩnh vực về các tổ chức xã hội và các tổ chức nhà nước khác.

    + Nghị quyết của Quốc hội.

    + Pháp lệnh và nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội.

    + Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    + Nghị định của CP, quyết định của thủ tướng CP.

    + VB QPPL của Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

    + Thông tư của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

    + Quyết định của Tổng kiểm toán nhà nước.

    + VB quy định PL liên tịch.

    + Nghị quyết của HDND các cấp, quyết định của UBND các cấp.

    4. Mối quan hệ giữa Luật hành chính và các ngành luật khác:

    Luật hành chính có mối quan hệ mật thiết với nhiều ngành luật trong hệ thống pháp luật. Mối quan hệ này thể hiện qua các quy định và tác động lẫn nhau giữa các ngành luật trong việc giải quyết các vấn đề chung, như quyền và nghĩa vụ của công dân, hoạt động của cơ quan nhà nước, và việc bảo vệ lợi ích cộng đồng.

    Mối quan hệ giữa Luật hành chính với một số ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam:

    • Luật hành chính và Luật Hiến pháp: Luật hành chính thường căn cứ vào Hiến pháp để xác định cơ chế và quyền lực của các cơ quan nhà nước, bảo vệ quyền lợi của công dân trong các quan hệ hành chính.
    • Luật hành chính và Luật đất đai: Luật hành chính điều chỉnh các hành vi hành chính trong quản lý và sử dụng đất đai, giải quyết tranh chấp đất đai liên quan đến hành chính của các cơ quan nhà nước.
    • Luật hành chính và Luật hình sự: Trong khi Luật hình sự xử lý các hành vi vi phạm pháp luật với mức độ nghiêm trọng, Luật hành chính giải quyết các vi phạm hành chính (như xử phạt vi phạm hành chính).

    Hệ thống ngành Luật hành chính Việt Nam:

    Hệ thống ngành Luật hành chính bao gồm các quy định về tổ chức hành chính nhà nước, các quyết định hành chính, hành vi hành chính, và các quan hệ pháp lý giữa các cơ quan nhà nước và công dân, tổ chức.

    Vai trò của Luật hành chính Việt Nam trong quản lý hành chính nhà nước:

    Luật hành chính là công cụ quan trọng trong việc tổ chức và quản lý hành chính nhà nước, bảo vệ quyền lợi công dân và tổ chức trong các mối quan hệ hành chính, bảo đảm trật tự, công bằng trong hoạt động hành chính của nhà nước.

    Khái niệm và các loại nguồn của Luật hành chính Việt Nam:

    Nguồn của luật hành chính bao gồm các văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật, nghị định, quyết định hành chính, thông tư, và các văn bản dưới luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

    Khái niệm, nội dung và đặc điểm của quy phạm pháp luật hành chính:

    Quy phạm pháp luật hành chính là những quy định chung của nhà nước, điều chỉnh các quan hệ hành chính và hành vi hành chính. Quy phạm này có tính bắt buộc, mang tính hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của các cơ quan nhà nước và công dân trong các quan hệ hành chính.

    Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính:

    Cơ cấu của quy phạm pháp luật hành chính bao gồm các yếu tố quy định (điều kiện, hành vi, kết quả), và phần chế tài (hình thức xử lý vi phạm hành chính).

    Phân loại quy phạm pháp luật hành chính:

    Quy phạm pháp luật hành chính có thể được phân loại theo lĩnh vực điều chỉnh (ví dụ: quy phạm trong quản lý đất đai, quản lý thuế, giao thông…) và hình thức xử lý (các quy phạm có tính phạt, giải quyết tranh chấp, hay bảo vệ quyền lợi công dân).

    Hiệu lực quy phạm pháp luật hành chính:

    • Quy phạm pháp luật hành chính có hiệu lực khi được ban hành bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và có tác dụng đối với các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh.

    Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính:

    Việc thực hiện quy phạm pháp luật hành chính bao gồm các hành vi của cơ quan nhà nước và công dân khi thực hiện quyền, nghĩa vụ được quy định trong các văn bản pháp luật hành chính.

    Quan hệ pháp luật hành chính:

    Quan hệ pháp luật hành chính là quan hệ giữa các cơ quan nhà nước và công dân, tổ chức trong việc thực hiện quyền hành chính. Các quan hệ này thường mang tính quyền lực và có tính bắt buộc.

    Cơ sở phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật hành chính:

    Quan hệ pháp luật hành chính có thể phát sinh từ các hành vi hành chính (quyết định hành chính, hợp đồng hành chính), thay đổi khi có sự thay đổi về quyền, nghĩa vụ của các bên, và chấm dứt khi các bên thực hiện đầy đủ nghĩa vụ hoặc có quyết định chấm dứt từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Khái niệm khoa học luật hành chính Việt Nam, đối tượng và phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hành chính:

    • Khoa học luật hành chính nghiên cứu các nguyên tắc, cơ sở lý luận, và các quy phạm pháp luật hành chính, làm rõ vai trò và ảnh hưởng của luật hành chính trong tổ chức và quản lý nhà nước.
    • Phương pháp nghiên cứu của khoa học luật hành chính bao gồm phân tích lý thuyết pháp luật, nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật, so sánh pháp lý.

    Sự khác nhau giữa môn học Luật hành chính và khoa học Luật hành chính:

    • Luật hành chính là ngành luật điều chỉnh các quan hệ pháp lý trong hành chính nhà nước.
    • Khoa học luật hành chính là môn học nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn của ngành luật hành chính, cung cấp cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu và giảng dạy ngành này.

    Khái niệm, bản chất và các đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước Việt Nam:

    • Hoạt động hành chính nhà nước là việc cơ quan nhà nước thực hiện quyền lực hành chính để quản lý, điều hành các công việc liên quan đến đời sống xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, phát triển kinh tế xã hội.
    • Đặc trưng của hoạt động hành chính nhà nước là tính quyền lực, bắt buộc và công ích.

    Phân biệt hoạt động hành chính nhà nước với hoạt động lập pháp, xét xử và kiểm sát:

    • Hoạt động hành chính nhà nước tập trung vào việc quản lý, điều hành công việc của nhà nước và xã hội.
    • Hoạt động lập pháp liên quan đến việc xây dựng và ban hành các văn bản luật.
    • Hoạt động xét xử là việc giải quyết tranh chấp và xử lý vi phạm pháp luật.
    • Hoạt động kiểm sát là việc giám sát việc tuân thủ pháp luật trong quá trình thi hành các quyết định của cơ quan nhà nước.

    Khái niệm và hệ thống các nguyên tắc của hoạt động hành chính nhà nước:

    Các nguyên tắc của hoạt động hành chính nhà nước bao gồm nguyên tắc pháp chế, minh bạch, công bằng, và chuyên nghiệp, nhằm bảo đảm hoạt động hành chính hiệu quả, đúng đắn và phục vụ lợi ích chung của xã hội.

    Một số câu hỏi tự luận môn Luật hành chính khác

    Câu 124: Thủ tục xử lý trách nhiệm kỷ luật theo quy định của pháp luật đối với cán bộ, công chức.

    Câu 125: Khái niệm trách nhiệm vật chất theo luật hành chính.

    Câu 126: Các hình thức phạt chính và phạt bổ sung theo pháp luật hành chính Việt Nam hiện nay. So sánh với pháp luật trước đây các hình thức xử phạt này có thay đổi như thế nào và nêu lý do, ý nghĩa của những thay đổi đó.

    Câu 127: Thủ tục đơn giản trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

    Câu 128: Thủ tục thông thường trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính.

    Câu 129: Bản chất pháp lý của các biện pháp cướng chế hành chính khác áp dụng kèm theo với các biện pháp xử phạp vi phạm hành chính.

    Câu 130: Hình thức phạt tiền trong Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002. Phân biệt với phạt tiền trong luật hình sự, dân sự.

    Câu 131: Hình thức cảnh cáo trong luật hành chính. Phân biệt với cảnh cáo trong luật hình sự, và luật lao động.

    Câu 132: Các biện pháp cưỡng chế nhằm bảo đảm việc xử phạt trong thủ tục xử phạt vi phạm hành chính. Các nguyên tắc nào của trách nhiệm hành chính thể hiện trong các biện pháp đó?

    Câu 133: So sánh Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

    Câu 134: Các cơ quan và cá nhân nào có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Tại sao Luật lại trao cho nhiều cơ quan và cá nhân có quyền xử phạt vi phạm hành chính?

    Câu 136: Giám sát của công dân đối với hoạt động hành chính nhà nước.

    Câu 145: Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan hành chính thẩm quyền chung trong hành chính nhà nước và thanh tra chuyên ngành?

    Câu 146: Phân biệt thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành, thanh tra nhân dân?

    Câu 147: Thẩm quyền của thanh tra chính phủ?

    Câu 148: Tổ chức và thẩm quyền của thanh tra nhân dân?

    Câu 149: Phân biệt thanh tra chính phủ và thanh tra nhân dân?

    Câu 150: Những nội dung chủ yếu của luật khiếu nại, tố cáo và phương hướng hoàn thiện?

    Câu 151: Trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong quản lý hành chính nhà nước là gì?

    Câu 152: Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho cá nhân, tổ chức trong quản lý hành chính được quy định như thế nào?

    Câu 161: Toà án xét xử những quyết định hành chính nào?

    Câu 162: Toà án xét xử khiếu kiện hành chính về hành vi hành chính nào?

    Câu 163: Đặc điểm thủ tục tố tụng của toà hành chính ở nước ta.

    Câu 164: Nêu tóm tắt các nguyên tắc tố tụng hành chính.

    Câu 165: Quyền và nghĩa vụ của người khởi kiện và người bị kiện trong tố tụng hành chính.

    Câu 166: Căn cứ kháng nghị bản án hành chính theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

    Mời bạn xem thêm:

    Đánh giá bài viết

    Để lại một bình luận

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    Bài viết liên quan

    .
    .
    .
    Sơ đồ bài viết