Bạn đang cần ôn tập Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 8? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát nội dung môn Pháp luật đại cương, giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng khám phá ngay!
Link đăng ký khóa học ôn tập môn Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 8
Câu 1: Khả năng chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước quy định, gọi là?
A. Khả năng pháp lý
B. Năng lực pháp luật
C. Năng lực hành vi
D. Bao gồm các đáp án
Câu 2: Khả năng Nhà nước thừa nhận cho chủ thể bằng hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ pháp lý, gọi là?
A. Khả năng hành vi
B. Năng lực pháp luật
C. Năng lực hành vi
D. Năng lực pháp lý
Câu 3: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính không tách rời của mỗi cá nhân, đều do Nhà nước thừa nhận cho họ nên gọi là?
A. Thuộc tính tự nhiên
B. Năng lực pháp lý
C. Thuộc tính pháp lý
D. Bao gồm các đáp án
Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi
B. Năng lực hành vi đầy đủ chỉ có ở những chủ thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định
C. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính tự nhiên của mỗi cá nhân, có sẵn khi cá nhân sinh ra
D. Năng lực chủ thể pháp luật luôn mang tính giai cấp
Câu 5: Chủ thể phổ biến nhất tham gia vào quan hệ pháp luật là?
A. Cá nhân
B. Pháp nhân
C. Tổ chức
D. Hộ gia đình
Câu 6: Quá trình hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, gọi là?
A. Áp dụng pháp luật
B. Thực thi pháp luật
C. Thực hiện pháp luật
D. Thi hành pháp luật
Câu 7: Hãy xác định khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể rất phong phú, đa dạng
B. Chủ thể thực hiện pháp luật biểu hiện bằng hành vi hành động hoặc không hành động
C. Việc thực hiện pháp luật biểu hiện bằng hành vi hành động hoặc không hành động, hành vi hợp pháp hoặc không hợp pháp
D. Quá trình thực hiện pháp luật thể hiện nhận thức và thái độ của chủ thể trước pháp luật
Câu 8: Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp?
A. Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Khi cần có sự tham gia của Nhà nước để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể pháp luật.
C. Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên không tự giải quyết được.
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 9: Có…… hình thức thực hiện pháp luật, bao gồm?
A. 4 – Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật
B. 4 – Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật
C. 4 – Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật
D. 4 – Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật
Câu 10: Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm, đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân theo pháp luật
B. Chấp hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Tuân thủ và chấp hành pháp luật
Câu 11: Loại quy phạm pháp luật nào được thực hiện trong hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Cho phép
B. Ngăn ngừa
C. Cấm đoán
D. Bắt buộc
Câu 12: Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính?
A. Chủ động
B. Bất động
C. Thụ động
D. Năng động
Câu 13: So với tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính?
A. Biến động
B. Bất động
C. Chủ động
D. Bị động
Câu 14: Khẳng định nào sai khi nghiên cứu về hình thức thi hành pháp luật?
A. Việc thi hành pháp luật phụ thuộc chủ thể muốn hay không mong muốn thực hiện
B. Tương ứng với hình thức thi hành pháp luật, có loại quy phạm pháp luật bắt buộc
C. Chủ thể thực hiện pháp luật mang tính tích cực, chủ động
D. Thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực
Câu 15: Khẳng định nào sai khi nghiên cứu về hình thức sử dụng pháp luật?
A. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền pháp luật quy định
B. Tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật là loại quy phạm pháp luật bắt buộc
C. Việc sử dụng pháp luật phụ thuộc rất lớn vào năng lực hành vi của chủ thể
D. Chủ thể sử dụng pháp luật để hiện thực hóa các quyền và lợi ích của mình được pháp luật cho phép
Câu 16: Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành bởi?
A. Tất cả các chủ thể
B. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
C. Công dân, người nước ngoài
D. Các tổ chức tôn giáo
Câu 17: Các thuộc tính của pháp luật là:
A. Tính bắt buộc chung (hay tính quy phạm phổ biến)
B. Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
C. Tính được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 18: Khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Chỉ có Nhà nước mới có quyền ban hành pháp luật để quản lý xã hội.
B. Không chỉ nhà nước mà cả TCXH cũng có quyền ban hành pháp luật.
C. TCXH chỉ có quyền ban hành pháp luật khi được nhà nước trao quyền.
D. Cả A và C
Câu 19: Hiệu lực về không gian của VBQPPL Việt Nam được hiểu là:
A. Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam trừ đi phần lãnh thổ của đại sứ quán nước ngoài và phần không gian trên tàu bè nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
B. Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và phần lãnh thổ trong sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, phần không gian trên tàu bè mang quốc tịch Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài.
C. Khoảng không gian trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và phần lãnh thổ trong sứ quán Việt Nam tại nước ngoài, phần không gian trên tàu bè mang quốc tịch Việt Nam đang hoạt động ở nước ngoài, nhưng trừ đi phần lãnh thổ của đại sứ quán nước ngoài, phần không gian trên tàu bè nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
D. Cả A, B và C đều sai
Câu 20: QPPL là cách xử sự do nhà nước quy định để:
A. Áp dụng cho một lần duy nhất và hết hiệu lực sau lần áp dụng đó.
B. Áp dụng cho một lần duy nhất và vẫn còn hiệu lực sau lần áp dụng đó.
C. Áp dụng cho nhiều lần và vẫn còn hiệu lực sau những lần áp dụng đó.
D. Áp dụng cho nhiều lần và hết hiệu lực sau những lần áp dụng đó.
Câu 21: Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức là thuộc tính (đặc trưng) của:
A. Quy phạm đạo đức
B. Quy phạm tập quán
C. QPPL
D. Quy phạm tôn giáo
Câu 22: Thỏa ước lao động tập thể là văn bản được ký kết giữa:
A. Người lao động và người sử dụng lao động
B. Người sử dụng lao động và đại diện người lao động
C. Người lao động và đại diện người lao động
D. Cả A, B và C
Câu 23: Chức năng của pháp luật:
A. Chức năng lập hiến và lập pháp
B. Chức năng giám sát tối cao
C. Chức năng điều chỉnh các QHXH
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 24: Chủ thể của QHPL là:
A. Bất kỳ cá nhân, tổ chức nào trong một nhà nước.
B. Cá nhân, tổ chức được nhà nước công nhận có khả năng tham gia vào các QHPL.
C. Cá nhân, tổ chức cụ thể có được những quyền và mang những nghĩa vụ pháp lý nhất định được chỉ ra trong các QHPL cụ thể.
D. Cả A, B và C
Câu 25: Khẳng định nào đúng:
A. QPPL mang tính bắt buộc chung.
B. Các quy phạm xã hội không phải là QPPL cũng mang tính bắt buộc chung.
C. Các quy phạm xã hội không phải là QPPL cũng mang tính bắt buộc nhưng không mang tính bắt buộc chung.
D. Cả A và C
Câu 26: Xét về độ tuổi, người có NLHV dân sự đầy đủ:
A. Từ đủ 16 tuổi
B. Từ đủ 18 tuổi
C. Từ đủ 21 tuổi
D. Từ đủ 25 tuổi
Mời bạn xem thêm: