Bạn đang tìm kiếm Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 7 để ôn tập và kiểm tra kiến thức? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát nội dung môn Pháp luật đại cương, giúp bạn hệ thống hóa kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng tham khảo ngay!
Link đăng ký khóa học ôn tập môn Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 7
Câu 1: Hành vi nào sau đây không là hành vi vi phạm pháp luật?
A. Anh A chia tay người yêu
B. A ngược đãi cha mẹ
C. A ép buộc con gái kết hôn
D. A hành hung vợ
Câu 2: Những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật gọi là?
A. Mặt khách quan của vi phạm pháp luật
B. Dấu hiệu của vi phạm pháp luật
C. Hành vi vi phạm pháp luật
D. Hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật
Câu 3: Các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm?
A. Chủ thể, mặt khách thể, mặt khách quan, chủ quan
B. Chủ thể, khách thể, mặt khách quan, mặt chủ quan
C. Chủ thể, chủ quan, khách thể, khách quan
D. Chủ thể, mặt chủ quan, khách thể, khách quan
Câu 4: Mặt khách quan của hành vi vi phạm pháp luật bao gồm?
A. Hành vi trái pháp luật và hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra
B. Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại gây ra cho xã hội
C. Thời gian, địa điểm, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
D. Bao gồm các đáp án
Câu 5: Những biểu hiện, diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật gọi là?
A. Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
B. Nhận thức, thái độ của chủ thể
C. Chủ thể vi phạm pháp luật
D. Bao gồm các đáp án
Câu 6: Các yếu tố thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật bao gồm?
A. Lỗi, động cơ, mục đích
B. Lỗi, động cơ, kết quả
C. Lỗi, động cơ, mục tiêu
D. Các đáp án đều sai
Câu 7: Khẳng định nào sai khi nghiên cứu về mặt chủ quan của vi phạm pháp luật?
A. Chỉ khi nào hành vi trái pháp luật được chủ thể thực hiện một cách cố ý thì mới có thể là hành vi vi phạm pháp luật
B. Lỗi là một trong những căn cứ để xác định mức độ trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
C. Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật mà mình đã thực hiện và hậu quả do hành vi gây ra
D. Động cơ là cái thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
Câu 8: Khẳng định nào đúng khi nghiên cứu về mặt chủ quan của vi phạm pháp luật?
A. Tùy thuộc vào trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với chủ thể để xác định lỗi của chủ thể vi phạm pháp luật
B. Mục đích của hành vi vi phạm pháp luật là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật
C. Mục đích là cái mốc đạt đến của chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
D. Lỗi là thái độ tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật mà mình đã thực hiện
Câu 9: Chọn đáp án phù hợp: Chủ thể vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có…… đã thực hiện hành vi vi phạm pháp luật?
A. Khả năng
B. Năng lực pháp lý
C. Năng lực trách nhiệm pháp lý
D. Năng lực hành vi
Câu 10: Chọn đáp án phù hợp: Khách thể của vi phạm pháp luật là những…… được pháp luật xác lập, bảo vệ nhưng đã bị xâm hại bởi hành vi vi phạm pháp luật?
A. Quan hệ pháp luật
B. Quan hệ tài sản
C. Quan hệ xã hội
D. Đối tượng
Câu 11: Xác định đáp án sai trong các khẳng định sau?
A. Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật xác lập, bảo vệ nhưng đã bị xâm hại bởi hành vi vi phạm pháp luật
B. Cá nhân không có năng lực trách nhiệm pháp lý thì không trở thành chủ thể của vi phạm pháp luật
C. Tính chất và tầm quan trọng của khách thể bị xâm hại không liên quan đến việc xác định trách nhiệm pháp lý của chủ thể đã vi phạm pháp luật
D. Khách thể của vi phạm pháp luật là yếu tố bắt buộc trong mọi cấu thành vi phạm pháp luật
Câu 12: Nguyên nhân của vi phạm pháp luật?
A. Mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất
B. Tàn dư, tập tục đã lỗi thời của xã hội cũ còn rơi rớt lại
C. Trình độ dân trí và ý thức pháp luật thấp của nhiều tầng lớp dân cư
D. Tất cả các phương án đều đúng
Câu 13: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm thuộc về cá nhân người phạm tội, phải do chính họ gánh chịu một cách trực tiếp, chứ không thể chuyển hay ủy thác cho người khác
B. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm thuộc về cá nhân người phạm tội, họ có thể chuyển hay ủy thác cho người khác thực hiện
C. Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm thuộc về cá nhân người phạm tội, họ có thể chuyển hay ủy thác cho người khác thực hiện khi được Tòa án cho phép
D. Tất cả các phương án đều sai
Câu 14: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có vi phạm pháp luật mới phải chịu trách nhiệm pháp lý
B. Các vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, vi phạm quy tắc tôn giáo, vi phạm tập quán… đều phải chịu trách nhiệm pháp lý
C. Cả a và b đều đúng
D. Cả a và b đều sai
Câu 15: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với cá nhân thực hiện hành vi phạm tội
B. Trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với tổ chức thực hiện hành vi phạm tội
C. Trách nhiệm hình sự vừa áp dụng đối với cá nhân, vừa áp dụng đối với tổ chức có hành vi phạm tội
D. Tất cả các phương án đều sai
Câu 16: Vi phạm pháp luật hình sự là hành vi vi phạm nguy hiểm cho xã hội được quy định trong?
A. Pháp luật của Nhà nước
B. Văn bản quy phạm pháp luật
C. Bộ luật Hình sự
D. Quy phạm pháp luật
Câu 17: Vi phạm pháp luật hình sự còn được gọi là?
A. Tội trạng
B. Tội danh
C. Tội phạm
D. Các đáp án đều đúng
Câu 18: Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến các?
A. Quy tắc xử sự
B. Quy phạm pháp luật
C. Quy tắc quản lý Nhà nước
D. Quy định pháp luật
Câu 19: Chọn đáp án phù hợp: Vi phạm pháp luật dân sự là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện, xâm phạm đến các….. được pháp luật….. điều chỉnh?
A. Quan hệ xã hội – pháp luật
B. Quan hệ pháp luật – tác động
C. Quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân – dân sự
D. Quan hệ tài sản và quan hệ thân nhân – dân sự
Câu 20: Yếu tố không thuộc mặt chủ quan của vi phạm pháp luật?
A. Đối tượng của hành vi vi phạm pháp luật
B. Lỗi
C. Động cơ
D. Mục đích
Câu 21: Chọn đáp án đúng: ….. là loại trách nhiệm pháp lý nghiêm khắc nhất, do ….. áp dụng cho chủ thể đã thực hiện hành vi phạm tội?
A. Trách nhiệm pháp lý hình sự – Tòa án
B. Trách nhiệm pháp lý hình sự – Viện Kiểm sát
C. Trách nhiệm pháp lý hình sự – Công an
D. Trách nhiệm pháp lý hình sự – Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Câu 22: Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: ….. do ….. áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật dân sự?
A. Trách nhiệm pháp lý dân sự – Tòa án
B. Trách nhiệm pháp lý hình sự – Viện Kiểm sát
C. Trách nhiệm pháp lý dân sự – Công an
D. Trách nhiệm pháp lý dân sự – Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Câu 23: Chọn đáp án đúng cho chỗ trống trong câu sau: ….. do ….. áp dụng đối với cá nhân, tổ chức đã vi phạm pháp luật hành chính?
A. Trách nhiệm pháp lý hành chính – Tòa án
B. Trách nhiệm pháp lý hành chính – Viện Kiểm sát
C. Trách nhiệm pháp lý hành chính – Công an
D. Trách nhiệm pháp lý hành chính – Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
Câu 24: Pháp luật hình sự có tính chất gì?
A. Công nhận quyền tự do của cá nhân
B. Phân định hành vi hợp pháp và hành vi trái pháp luật
C. Bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ lợi ích cộng đồng
D. Phân định quyền lợi cho người dân
Câu 25: Pháp luật hành chính được áp dụng khi nào?
A. Khi có hành vi vi phạm hợp đồng dân sự
B. Khi có hành vi xâm hại tài sản cá nhân
C. Khi có hành vi vi phạm các quy định về quản lý nhà nước
D. Khi có hành vi xâm phạm quyền lợi cá nhân
Câu 26: Chọn câu trả lời đúng: Pháp luật là hệ thống quy tắc, được Nhà nước bảo vệ và có tính bắt buộc thi hành đối với mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội, mà ai cũng phải tuân thủ để bảo vệ?
A. Trật tự xã hội và lợi ích cộng đồng
B. Quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế
C. Các quyền tự do của công dân
D. Quyền lợi quốc gia
Câu 27: Khách thể của vi phạm pháp luật là gì?
A. Mối quan hệ xã hội không hợp pháp
B. Các mối quan hệ xã hội bị tổn hại
C. Các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
D. Quan hệ hợp đồng
Câu 28: Trách nhiệm hình sự là gì?
A. Trách nhiệm phải chịu hình thức phạt tiền
B. Trách nhiệm phải chịu hình thức tù hoặc án treo
C. Trách nhiệm phải chịu hình thức phạt tù hoặc những hình phạt khác do Tòa án áp dụng
D. Trách nhiệm phải đền bù thiệt hại cho xã hội
Câu 29: Lỗi trong hành vi vi phạm pháp luật là gì?
A. Cố ý hoặc vô ý thực hiện hành vi trái pháp luật
B. Tính chất nhẹ của hành vi vi phạm
C. Là thái độ của chủ thể đối với hành vi vi phạm pháp luật của mình
D. Hậu quả gây ra cho xã hội
Câu 30: Khi xác định lỗi của một người trong hành vi vi phạm pháp luật, cần căn cứ vào?
A. Tính chất hành vi
B. Thái độ và nhận thức của người đó
C. Mức độ thiệt hại
D. Quy mô hành vi
Mời bạn xem thêm: