fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 6

Bạn đang cần ôn tập Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 6? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát nội dung môn Pháp luật đại cương, giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng khám phá ngay!

Link đăng ký khóa học ôn tập môn Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 6

Câu 1: Khả năng chủ thể có quyền hoặc có nghĩa vụ pháp lý do Nhà nước quy định, gọi là?
A. Khả năng pháp lý
B. Năng lực pháp luật
C. Năng lực hành vi
D. Bao gồm các đáp án

Câu 2: Khả năng Nhà nước thừa nhận cho chủ thể bằng hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện quyền hoặc nghĩa vụ pháp lý, gọi là?
A. Khả năng hành vi
B. Năng lực pháp luật
C. Năng lực hành vi
D. Năng lực pháp lý

Câu 3: Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính không tách rời của mỗi cá nhân, đều do Nhà nước thừa nhận cho họ nên gọi là?
A. Thuộc tính tự nhiên
B. Năng lực pháp lý
C. Thuộc tính pháp lý
D. Bao gồm các đáp án

Câu 4: Khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lực pháp luật là tiền đề của năng lực hành vi
B. Năng lực hành vi đầy đủ chỉ có ở những chủ thể đáp ứng đầy đủ các điều kiện do pháp luật quy định
C. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi là những thuộc tính tự nhiên của mỗi cá nhân, có sẵn khi cá nhân sinh ra
D. Năng lực chủ thể pháp luật luôn mang tính giai cấp

Câu 5: Chủ thể phổ biến nhất tham gia vào quan hệ pháp luật là?
A. Cá nhân
B. Pháp nhân
C. Tổ chức
D. Hộ gia đình

Câu 6: Quá trình hoạt động có mục đích nhằm đưa pháp luật vào cuộc sống, trở thành hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật, gọi là?
A. Áp dụng pháp luật
B. Thực thi pháp luật
C. Thực hiện pháp luật
D. Thi hành pháp luật

Câu 7: Hãy xác định khẳng định nào sau đây là sai?
A. Hành vi thực hiện pháp luật của chủ thể rất phong phú, đa dạng
B. Chủ thể thực hiện pháp luật biểu hiện bằng hành vi hành động hoặc không hành động
C. Việc thực hiện pháp luật biểu hiện bằng hành vi hành động hoặc không hành động, hành vi hợp pháp hoặc không hợp pháp
D. Quá trình thực hiện pháp luật thể hiện nhận thức và thái độ của chủ thể trước pháp luật

Câu 8: Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành trong các trường hợp?
A. Khi cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế Nhà nước đối với những chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật.
B. Khi cần có sự tham gia của Nhà nước để làm phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể pháp luật.
C. Khi xảy ra tranh chấp về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các bên tham gia quan hệ pháp luật mà các bên không tự giải quyết được.
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 9: Có…… hình thức thực hiện pháp luật, bao gồm?
A. 4 – Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, thi hành pháp luật, áp dụng pháp luật
B. 4 – Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật
C. 4 – Tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật
D. 4 – Tuân theo pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật

Câu 10: Các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hành vi mà pháp luật ngăn cấm, đây là hình thức thực hiện pháp luật nào?
A. Tuân theo pháp luật
B. Chấp hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Tuân thủ và chấp hành pháp luật

Câu 11: Loại quy phạm pháp luật nào được thực hiện trong hình thức tuân thủ pháp luật?
A. Cho phép
B. Ngăn ngừa
C. Cấm đoán
D. Bắt buộc

Câu 12: Tuân thủ pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính?
A. Chủ động
B. Bất động
C. Thụ động
D. Năng động

Câu 13: So với tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật mang tính?
A. Biến động
B. Bất động
C. Chủ động
D. Bị động

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 6
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 6

Câu 14: Khẳng định nào sai khi nghiên cứu về hình thức thi hành pháp luật?
A. Việc thi hành pháp luật phụ thuộc chủ thể muốn hay không mong muốn thực hiện
B. Tương ứng với hình thức thi hành pháp luật, có loại quy phạm pháp luật bắt buộc
C. Chủ thể thực hiện pháp luật mang tính tích cực, chủ động
D. Thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực

Câu 15: Khẳng định nào sai khi nghiên cứu về hình thức sử dụng pháp luật?
A. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền pháp luật quy định
B. Tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật là loại quy phạm pháp luật bắt buộc
C. Việc sử dụng pháp luật phụ thuộc rất lớn vào năng lực hành vi của chủ thể
D. Chủ thể sử dụng pháp luật để hiện thực hóa các quyền và lợi ích của mình được pháp luật cho phép

Câu 16: Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành bởi?
A. Tất cả các chủ thể
B. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
C. Công dân, người nước ngoài
D. Các tổ chức tôn giáo

Câu 17: Quyết định áp dụng pháp luật?
A. Nội dung phải đúng thẩm quyền cơ quan và người ký (ban hành) phải là người có thẩm quyền ký
B. Phải phù hợp với văn bản của cấp trên
C. Phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân
D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 18: Hoạt động áp dụng pháp luật?
A. Là hoạt động mang tính cá biệt – cụ thể và không thể hiện quyền lực Nhà nước
B. Là hoạt động không mang tính cá biệt – cụ thể nhưng thể hiện quyền lực Nhà nước
C. Là hoạt động vừa mang tính cá biệt – cụ thể, vừa thể hiện quyền lực Nhà nước
D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 19: Văn bản áp dụng pháp luật được ban hành trong hoạt động?
A. Hành vi trái pháp luật của xã hội cũ
B. Hiện tượng xã hội
C. Hiện tượng chủ quan
D. Hiện tượng nhất thời

Câu 20: Hành vi trái pháp luật nào sau đây là dạng hành vi không hành động?
A. Giúp người khác tự sát
B. Tàng trữ vũ khí
C. Không tố giác người phạm tội
D. Môi giới mại dâm

Câu 21: Ông A vận chuyển gia cầm bị bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài?
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Hành chính
D. Kỷ luật

Câu 22: Hãy xác định câu sai?
A. Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người, hành vi đó đã thể hiện ra thực tế khách quan
B. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực pháp luật
C. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ
D. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có lỗi

Câu 23: Hãy xác định câu sai?
A. Quy phạm pháp luật là hành vi xác định của con người, hành vi đó đã thể hiện ra thực tế khách quan
B. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
C. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ
D. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có lỗi

Câu 24: Chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý khi có đủ điều kiện sau?
A. Đạt độ tuổi do pháp luật quy định, có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi
B. Đạt độ tuổi do pháp luật quy định, có năng lực pháp luật
C. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
D. Từ 18 tuổi trở lên và có trí óc bình thường

Câu 25: Các hành vi sau đều trái pháp luật, ngoại trừ?
A. Tổ chức đánh bạc
B. Đổ rác thải xuống kênh rạch
C. Không thực hiện nghĩa vụ quân sự
D. Không cho bạn mượn xe đạp

Câu 26: Hãy xác định câu sai?
A. Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người, hành vi đó đã thể hiện ra thực tế khách quan
B. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có năng lực trách nhiệm pháp lý
C. Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và bảo vệ
D. Chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải có lỗi

Câu 27: Khẳng định nào sai khi nghiên cứu về hình thức thi hành pháp luật?
A. Việc thi hành pháp luật phụ thuộc chủ thể muốn hay không mong muốn thực hiện
B. Tương ứng với hình thức thi hành pháp luật, có loại quy phạm pháp luật bắt buộc
C. Chủ thể thực hiện pháp luật mang tính tích cực, chủ động
D. Thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật phải thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực

Câu 28: Khẳng định nào sai khi nghiên cứu về hình thức sử dụng pháp luật?
A. Chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền pháp luật quy định
B. Tương ứng với hình thức sử dụng pháp luật là loại quy phạm pháp luật bắt buộc
C. Việc sử dụng pháp luật phụ thuộc rất lớn vào năng lực hành vi của chủ thể
D. Chủ thể sử dụng pháp luật để hiện thực hóa các quyền và lợi ích của mình được pháp luật cho phép

Câu 29: Hoạt động áp dụng pháp luật được tiến hành bởi?
A. Tất cả các chủ thể
B. Các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
C. Công dân, người nước ngoài
D. Các tổ chức tôn giáo

Câu 30: Quyết định áp dụng pháp luật?
A. Nội dung phải đúng thẩm quyền cơ quan và người ký (ban hành) phải là người có thẩm quyền ký
B. Phải phù hợp với văn bản của cấp trên
C. Phải phù hợp với lợi ích của Nhà nước và lợi ích hợp pháp của công dân
D. Tất cả các phương án đều đúng

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.