fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 5

Bạn đang tìm kiếm Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 5 để ôn tập và kiểm tra kiến thức? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát nội dung môn Pháp luật đại cương, giúp bạn hệ thống hóa kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng tham khảo ngay!

Link đăng ký khóa học ôn tập môn Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 5

Câu 1: Trường hợp Chính phủ ban hành một Nghị định mới thay thế cho một Nghị định đã được ban hành trước đó thì Nghị định đã ban hành trước đây sẽ:
A. Phát sinh hiệu lực
B. Tiếp tục có hiệu lực
C. Chấm dứt hiệu lực
D. Ngưng hiệu lực

Câu 2: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật được Nhà nước thừa nhận và áp dụng phổ biến
B. Hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật cho phép quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý
C. Trong mọi trường hợp đều không áp dụng hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật
D. Trong những trường hợp thật cần thiết, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo XHCN, Nhà nước cho phép sử dụng hiệu lực hồi tố trong một số quy phạm cụ thể

Câu 3: Một hệ thống pháp luật hoàn thiện được xác định dựa trên các tiêu chí nào?
A. Tính thống nhất, tính toàn diện, tính phù hợp
B. Tính toàn diện, tính đồng bộ, tính phù hợp, trình độ kỹ thuật pháp lý cao
C. Tính đầy đủ, tính hợp lý, tính thống nhất, trình độ kỹ thuật pháp lý cao
D. Cả a, c đều đúng

Câu 4: Những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các chủ thể có những quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định, các quan hệ này là?
A. Quan hệ pháp luật
B. Quan hệ xã hội
C. Quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ gia đình
D. Quan hệ chính trị

Câu 5: Quan hệ pháp luật là?
A. Quan hệ nảy sinh trong xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh
B. Quan hệ xã hội
C. Những quan hệ phát sinh khi có hành vi vi phạm pháp luật xảy ra
D. Quan hệ kinh tế, quan hệ chính trị, quan hệ gia đình

Câu 6: Quan hệ pháp luật là hình thức đặc biệt của?
A. Quan hệ lao động
B. Quan hệ xã hội
C. Quy phạm pháp luật
D. Quan hệ chính trị

Câu 7: Quan hệ xã hội và quan hệ pháp luật có điểm giống nhau là?
A. Đều là những quan hệ được pháp luật điều chỉnh
B. Đều là những quan hệ nảy sinh trong đời sống xã hội
C. Đều là những quan hệ nảy sinh trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 8: Để quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật cần phải có?
A. Quy phạm pháp luật và sự kiện pháp lý
B. Quyền và nghĩa vụ quy định trong quy phạm pháp luật
C. Chủ thể và khách thể quan hệ pháp luật
D. Sự điều chỉnh của pháp luật

Câu 9: Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật?
A. Quan hệ tình yêu nam nữ
B. Quan hệ vợ chồng
C. Quan hệ bạn bè
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 10: Đặc điểm của quan hệ pháp luật là?
A. Các quan hệ trong cuộc sống
B. Quan hệ mang tính ý chí
C. Các quan hệ trong sản xuất và kinh doanh
D. Quan hệ do Nhà nước quy định

Câu 11: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội có ý chí, ý chí đó là của?
A. Nhà nước
B. Nhà nước và các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
C. Cá nhân và tổ chức
D. Các đáp án đều sai

Câu 12: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi?
A. Nhà nước
B. Pháp luật
C. Quy tắc tôn giáo
D. Nghị quyết của Đảng

Câu 13: Quy phạm pháp luật chỉ có thể làm nảy sinh quan hệ pháp luật giữa các chủ thể khi gắn liền với?
A. Nhà nước
B. Sự kiện pháp lý
C. Nghĩa vụ pháp lý
D. Bao gồm các đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 5
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 5

Câu 14: Quan hệ pháp luật phát sinh, thay đổi, chấm dứt dưới tác động của?
A. Quy phạm pháp luật
B. Năng lực chủ thể
C. Sự kiện pháp lý
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 15: Nội dung của quan hệ pháp luật được thể hiện?
A. Chủ thể tham gia thực hiện quyền theo quy định của pháp luật
B. Chủ thể tham gia là các cá nhân hoặc tổ chức có đủ tư cách pháp lý
C. Chủ thể tham gia có những quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định
D. Chủ thể tham gia phải thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Câu 16: Một cá nhân trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật cần phải?
A. Thực hiện nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định
B. Không mắc bệnh tâm thần
C. Có năng lực pháp luật và năng lực hành vi
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 17: Cấu trúc pháp lý của một quan hệ pháp luật gồm các yếu tố cơ bản như sau?
A. Quyền và nghĩa vụ của các bên
B. Chủ thể, khách thể và nội dung
C. Năng lực pháp luật và năng lực hành vi
D. Bao gồm cả a, b, c

Câu 18: Chủ thể của quan hệ pháp luật là?
A. Nhà nước, tất cả mọi cá nhân và tổ chức trong xã hội
B. Những tổ chức có tiềm lực kinh tế
C. Cá nhân hay tổ chức có năng lực chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật
D. Những cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên và có trí óc bình thường

Câu 19: Năng lực pháp luật của cá nhân xuất hiện từ khi?
A. Cá nhân đủ 18 tuổi
B. Cá nhân sinh ra
C. Cá nhân tham gia vào quan hệ pháp luật
D. Cá nhân có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình

Câu 20: Khi nghiên cứu về năng lực chủ thể quan hệ pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là sai?
A. Năng lực pháp luật là tiền đề cho năng lực hành vi
B. Năng lực pháp luật là khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định
C. Năng lực pháp luật của người thành niên thì rộng hơn người chưa thành niên
D. Y là đúng

Câu 21: Cá nhân có năng lực pháp luật thì cũng có năng lực hành vi?
A. Cá nhân có năng lực hành vi thì cũng có năng lực pháp luật
B. Cá nhân không có năng lực hành vi thì cũng không có năng lực pháp luật
C. Cả a, b, c đều đúng

Câu 22: Năng lực hành vi của cá nhân chỉ xuất hiện khi?
A. Cá nhân đủ 18 tuổi, không mắc bệnh tâm thần
B. Cá nhân đủ 16 tuổi, có trí óc bình thường
C. Cá nhân đã đến độ tuổi nhất định và có những điều kiện nhất định
D. Được Nhà nước quy định

Câu 23: Một tổ chức có tư cách pháp nhân khi có điều kiện?
A. Được thành lập hợp pháp, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ
B. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác
C. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 24: Khi nghiên cứu về chủ thể quan hệ pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Tất cả mọi cá nhân đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
B. Tất cả mọi tổ chức đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
C. Tất cả mọi cá nhân và tổ chức có đủ những điều kiện do pháp luật quy định đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật
D. Tất cả các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân trong xã hội đều có thể trở thành chủ thể của quan hệ pháp luật

Câu 25: Khi nghiên cứu về quyền chủ thể trong quan hệ pháp luật, thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Khả năng được lựa chọn những xử sự theo ý muốn chủ quan của mình
B. Khả năng yêu cầu các chủ thể khác thực hiện nghĩa vụ để bảo đảm việc thực hiện quyền của mình
C. Khả năng yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền của mình khi bị phía chủ thể bên kia vi phạm
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 26: Nghĩa vụ pháp lý của chủ thể quan hệ pháp luật là?
A. Khả năng yêu cầu các chủ thể khác thực hiện nghĩa vụ đối với mình
B. Quyền thực hiện những hành vi mà pháp luật không cấm
C. Trách nhiệm thực hiện những hành vi mà pháp luật quy định đối với mình
D. Quyền thực hiện các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật

Câu 27: Chức năng của quan hệ pháp luật là?
A. Đảm bảo công bằng và công lý trong xã hội
B. Thúc đẩy quyền lợi cá nhân và tập thể
C. Điều chỉnh hành vi của các chủ thể trong xã hội
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 28: Sự kiện pháp lý là những sự kiện xảy ra?
A. Từ hành vi xử sự của con người
B. Từ thực tiễn đời sống xã hội
C. Trong thực tiễn đời sống mà sự xuất hiện hay mất đi của nó được pháp luật gắn với việc hình thành, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 29: Khi nghiên cứu về chủ thể quan hệ pháp luật thì khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Mọi cá nhân đều có năng lực pháp lý từ khi sinh ra
B. Mọi tổ chức đều có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật
C. Mọi cá nhân và tổ chức có đủ năng lực pháp lý đều có thể trở thành chủ thể quan hệ pháp luật
D. Mọi tổ chức phải có giấy chứng nhận pháp lý mới có thể tham gia quan hệ pháp luật

Câu 30: Khi nghiên cứu về chủ thể trong quan hệ pháp luật thì điều nào sau đây là đúng?
A. Chủ thể quan hệ pháp luật chỉ có thể là cá nhân, không thể là tổ chức
B. Chủ thể quan hệ pháp luật chỉ có thể là tổ chức, không thể là cá nhân
C. Tổ chức không thể có quyền, nghĩa vụ pháp lý riêng biệt
D. Cả cá nhân và tổ chức đều có thể là chủ thể trong quan hệ pháp luật nếu có năng lực pháp lý và hành vi

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.