Bạn đang cần ôn tập Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 4? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát nội dung môn Pháp luật đại cương, giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng khám phá ngay!
Link đăng ký khóa học ôn tập môn Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 4
Câu 1: Đặc điểm khác biệt nhất của quy phạm pháp luật so với các quy phạm xã hội khác là?
A. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung
B. Quy phạm pháp luật có tính hệ thống
C. Quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện
D. Nội dung của quy phạm pháp luật quy định quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh
Câu 2: Cấu trúc pháp lý của một quy phạm pháp luật thông thường gồm có các bộ phận?
A. Giả định
B. Quy định
C. Chế tài
D. Bao gồm các đáp án
Câu 3: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: …..của quy phạm pháp luật chứa đựng mệnh lệnh của Nhà nước?
A. Bộ phận giả định
B. Bộ phận quy định
C. Bộ phận chế tài
D. Bộ phận quy định và bộ phận chế tài
Câu 4: Những điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong thực tế cuộc sống mà Nhà nước dự liệu và dùng pháp luật tác động, được ghi nhận tại bộ phận….. của quy phạm pháp luật?
A. Giả định
B. Giả thuyết
C. Quy định
D. Giả định và quy định
Câu 5: Bộ phận nào sau đây không thể thiếu trong một quy phạm pháp luật?
A. Bộ phận giả định và bộ phận chế tài
B. Bộ phận giả định
C. Bộ phận quy định
D. Bộ phận chế tài
Câu 6: Trong một quy phạm pháp luật, bộ phận quan trọng nhất là?
A. Bộ phận quy định và bộ phận chế tài
B. Bộ phận giả định
C. Bộ phận quy định
D. Bộ phận chế tài
Câu 7: Bộ phận nào của quy phạm pháp luật nhằm bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh?
A. Giả định
B. Quy định
C. Chế tài
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 8: Giới hạn Nhà nước đưa ra cho phép, cấm đoán, bắt buộc các chủ thể thực hiện hành vi hoặc tiến hành một công việc nhất định được ghi nhận tại bộ phận….. của quy phạm pháp luật?
A. Giả định
B. Chế định
C. Quy định
D. Chế tài
Câu 9: Giả định nêu lên nhiều điều kiện, hoàn cảnh và giữa chúng có mối liên hệ với nhau, gọi là?
A. Giả định đơn giản
B. Giả định phức hợp
C. Giả định phức tạp
D. Giả thuyết phức tạp
Câu 10: Những biện pháp cưỡng chế Nhà nước dự liệu áp dụng đối với chủ thể không thực hiện đúng pháp luật được ghi nhận tại bộ phận….. của quy phạm pháp luật?
A. Giả định
B. Quy định
C. Chế định
D. Chế tài
Câu 11: Một quy phạm pháp luật thông thường cấu trúc gồm có các bộ phận?
A. Giả định, chế định, chế tài
B. Giả thuyết, quy định, chế tài
C. Giả định, chế tài
D. Giả định, quy định, chế tài
Câu 12: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: …..là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật và được thể hiện trong các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành?
A. Quan hệ pháp luật
B. Quy phạm pháp luật
C. Hệ thống pháp luật
D. Ngành luật
Câu 13: Cấu trúc của hệ thống pháp luật được thể hiện?
A. Cấu trúc bên trong gồm: quy phạm pháp luật, chế định pháp luật và ngành luật
B. Cấu trúc bên trong và hình thức biểu hiện bên ngoài
C. Hệ thống các văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 14: Cấu trúc bên trong của hệ thống pháp luật được hợp thành từ những yếu tố nào?
A. Quy phạm pháp luật
B. Chế định pháp luật
C. Ngành luật
D. Bao gồm cả a, b, c
Câu 15: Hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật là?
A. Các quy phạm pháp luật
B. Các loại văn bản luật
C. Các văn bản quy phạm pháp luật
D. Các ngành luật
Câu 16: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: …..là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên hệ thống pháp luật?
A. Ngành luật
B. Văn bản pháp luật
C. Chế định pháp luật
D. Quy phạm pháp luật
Câu 17: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: …..là một nhóm các quy phạm pháp luật có đặc điểm chung, cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất?
A. Ngành luật
B. Chế định pháp luật
C. Quan hệ pháp luật
D. Quy phạm pháp luật
Câu 18: Chọn phương án đúng nhất điền vào chỗ trống: …..là hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội?
A. Hệ thống pháp luật
B. Quan hệ pháp luật
C. Pháp luật
D. Ngành luật
Câu 19: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do?
A. Quốc hội ban hành
B. Chủ tịch nước ban hành
C. Chính phủ ban hành
D. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành
Câu 20: Tính thứ bậc của các loại văn bản pháp luật được xác định theo thứ tự?
A. Hiến pháp – Pháp lệnh – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
B. Hiến pháp – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
C. Các bộ luật, đạo luật – Hiến pháp – Pháp lệnh – Các văn bản dưới luật
D. Pháp lệnh – Hiến pháp – Các bộ luật, đạo luật – Các văn bản dưới luật
Câu 21: Tiêu chuẩn xác định một hệ thống pháp luật hoàn thiện là?
A. Tính toàn diện, tính đồng bộ
B. Tính phù hợp
C. Trình độ kỹ thuật pháp lý cao
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 22: Trình tự trình bày các bộ phận giả định, quy định, chế tài của quy phạm pháp luật là?
A. Giả định – Quy định – Chế tài
B. Quy định – Chế tài – Giả định
C. Giả định – Chế tài – Quy định
D. Không nhất thiết phải như a, b, c
Câu 23: Các cơ quan được phép ban hành Nghị quyết?
A. Quốc hội; Ủy ban Thường vụ Quốc hội
B. Chính phủ, Quốc hội
C. Quốc hội; Hội đồng nhân dân
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 24: Chủ tịch nước được quyền ban hành?
A. Lệnh, Quyết định
B. Lệnh; Nghị quyết
C. Nghị quyết; Nghị định
D. Quyết định; Chỉ thị; Thông tư
Câu 25: Bộ trưởng có quyền ban hành?
A. Quyết định; Nghị quyết; Chỉ thị
B. Quyết định; Chỉ thị; Lệnh
C. Quyết định; Chỉ thị; Thông tư
D. Thông tư
Câu 26: Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành?
A. Quyết định; Nghị quyết
B. Quyết định; Chỉ thị
C. Nghị quyết
D. Quyết định; Thông tư
Câu 27: Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao không có quyền ban hành?
A. Nghị quyết
B. Quyết định; chỉ thị; thông tư
C. Thông tư
D. Nghị quyết; thông tư
Câu 28: Thủ tướng Chính phủ không có quyền ban hành?
A. Nghị quyết; Quyết định; Chỉ thị
B. Quyết định
C. Quyết định; chỉ thị
D. Cả a, b, c đều sai
Câu 29: Theo quy định pháp luật, văn bản quy phạm pháp luật chỉ có hiệu lực thi hành khi nào?
A. Sau khi được công bố
B. Sau khi được công bố và có hiệu lực theo thời gian quy định
C. Khi được thông qua và có hiệu lực ngay lập tức
D. Sau khi có quyết định của cơ quan cấp trên
Câu 30: Tính pháp lý của các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật nước ta được thể hiện ở đâu?
A. Trong nội dung các quy định của văn bản đó
B. Trong nội dung các quy định của hệ thống pháp luật tổng thể
C. Chỉ trong hệ thống pháp luật hiện hành
D. Cả a, b, c đều đúng
Mời bạn xem thêm: