Bạn đang cần ôn tập Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 2? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát nội dung môn Pháp luật đại cương, giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng khám phá ngay!
Link tham khảo khóa học Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 2
Câu 1: Kiểu Nhà nước đầu tiên trong lịch sử là?
A. Nhà nước cộng sản nguyên thủy
B. Nhà nước chủ nô
C. Nhà nước phong kiến
D. Nhà nước tư sản
Câu 2: Hình thức chính thể của Nhà nước bao gồm các loại?
A. Chính thể quân chủ và cộng hòa dân chủ
B. Chính thể quân chủ và cộng hòa
C. Chính thể cộng hòa tổng thống và cộng hòa đại nghị
D. Chính thể quân chủ tuyệt đối và quân chủ tương đối
Câu 3: Chính thể quân chủ tuyệt đối thường xuất hiện ở chế độ xã hội nào?
A. Cộng sản nguyên thủy
B. Phong kiến
C. Chiếm hữu nô lệ
D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 4: Hình thức chính thể nào là phổ biến trên thế giới?
A. Cộng hòa tổng thống
B. Quân chủ lập hiến
C. Cộng hòa đại nghị
D. Cộng hòa dân chủ
Câu 5: Hình thức Nhà nước được tạo thành từ các yếu tố?
A. Hình thức kinh tế; chế độ kinh tế – chính trị; cấu trúc lãnh thổ
B. Chế độ chính trị; chế độ kinh tế; chế độ văn hóa
C. Hình thức chính thể; hình thức cấu trúc Nhà nước; chế độ chính trị
Câu 6: Trong một quốc gia, tổ chức duy nhất được quyền phát hành tiền?
A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Nhà nước
D. Các tổ chức chính trị – xã hội
Câu 7: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại ….. kiểu Nhà nước, bao gồm các kiểu Nhà nước là?
A. 4: Chủ nô – Phong kiến – Tư hữu – XHCN
B. 4: Chủ nô – Phong kiến – Tư sản – XHCN
C. 4: Chủ nô – Chiếm hữu nô lệ – Tư bản – XHCN
D. 4: Địa chủ – Nông nô, phong kiến – Tư bản – XHCN
Câu 8: Hình thức Nhà nước là cách tổ chức bộ máy quyền lực Nhà nước và phương pháp thực hiện quyền lực Nhà nước. Hình thức Nhà nước được thể hiện chủ yếu ở ….. khíacạnh; đó là ……?
A. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc Nhà nước và chế độ KT – XH
B. 3 – hình thức chính thể, hình thức cấu trúc Nhà nước và chế độ chính trị
C. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc Nhà nước và chế độ KT – XH
D. 3 – hình thức chuyên chính, hình thức cấu trúc Nhà nước và chế độ chính trị
Câu 9: Chức năng nào dưới đây không phải là chức năng chính của Quốc hội?
A. Chức năng lập pháp
B. Chức năng giám sát tối cao
C. Chức năng quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
D. Chức năng công tố
Câu 10: Quyền lập pháp được hiểu là?
A. Quyền ban hành và triển khai thực hiện pháp luật
B. Thiết lập Hiến pháp
C. Soạn thảo và ban hành pháp luật
D. Thực hiện pháp luật
Câu 11: Quyền hành pháp được hiểu là?
A. Quyền ban hành và triển khai thực hiện pháp luật
B. Quyền ban hành pháp luật
C. Quyền bảo vệ pháp luật
D. Quyền tổ chức thực hiện pháp luật
Câu 12: Quyền tư pháp được hiểu là?
A. Quyền xét xử
B. Quyền ban hành pháp luật
C. Quyền tổ chức thực hiện pháp luật
D. Quyền bảo vệ pháp luật
Câu 13: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nguyên nhân pháp luật ra đời là?
A. Do có sự chia rẽ trong xã hội
B. Do có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp trong xã hội
C. Do thượng đế tạo ra
D. Do các thành viên trong xã hội ban hành
Câu 14: Pháp luật chưa tồn tại trong xã hội nào?
A. Xã hội Phong kiến
B. Xã hội Cộng sản nguyên thủy
C. Xã hội Tư bản chủ nghĩa
D. Xã hội Chiếm hữu nô lệ
Câu 15: Mối quan hệ giữa cộng đồng trong xã hội nguyên thủy được điều chỉnh bởi?
A. Tập quán
B. Tín điều tôn giáo
C. Pháp luật
D. Quy phạm xã hội
Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng khi nghiên cứu về sự ra đời của pháp luật?
A. Pháp luật là những quy tắc xã hội được lưu truyền qua nhiều thế hệ
B. Nhà nước đã nâng tập quán từng tồn tại trở thành pháp luật
C. Giai cấp thống trị đã chọn lọc những quy phạm xã hội còn phù hợp và ban hành các quy định mới để trở thành pháp luật
D. Pháp luật ra đời là kết quả của cuộc tranh giành giữa các giai cấp
Câu 17: Pháp luật là sản phẩm của?
A. Tôn giáo
B. Đảng phái chính trị
C. Đạo đức
D. Nhà nước
Câu 18: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về sự ra đời của pháp luật?
A. Pháp luật ra đời do nhu cầu khách quan của xã hội mà không cần đến vai trò của Nhà nước
B. Pháp luật là sản phẩm của xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
C. Ý chí chủ quan của Nhà nước được nâng thành pháp luật
D. Pháp luật là sự thỏa hiệp về ý chí của mọi người trong xã hội
Câu 19: Pháp luật là phương tiện để khẳng định vai trò của giai cấp thống trị đối với toàn xã hội, đây là nội dung thể hiện?
A. Thuộc tính của pháp luật
B. Bản chất giai cấp của pháp luật
C. Bản chất của pháp luật
D. Bản chất xã hội của pháp luật
Câu 20: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về bản chất của pháp luật?
A. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội
B. Pháp luật luôn chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị
C. Trong mọi chế độ xã hội, pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhân dân
D. Bản chất giai cấp của pháp luật quan trọng hơn bản chất xã hội
Câu 21: Nhận định nào sau đây sai khi bàn về bản chất của pháp luật?
A. Pháp luật mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội
B. Pháp luật phản ánh ý chí của giai cấp thống trị, bảo vệ lợi ích của Nhà nước
C. Trong mọi chế độ xã hội, pháp luật là công cụ bảo vệ lợi ích của nhân dân
D. Tùy vào mỗi kiểu pháp luật khác nhau, bản chất giai cấp hay bản chất xã hội sẽ thể hiện rõ nét hơn
Câu 22: Nhà nước ban hành pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội?
A. Chủ yếu, quan trọng
B. Điển hình, quan trọng rộng rãi
C. Tính xã hội
D. Tồn tại trong thời gian dài
Câu 23: Pháp luật ghi nhận các quan hệ xã hội chủ yếu và xác định quyền, nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể trong quan hệ đó, thể hiện?
A. Chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội của pháp luật
B. Chức năng của pháp luật
C. Chức năng giáo dục của pháp luật
D. Nhiệm vụ của pháp luật
Câu 24: Nhận định nào sau đây sai khi đề cập đến chức năng của pháp luật?
A. Pháp luật bảo vệ tất cả các quan hệ xã hội
B. Pháp luật tác động đến các quan hệ xã hội chủ yếu, tạo hành lang pháp lý an toàn cho quan hệ xã hội đó tồn tại, phát triển
C. Chức năng giáo dục của pháp luật thể hiện tính răn đe đối với hành vi vi phạm pháp luật và phòng ngừa chung cho toàn xã hội
D. Không đáp án nào sai
Câu 25: Người lao động đình công theo quy định pháp luật đòi tăng lương, giảm giờ làm, thể hiện vai trò nào sau đây của pháp luật?
A. Pháp luật làm ổn định những quan hệ mới
B. Pháp luật là phương tiện để Nhà nước quản lý mọi mặt đời sống xã hội
C. Pháp luật là phương tiện để bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân
D. Pháp luật là cơ sở để tạo lập mối quan hệ đối ngoại
Câu 26: Đề cập về mối quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Pháp luật và Nhà nước đều là hai yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng
B. Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
C. Nhà nước đứng trên pháp luật vì Nhà nước ban hành ra pháp luật
D. Pháp luật là phương tiện để tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước
Câu 27: Đề cập về mối quan hệ giữa pháp luật và Nhà nước, khẳng định nào sau đây là sai?
A. Pháp luật và Nhà nước có chung điều kiện ra đời, tồn tại, thay đổi và tiêu vong
B. Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau theo hướng tích cực hoặc tiêu cực
C. Pháp luật đứng trên Nhà nước vì nó là cơ sở pháp lý thừa nhận sự tồn tại của Nhà nước
D. Tương ứng với mỗi kiểu Nhà nước thì có một kiểu pháp luật
Câu 28: Nhà nước không thể tồn tại mà không có pháp luật, vì?
A. Pháp luật bảo vệ quyền lợi của công dân
B. Pháp luật là công cụ để Nhà nước thực thi quyền lực
C. Pháp luật điều chỉnh mọi quan hệ xã hội
D. Pháp luật giữ trật tự xã hội
Câu 29: Một trong những đặc điểm quan trọng của pháp luật là?
A. Pháp luật chỉ điều chỉnh các quan hệ xã hội trong phạm vi quốc gia
B. Pháp luật chỉ được tạo ra bởi các tổ chức chính trị
C. Pháp luật có tính cưỡng chế
D. Pháp luật không thay đổi theo thời gian
Câu 30: Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại như thế nào?
A. Pháp luật tác động mạnh mẽ đến Nhà nước
B. Nhà nước và pháp luật có mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau
C. Nhà nước không có ảnh hưởng đến pháp luật
D. Pháp luật đứng trên Nhà nước
Mời bạn xem thêm: