fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 1

Bạn đang tìm kiếm Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 1 để ôn tập và kiểm tra kiến thức? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát nội dung môn Pháp luật đại cương, giúp bạn hệ thống hóa kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng tham khảo ngay!

Link tham khảo khóa học Pháp luật đại cương: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=lnpc

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 1

Câu 1: Điều nào sau đây không phải là chức năng của Ngân hàng Trung ương:
A. Thực thi chính sách tiền tệ
B. Cho doanh nghiệp vay khi họ không vay được từ ngân hàng thương mại
C. Độc quyền phát hành tiền
D. Cho ngân hàng thương mại vay khi cần thiết

Câu 2: Nhà nước chưa tồn tại trong hình thái kinh tế – xã hội nào:
A. Hình thái kinh tế – xã hội Công xã nguyên thủy
B. Hình thái kinh tế – xã hội Cộng sản nguyên thủy
C. Hình thái kinh tế – xã hội Cộng sản chủ nghĩa
D. Hình thái kinh tế – xã hội Chiếm hữu nô lệ

Câu 3: Tổ chức thị tộc trong xã hội Cộng sản nguyên thủy là:
A. Một tổ chức kinh tế
B. Một tập đoàn người có cùng quan hệ huyết thống
C. Một xã hội độc lập
D. Một đơn vị độc lập

Câu 4: Khi nghiên cứu về tổ chức thị tộc thì khẳng định nào sau đây là đúng:
A. Thị tộc là gia đình trong xã hội Cộng sản nguyên thủy
B. Trong thị tộc đã có sự phân công lao động chuyên môn hóa ngành nghề
C. Thị tộc là đơn vị kinh tế đầu tiên của xã hội Cộng sản nguyên thủy
D. Tổ chức thị tộc gắn liền với nền kinh tế sản xuất

Câu 5: Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về Nhà nước thì:
A. Nhà nước là hiện tượng tự nhiên
B. Nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử
C. Nhà nước là hiện tượng xã hội
D. Nhà nước là hiện tượng xuất hiện và tồn tại cùng với sự xuất hiện, tồn tại của lịch sử xã hội loài người

Câu 6: Dân cư trong xã hội cộng sản nguyên thủy được phân bố theo:
A. Tôn giáo
B. Quan hệ huyết thống
C. Đơn vị hành chính lãnh thổ
D. Hội đồng thị tộc, hội đồng bộ lạc

Câu 7: Khi nghiên cứu về nguồn gốc Nhà nước, xem Nhà nước là hiện tượng siêu nhiên, vĩnh cửu, đó là quan điểm của:
A. Thuyết thần học
B. Thuyết gia trưởng
C. Thuyết bạo lực
D. Thuyết xã hội

Câu 8: Lần phân công lao động thứ nhất diễn ra vào thời điểm nào:
A. Khi ngành chăn nuôi xuất hiện
B. Khi ngành trồng trọt phát triển
C. Khi ngành tiểu thủ công nghiệp phát triển
D. Khi thương mại ra đời

Câu 9: Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy là:
A. Quyền lực Nhà nước
B. Quyền lực xã hội mang tính giai cấp
C. Quyền lực xã hội, chưa mang tính giai cấp
D. Quyền lực cá nhân

Câu 10: Bản chất giai cấp của Nhà nước được thể hiện qua:
A. Nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động
B. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
C. Nhà nước là công cụ để tổ chức, quản lý xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 11: Nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đây là khẳng định về nguồn gốc Nhà nước theo quan điểm của:
A. Aristotle
B. J.J. Rousseau
C. E. Duyring
D. Mác-Lênin

Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 1
Câu hỏi trắc nghiệm môn Pháp luật đại cương phần 1

Câu 12: Đề cập đến quá trình phát triển, thay đổi của xã hội loài người, nhận định nào sau đây là sai:
A. Lần phân công lao động thứ nhất: ngành chăn nuôi ra đời
B. Lần phân công lao động thứ hai: ngành trồng trọt và tiểu thủ công nghiệp ra đời
C. Lần phân công lao động thứ ba: ngành thương nghiệp ra đời
D. Lần phân công lao động thứ ba làm cho những mâu thuẫn trong xã hội ngày càng trở nên gay gắt

Câu 13: Đề cập đến quá trình phát triển, thay đổi của xã hội loài người, nhận định nào sau đây là sai:
A. Lần phân công lao động thứ nhất: ngành chăn nuôi ra đời
B. Lần phân công lao động thứ hai: ngành tiểu thủ công nghiệp ra đời
C. Lần phân công lao động thứ ba: ngành thương nghiệp ra đời
D. Lần phân công lao động thứ tư: Nhà nước ra đời

Câu 14: Nhận định nào sau đây là sai:
A. Hội đồng thị tộc là tổ chức quyền lực cao nhất của thị tộc
B. Cơ sở kinh tế đặc trưng của xã hội cộng sản nguyên thủy là chế độ sở hữu chung về tư liệu sản xuất và sản phẩm lao động
C. Xã hội cộng sản nguyên thủy đã tồn tại quyền lực Nhà nước
D. Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy là quyền lực xã hội, chưa mang tính giai cấp

Câu 15: Quyền lực trong xã hội cộng sản nguyên thủy mới chỉ là quyền lực xã hội vì:
A. Chưa mang tính giai cấp
B. Quyền lực gắn liền với xã hội, hòa nhập với xã hội
C. Do toàn xã hội tổ chức ra và phục vụ lợi ích cho cả cộng đồng
D. Bao gồm các đáp án trên

Câu 16: Nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử, đây là khẳng định về nguồn gốc Nhà nước theo quan điểm của:
A. Aristotle
B. J.J. Rousseau
C. E. Duyring
D. Mác-Lênin

Câu 17: Khi nghiên cứu về nguồn gốc Nhà nước, khẳng định nào sau đây là sai:
A. Nhà nước ra đời trong điều kiện xã hội có giai cấp và đấu tranh giai cấp
B. Nhà nước chưa xuất hiện trong chế độ cộng sản nguyên thủy
C. Nhà nước ra đời, tồn tại cùng với lịch sử xã hội loài người
D. Nhà nước là hiện tượng xã hội mang tính lịch sử

Câu 18: Khẳng định nào sau đây đúng khi đề cập về bản chất Nhà nước:
A. Nhà nước nào cũng chỉ mang bản chất xã hội
B. Mọi Nhà nước đều là bộ máy dùng để duy trì sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác
C. Bất cứ Nhà nước nào cũng thể hiện bản chất xã hội rõ nét hơn bản chất giai cấp
D. Bất cứ Nhà nước nào cũng đều mang bản chất giai cấp và bản chất xã hội

Câu 19: Bản chất giai cấp của Nhà nước được thể hiện:
A. Nhà nước là công cụ bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động
B. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
C. Nhà nước là công cụ để tổ chức, quản lý xã hội
D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 20: Bản chất xã hội của Nhà nước được thể hiện:
A. Nhà nước là công cụ sắc bén để duy trì sự thống trị giai cấp
B. Nhà nước là một bộ máy trấn áp đặc biệt của giai cấp này đối với giai cấp khác
C. Nhà nước bảo đảm trật tự an toàn xã hội và giải quyết công việc chung của xã hội
D. Nhà nước là một bộ máy cưỡng chế đặc biệt nằm trong tay giai cấp cầm quyền

Câu 21: Với bản chất là chuyên chính vô sản, “nó” không còn là Nhà nước theo đúng nghĩa nữa mà chỉ còn là “một nửa Nhà nước” – “nó” đó là Nhà nước:
A. Nhà nước chủ nô
B. Nhà nước phong kiến
C. Nhà nước tư sản
D. Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Câu 22: Nhà nước có mấy thuộc tính:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5

Câu 23: Thuộc tính của Nhà nước được thể hiện:
A. Nhà nước thiết lập một quyền lực xã hội
B. Nhà nước có quyền ban hành những nội quy, điều lệ
C. Nhà nước có lãnh thổ và thực hiện sự phân chia dân cư thành các đơn vị hành chính lãnh thổ
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 24: Nhà nước nào cũng có chức năng:
A. Bảo đảm an ninh chính trị
B. Phát triển kinh tế
C. Đối nội và đối ngoại
D. Ký kết điều ước quốc tế

Câu 25: Đề cập về mối quan hệ giữa các chức năng của Nhà nước, thì khẳng định nào sau đây là sai:
A. Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại không liên quan đến nhau
B. Chức năng đối nội là cơ sở cho việc thực hiện chức năng đối ngoại
C. Kết quả của việc thực hiện chức năng đối ngoại có tác động đến việc thực hiện chức năng đối nội
D. Chức năng đối nội có vai trò quan trọng hơn chức năng đối ngoại

Câu 26: Đối nội và đối ngoại là những mặt hoạt động chủ yếu của Nhà nước, đó chính là:
A. Bản chất Nhà nước
B. Đặc trưng cơ bản của Nhà nước
C. Cách thức tồn tại của Nhà nước
D. Chức năng của Nhà nước

Câu 27: Việt Nam phối hợp với lực lượng an ninh các quốc gia trong khu vực giải quyết vấn đề tội phạm xuyên quốc gia, đây là hoạt động thể hiện:
A. Chức năng của Nhà nước
B. Chức năng đối ngoại của Nhà nước
C. Nhiệm vụ của Nhà nước
D. Mối quan hệ của Nhà nước Việt Nam

Câu 28: Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ máy Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay là nội dung thuộc về:
A. Chức năng đối nội của Nhà nước
B. Quyền hạn của Nhà nước
C. Chức năng Nhà nước
D. Nhiệm vụ của Nhà nước

Câu 29: Nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các kiểu Nhà nước trong lịch sử là:
A. Do ý chí của giai cấp thống trị xã hội
B. Do sự phát triển tự nhiên của xã hội
C. Do mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong xã hội
D. Do sự vận động, phát triển, thay thế các hình thái kinh tế – xã hội mà nhân tố làm nên sự thay thế đó là các cuộc cách mạng xã hội

Câu 30: Khi nghiên cứu về các kiểu Nhà nước trong lịch sử, khẳng định nào sau đây là sai:
A. Tương ứng với mỗi hình thái kinh tế – xã hội trong lịch sử thì có một kiểu Nhà nước
B. Cơ sở để xác định kiểu Nhà nước là các yếu tố kinh tế – xã hội tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định
C. Nguyên nhân dẫn đến sự thay thế các kiểu Nhà nước trong lịch sử là do sự vận động, thay thế các hình thái kinh tế – xã hội
D. Kiểu Nhà nước sau bao giờ cũng tiến bộ hơn kiểu Nhà nước trước

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.