fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động là tài liệu không thể thiếu dành cho sinh viên ngành luật và những ai quan tâm đến các quy định pháp luật về lao động tại Việt Nam. Bộ câu hỏi bao gồm nhiều nội dung từ hợp đồng lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động, đến các quy định về bảo hiểm xã hội, giờ làm việc, nghỉ phép. Tài liệu này giúp người học củng cố kiến thức, ôn luyện hiệu quả, và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi và kiểm tra môn Luật lao động.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động

Câu 1: Luật Lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa các chủ thể nào?

A. Người sử dụng lao động với người lao động, người sử dụng lao động với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam.

B. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, người giúp việc trong gia đình, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam.

C. Người sử dụng lao động với người lao động, với người học nghề, công nhân Việt Nam làm việc cho người nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc cho người Việt Nam, công đoàn.

D. Người sử dụng lao động với người lao động, với đại diện người lao động, công nhân Việt Nam làm việc ở nước ngoài, công nhân nước ngoài làm việc ở Việt Nam, công đoàn.

=> Đáp án: B Độ khó: Cao

Câu 2:  Trình bày khái niệm Luật Lao động.

A. Toàn bộ các quy phạm pháp luật được điều chỉnh các quan hệ lao động trong đời sống.

B. Toàn bộ các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ lao động trong đời sống Kinh tế – xã hội.

C. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các quan hệ lao động trong đời sống trong cả nước.

D. Toàn bộ các quy phạm pháp luật về các quan hệ lao động trong đời sống kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng trong cả nước và lao động nước ngoài ở Việt Nam.

=> Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 3: Hợp đồng lao động và hợp đồng kinh tế khác nhau như thế nào?

A. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ việc làm, học nghề, tiền lương, bảo hiểm – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh, kiếm lãi.
B. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
C. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ liên quan đến chủ và thợ – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ giữa các nhà kinh doanh.
D. Hợp đồng lao động cam kết các quan hệ lao động – hợp đồng kinh tế cam kết các quan hệ kinh doanh giữa pháp nhân kinh doanh.

=> Đáp án: A Độ khó: TB

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật lao động

Câu 4: Hợp đồng lao động và hợp đồng dân sự khác nhau thế nào?

A. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, các pháp nhân. Nội dung là các quan hệ tài sản và nhân thân phi tài sản.
B. Chủ thể của Hợp đồng lao động là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp táC. Nội dung hợp đồng là quan hệ kinh doanh. Chủ thể của hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung là công ăn việc làm và tiền lương.
C. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ và thợ, nội dung của hợp đồng là việc làm, tiền lương. Chủ thể của hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình. Nội dung hợp đồng là quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản.
D. Chủ thể của Hợp đồng lao động là chủ, thợ, công đoàn, đại diện người lao động. Quan hệ của hợp đồng lao động là việc làm, tiền lương. Chủ thể hợp đồng dân sự là cá nhân, pháp nhân, nội dung là quan hệ tài sản.

=> Đáp án: C Độ khó: TB

Câu 5: Các hình thức xử lý vi phạm pháp luật Lao động:

A. Phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường, đóng cửa doanh nghiệp, khiển trách.
B. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp.
C. Đình chỉ thu hồi giấy phép, đóng cửa doanh nghiệp, cảnh cáo, khiển trách, phạt tiền.
D. Cảnh cáo, phạt tiền, đình chỉ thu hồi giấy phép, buộc bồi thường thiệt hại, đóng cửa doanh nghiệp.

=> Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 6: Nhiệm vụ của thanh tra Nhà nước về lao động:

A. Thanh tra việc chấp hành các quy định về lao động an toàn lao động, vệ sinh lao động. Điều tra tai nạn lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Xử lý các vi phạm pháp luật lao động trong phạm vi thẩm quyền.
B. Thanh tra việc chấp hành quy định lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động. Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động. Điều tra tai nạn lao động – Xét các đề nghị về tiêu chuẩn an toàn lao động, cho phép hoặc không cho phép.
C. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động – Giải quyết khiếu nại tố
cáo về lao động – Xem xét các đề nghị về an toàn lao động – Xử lý vi phạm pháp luật lao động.
D. Thanh tra việc chấp hành pháp luật lao động. Điều tra tai nạn lao động – Giải quyết khiếu nại tố cáo về lao động – Xem xét chấp thuận các đề nghị về tiêu chuẩn, giải pháp an toàn, vệ sinh lao động – xử lý vi phạm.

=> Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 7: Thanh tra Nhà nước về lao động gồm mấy loại?

A. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra bảo hộ lao động.
B. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra vệ sinh lao động.
C. Thanh tra lao động, thanh tra an toàn lao động, thanh tra vệ sinh lao động.
D. Thanh tra lao động, thanh tra bảo hộ lao động, thanh tra thiết bị lao động.

=> Đáp án: C Độ khó: Thấp

Câu 8: Cơ quan nào có quyền quyết định cuối cùng tính hợp pháp của các cuộc đình công?

A. Toà án nhân dân – Sở Lao động thương binh xã hội.
B. Toà án nhân dân – Thanh tra lao động – Sở Lao động thương binh xã hội.
C. Toà án nhân dân – Thanh tra lao động – Bộ Lao động.
D. Toà án nhân dân.

=> Đáp án: D Độ khó: Thấp

Câu 9: Những cuộc đình công nào bị coi là bất hợp pháp:

A. Vượt ra ngoài phạm vi doanh nghiệp, không phát sinh từ tranh chấp lao động, do Toà án nhân dân kết luận.
B. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động trong doanh nghiệp, không phát sinh từ tranh chấp lao động tập thể, do Toà án nhân dân kết luận.
C. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động, ngoài phạm vi doanh nghiệp, ngoài phạm vi tranh chấp lao động tập thể, do Toà án nhân dân kết luận.
D. Vượt ra ngoài phạm vi quan hệ lao động tập thể, ngoài phạm vi quản lý của doanh nghiệp do Toà án nhân dân kết luận.

=> Đáp án: B Độ khó: TB

Câu 10: Người lao động có quyền đình công không? Trường hợp nào không được đình công?

A. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp phục vụ công cộng.
B. Có quyền – Không được đình công ở các doanh nghiệp theo danh mục do Chính phủ quy định.
C. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp công ích, doanh nghiệp thiết yếu cho nền Kinh
tế.
D. Có quyền – Không được đình công ở doanh nghiệp Nhà nước thiết yếu cho nền Kinh tế do Chính phủ quy định.

=> Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 11: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

A. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, các vụ đình công,
B. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải mà không thành.
C. Xét xử sơ thẩm các tranh chấp lao động tập thể, đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở mà không thành.
D. Xét xử sơ thẩm các vụ đình công, các tranh chấp lao động tập thể đã hoà giải tại hội đồng hoà giải tỉnh mà không thành.

=> Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 12: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của Toà án nhân dân cấp huyện:

A. Xét xử sơ thẩm về tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động đã hoà giải qua hội đồng hoà giải cơ sở không thành.
B. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động đã hoà giải qua Hội đồng hoà giải cơ sở tại doanh nghiệp mà không thành.
C. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động về sa thải, về đơn phương chấm dứt hợp đồng đối với người lao động,
D. Xét xử sơ thẩm các vụ tranh chấp lao động trong địa phương,

=> Đáp án: A Độ khó: TB

Câu 13: Hội đồng trọng tài lao động cấp tỉnh được thành lập thế nào?

A. Gồm đại diện một số cơ quan lao động, công đoàn, một số luật gia, hình thành theo số lẻ, không quá 9 người do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.

B. Gồm đại diện các cơ quan cần thiết, các luật gia, các nhà quản lý có uy tín ở địa phương hình thành theo số lẻ do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.

C. Gồm đại diện cơ quan lao động, công đoàn, địa diện người sử dụng lao động, các luật gia, các nhà quản lý cơ uy tín tham gia do đại diện cơ quan lao động làm chủ tịch.

D. Gồm đại diện cơ quan lao động, công đoàn, đại diện các người sử dụng lao động, một số người có uy tín ở địa phương tham gia do đại diện cơ quan lao động tỉnh làm chủ tịch. Số lượng không quá 9 người.

=> Đáp án: D Độ khó: TB

Câu 14: Hội đồng hoà giải lao động ở cơ sở được thành lập như thế nào?

A. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên. Do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận lập nên, số thành viên của hai bên ngang nhau. Hai năm bầu lại hội đồng.

B. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, do sự thoả thuận của hai bên về số lượng thành viên về người làm chủ tịch Hội đồng.

C. Trong các doanh nghiệp có 10 lao động trở lên, do sự thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động cử số đại diện ngang nhau, nhiệm kỳ hai năm, đại diện mỗi bên luân phiên làm chủ tịch Hội đồng.

D. Trong tất cả các doanh nghiệp – Hai bên thoả thuận cử người tham gia, số lượng thành viên do hai
bên quyết định, hai năm bầu lại một lần.

=> Đáp án: C Độ khó: TB

Câu 15: Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:

A. Hội đồng hoà giải cơ sở – Hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận, Toà án huyện.

B. Hội đồng hoà giải cơ sở – Hội đồng trọng tài cấp huyện, quận và tỉnh. Toà án.

C. Hội đồng hoà giải tại doanh nghiệp. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh.

D. Tổ hoà giải ở cơ sở. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh – Toà án.

=> Đáp án: A Độ khó: TB

Câu 16: Nghĩa vụ người lao động, người sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động:

A. Cung cấp đầy đủ tài liệu cho cơ quan có thẩm quyền và thi hành mọi quyết định giải quyết tranh chấp của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

B. Cung cấp đầy đủ tài liệu, thi hành mọi quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

C. Cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ cho cơ quan giải quyết tranh chấp. Thi hành mọi thoả thuận đã đạt, biên bản hoà giải có kết quả, quyết định, bản án đã có hiệu lực.

D. Cung cấp đầy đủ mọi chứng cứ, tài liệu cho các cơ quan có thẩm quyền, thi hành tốt mọi quyết định giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền.

=> Đáp án: C Độ khó: Thấp

Câu 17: Quyền của người lao động, người sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động:

A. Tham gia trực tiếp hoặc rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp. Có thể cử người đại diện thay mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp.

B. Trực tiếp hoặc cử đại diện tham gia giải quyết tranh chấp – Rút đơn, thay đổi nội dung tranh chấp. Thay người đại diện.

C. Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp hoặc cử đại diện tham giA. Rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp nữa.

D. Trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện tham gia hoặc thay đổi người đại diện hoặc rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp nữa.

=> Đáp án: B Độ khó: Thấp

Câu 18: Thế nào là bệnh nghề nghiệp?

A. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ nghề nghiệp của người lao động do Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.

B. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động độc hại, được Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.

C. Là bệnh phát sinh do điều kiện lao động độc hại của nghề nghiệp ảnh hưởng đến người lao động. Danh mục bệnh được 2 Bộ Y tế – Lao động quy định.

D. Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh từ nghề nghiệp của người lao động. Danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế – Bộ Lao động quy định.

=> Đáp án: C Độ khó: TB

Câu 19: Thế nào là tai nạn lao động?

A. Tai nạn gây tổn thương cho cơ thể hoặc chết người, xẩy ra trong quá trình người lao động đang thực hiện công việc lao động do người sử dụng lao động giao.

B. Tai nạn gay tổn thương cho các bộ phận của người lao động, xẩy ra trong quá trình người lao động thực hiện các nhiệm vụ lao động cho người sử dụng lao động giao trách nhiệm.

C. Tai nạn gây tổn thương cho cơ thể của người lao động, xẩy ra trong quá trình thực hiện công việc lao động do pháp luật lao động quy định.

D. Tai nạn gây tổn thương cho người lao động hoặc làm cho người lao động bị chết, do thực hiện các nhiệm vụ của doanh nghiệp.

=> Đáp án: A Độ khó: TB

Câu 20: Hình thức sa thải người lao động chỉ được áp dụng trong trường hợp nào?

A. Người lao động tự ý bỏ việc không có lý do chính đáng, đang bị xử một hình thức kỷ luật mà tái phạm, trộm cắp, tham ô tài sản của doanh nghiệp.

B. Trộm cắp, tham ô, tiết lộ bí mật công nghệ – kinh doanh của doanh nghiệp, đang bị kỷ luật chuyển làm việc khác lại tái phạm, tự ý bỏ việc.

C. Người lao động tự ý bỏ việc 7 ngày 1 tháng, 20 ngày 1 năm không có lý do chính đáng, trộm cắp tham ô, tiết lộ bí mật của doanh nghiệp, đang bị kỷ luật chuyển làm việc khác lại tái phạm.

D. Người lao động tự ý bỏ việc từ 7 đến 20 ngày không có lý do chính đáng, trộm cắp, tiết lộ bí mật, tái phạm nhiều lần mà không xử.

=> Đáp án: C Độ khó: TB

Tham gia khóa học tìm hiểu Luật Lao động online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững các quy định pháp luật về quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động. Khóa học được thiết kế dành cho mọi đối tượng, từ sinh viên, cử nhân luật đến những người muốn cập nhật kiến thức pháp lý mới nhất. Học tập linh hoạt, nội dung phong phú và giảng viên uy tín sẽ giúp bạn tự tin áp dụng Luật Lao động trong công việc và cuộc sống. Đăng ký ngay để khám phá kiến thức pháp luật chuyên sâu về lao động!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-lao-dong?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thời gian thử việc tối đa theo quy định của Luật lao động hiện hành là bao nhiêu?

Thời gian thử việc được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Không quá 60 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.
Không quá 30 ngày đối với công việc yêu cầu trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

Các trường hợp nào người sử dụng lao động được phép đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau đây, theo Điều 36 Bộ luật Lao động 2019:
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng.
Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà khả năng lao động chưa hồi phục sau 12 tháng đối với hợp đồng không xác định thời hạn, hoặc sau 6 tháng đối với hợp đồng xác định thời hạn.
Do thiên tai, hỏa hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể duy trì hoạt động kinh doanh.
Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định pháp luật.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết