fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án

Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Hiến pháp có đáp án là nguồn tài liệu quý giá dành cho sinh viên và những người quan tâm đến lĩnh vực pháp luật. Với các câu hỏi đa dạng, bao quát toàn bộ nội dung của môn học, cùng với đáp án chi tiết, tài liệu này giúp người học dễ dàng củng cố kiến thức, nắm vững những nguyên tắc cơ bản và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đừng bỏ lỡ cơ hội khám phá và nâng cao hiểu biết về Luật Hiến pháp qua những câu hỏi trắc nghiệm thú vị này!

Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án

Câu 1: Theo Hiển pháp năm 2013, ai có thẩm quyền công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh?

A. Chủ nhiệm ủy ban tư pháp của Quốc hội
B. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
C. Chủ tịch nước
D. Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Câu 2: Theo Hiến pháp năm 2013, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác hoạt động trong khuôn khổ nào?

A. Hiến pháp và pháp luật
B. Hiến pháp
C. Pháp luật
D. Điều lệ

Câu 3: Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào quyết định dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương?

A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Bộ Tài chính
D. Ủy ban thường vụ Quốc hội

Câu 4: Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của?

A. luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
B. pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng
C. văn bản pháp luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng

Câu 5: Việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được tiến hành theo nguyên tắc nào?

A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
B. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và nhờ người khác bỏ phiếu kín.
C. Phổ thông, trưng cầu dân ý và bỏ phiếu kín.
D. Phổ thông, bình đẳng và đại diện cử tri.

Câu 6: Cơ quan nào là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

A. Chính phủ
B. Chủ tịch nước
C. Bộ Nội vụ

Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án
Câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hiến pháp có đáp án

Câu 7: Đảng Cộng sản Việt Nam gắn bó mật thiết với Nhân dân, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước?

A. Quốc hội về những quyết định của mình
B. Nhà nước về những quyết định của mình
C. Chính phủ về những quyết định của mình
D. Nhân dân về những quyết định của mình

Câu 8: Theo Hiến pháp năm 2013, CO’ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là cơ quan nào?

A. Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
B. Tòa án nhân dân tối cao
C. Quốc hội
D. Chính phủ

Câu 9: Hiến pháp năm 2013 quy định nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức và hoạt động như thế
nào?

A. Theo pháp luật
B. Theo Hiến pháp và pháp luật
C. Theo chủ trương, đường lối của Đảng
D. Theo Hiến pháp

Câu 10: Mọi người có quyền?

A. tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật cho phép
B. tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật chưa cấm.
C. tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

Câu 11: Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có quyền quyết định trưng cầu ý dân?

A. Quốc hội
B. Bộ Nội vụ
C. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
D. Công đoàn Việt Nam

Câu 12: Theo Hiến pháp năm 2013, thành phố trực thuộc trung ương chia thành các đơn vị hành chính nào?

A. Quận, huyện, thị xã, phường, xã, thị trấn
B. Quận, huyện, phường, xã
C. Quận, huyện, thị xã
D. Quận, huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương

Câu 13: Sau khi được bầu, chức danh nào dưới đây phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp?

A. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
B. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
C. Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

Câu 14: Chọn Đáp án: đúng

A. Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
B. Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được một phần hai tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành
C. Luật, nghị quyết của Quốc hội phải được một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành

Câu 15: Theo Hiến pháp năm 2013, bao nhiêu ngày trước khi Quốc hội hết nhiệm kỳ, Quốc hội khóa mới phải được bầu
xong?

A. 50 ngày
B. 70 ngày
C. 60 ngày
D. 30 ngày

Câu 16: Chức danh nào dưới đây là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.

A. Thủ tướng Chính phủ
B. Chủ tịch nước
C. Tổng Bí thư
D. Chủ tịch Quốc hội

Câu 17: Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ?

A. quốc gia của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
B. quốc gia độc lập của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.
C. quốc gia thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Câu 18: Theo Hiến pháp 2013 thì đối tượng nào dưới đây có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình

A. Mọi người
B. Công dân
C. người nước ngoài

Câu 19: Thẩm quyền Quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt?

A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Câu 20: Theo Hiến pháp 2013 thì tổ chức nào dưới đây là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội?

A. Đảng cộng sản Việt Nam
B. Quốc hội
C. Chính phủ
D. Chủ tịch nước

Câu 21: Công dân đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.

A. 17
B. 18
C. 19
D. 20
Câu 22: Đảng cộng sản Việt nam lấy chủ nghĩa và tư tưởng nào làm nền tảng tư tưởng?

A. chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
B. chủ nghĩa Mác và tư tưởng Hồ Chí Minh
C. chủ nghĩa Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

Câu 23: Theo Hiến pháp năm 2013, quyền công dân được tổ chức nào công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm?

A. Chính phủ
B. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
C. Nhà nước
D. Quốc hội

Câu 24: Theo Hiến pháp năm 2013, cơ quan nào có thẩm quyền phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

A. Bộ Ngoại giao
B. Ủy ban thường vụ Quốc hội
C. Ủy ban tư pháp của Quốc hội
D. Ủy ban đối ngoại của Quốc hội

Câu 25: Thẩm quyền thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia?

A. Quốc hội
B. Ủy ban Thường vụ Quốc hội
C. Chủ tịch nước
D. Chính phủ

Câu 26: Theo Hiến pháp năm 2013, thì cơ quan nào bầu ra Ủy ban nhân dân?

A. Hội đồng nhân dân cùng cấp
B. Mặt trận tổ quốc Việt Nam
C. Hội Cựu chiến binh Việt Nam
D. Hội Nông dân Việt Nam

Câu 27: Hiến pháp 2013 gồm bao nhiêu chương, điều?

A. Gồm 11 chương với 115 điều
B. Gồm 11 chương với 117 điều
C. Gồm 11 chương với 119 điều
D. Gồm 11 chương với 120 điều

Câu 28: Theo Hiến pháp năm 2013, nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của ai, do ai, vì ai?

A. Của nông dân, do nông dân, vì nông dân
B. Của trí thức, đo trí thức, vì trí thức
C. Của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân
D. Của công nhân, do công nhân, vì công nhân

Câu 29: Cơ quan nào có thẩm quyền thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

A. Quốc hội
B. Chính phủ
C. Bộ Nội vụ

Câu 30: Hiến pháp là?

A. luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

B. luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

C. luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải theo với Hiến pháp.

Hãy nhanh tay đăng ký khóa học tìm hiểu môn Luật Hiến pháp online của Học viện Đào tạo Pháp chế ICA để nắm vững kiến thức nền tảng về pháp luật nhà nước, tự tin vượt qua các kỳ thi và mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực pháp luật. Đừng bỏ lỡ cơ hội học tập cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và nội dung khóa học được thiết kế chuyên sâu, dễ hiểu. Đăng ký ngay hôm nay để không bỏ lỡ những ưu đãi hấp dẫn!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Hiến pháp được sửa đổi, bổ sung như thế nào?

Việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là một quá trình phức tạp, thường được thực hiện khi có sự đồng thuận cao trong xã hội và do cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất thực hiện. Quy trình sửa đổi Hiến pháp bao gồm việc đề xuất, thảo luận, và phê chuẩn bởi Quốc hội với đa số phiếu tán thành theo quy định.

Mối quan hệ giữa Hiến pháp và các đạo luật khác là gì?

Hiến pháp là cơ sở pháp lý cho tất cả các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật. Mọi đạo luật phải tuân thủ và phù hợp với Hiến pháp. Nếu có mâu thuẫn giữa Hiến pháp và các văn bản pháp luật khác, Hiến pháp luôn có giá trị áp dụng cao nhất.

Quyền bầu cử và ứng cử của công dân được quy định như thế nào trong Hiến pháp?

Hiến pháp quy định rằng công dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà nước. Quyền bầu cử là quyền phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín. Quyền ứng cử có thể được thực hiện theo các quy định cụ thể về độ tuổi, trình độ và đạo đức của người ứng cử.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết