fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hành chính

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật Hành chính là tài liệu ôn tập cần thiết dành cho sinh viên luật và những ai quan tâm đến lĩnh vực hành chính nhà nước. Tài liệu này bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm được biên soạn kỹ lưỡng, bao quát toàn bộ nội dung môn học, giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Với bộ câu hỏi này, bạn sẽ dễ dàng nắm bắt các khái niệm, quy định pháp luật quan trọng và tự tin hơn trong quá trình học tập.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hành chính

Câu 1: Quy phạm pháp luật hành chính: 

A. Chỉ do cơ quan hành chính ban hành.

B. Có thể nằm trong các văn bản pháp luật của các ngành luật khác.

C. Phải do cá nhân ban hành.

D. Phải do quốc hội ban hành.

Câu 2: Văn bản nào sau đây là nguồn của luật hành chính: 

A. Nghị quyết 592- NQ/TVQH đặc xá nhân dịp lễ Quốc khánh lần thứ 23

B. Bản án số 01/2016/KDTM – ST của TAND huyện Hoài Đức

C. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính

D. Luật xử lý vi phạm hành chính

Câu 3: Người từ đủ 14 tuổi đến 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về: 

A. Vi phạm hành chính do vô ý

B. Vi phạm hành chính do cố ý

C. Mọi vi phạm hành chính

D. Vi phạm hành chính nghiêm trọng

Câu 4: Quy phạm: “Người khai báo tạm vắng phải đến trụ sở Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú để làm thủ tục khai báo tạm vắng.” được thực hiện theo hình thức nào:

A. Sử dụng QPPLHC

B. Tuân thủ QPPLHC

C. Chấp hành QPPLHC

D. Áp dụng QPPLHC

Câu 5: Quan hệ nào sau đây là quan hệ pháp luật hành chính: 

A. Quan hệ của Công dân A với Chủ tịch UBND về giải quyết khiếu nại của Công dân A

B. Quan hệ giữa người tham gia giao thông B đi xe máy không đội mũ bảo hiểm và cảnh sát giao thông A

C. Quan hệ giữa Sở Công Thương với Công ty TNHH B về Hợp đồng cung cấp trang thiết bị văn phòng

D. Cả A và B

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hành chính
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Luật hành chính

Câu 6: Ai có quyền biểu quyết trong Phiên họp Chính phủ

a. Tất cả những người tham gia phiên họp Chính Phủ.

b. Chủ tịch nước.

c. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên của Chính Phủ.

d. Cả B và C.

Câu 7: Anh A là công an xã H, Huyện K trong lúc làm việc không khống chế được cảm xúc đã hành hung anh B. Anh B có thể tố cáo hành vi của anh A tại:

a. UBND xã H

b. Trưởng công an xã H

c. Trưởng công an huyện H

d. Cả A và B

Câu 8: Anh A là nhân viên của công ty X, anh A có thể khiếu nại trong trường hợp nào sau đây:a. Hành vi đánh anh A của một cán bộ xã ngoài giờ làm việc

b. Quyết định xử phạt hành chính anh A do đi xe máy không đội mũ bảo hiểm

c. Quyết định bổ nhiệm anh B (đồng nghiệp của anh A) lên làm giám đốc

d. Cả B và C

Câu 9: Anh A nhặt được chứng minh nhân dân của anh B, sử dụng chứng minh nhân dân này lập tài khoản ngân hàng và thực hiện những giao dịch phi pháp, Hành vi này có mức phạt tiền vi phạm hành chính là:

a. từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

b. từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

c. từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

d. từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Câu 10: Bãi nhiệm là gì:

a. Việc cán bộ không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

b. Việc công chức không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

c. Việc công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

d. Việc viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không được tiếp tục giữ chức vụ, chức danh khi chưa hết nhiệm kỳ.

Câu 11: Ban thanh tra nhân dân được thành lập ở xã, phường, thị trấn do cơ quan nào hướng dẫn tổ chức, chỉ đạo hoạt động:

a. Hội đồng nhân dân cùng cấp.

b. Ủy ban nhân dân cùng cấp.

c. Ban thanh tra cấp trên.

d. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp.

Câu 12: Biện pháp nào dưới đây KHÔNG phải biện pháp khắc phục hậu quả:

a. Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại.

b. Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn.

c. Trục xuất.

d. Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm.

Câu 13: Biện pháp nào dưới đây là biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

a. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập, khấu trừ tiền từ tài khoản của cá nhân, tổ chức vi phạm.

b. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá.

c. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản.

d. Cả ba phương án trên.

Hãy đăng ký ngay Khóa học Tìm hiểu Luật Hành chính Online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững kiến thức cốt lõi về Luật Hành chính. Với chương trình học trực tuyến linh hoạt, giảng viên giàu kinh nghiệm, và tài liệu học tập chất lượng, bạn sẽ tự tin vượt qua mọi kỳ thi và áp dụng hiệu quả kiến thức vào thực tiễn. Đừng bỏ lỡ cơ hội nâng cao kiến thức và kỹ năng pháp lý của mình. Tham gia khóa học ngay hôm nay!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hanh-chinh-viet-nam?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Phân biệt giữa vi phạm hành chính và vi phạm hình sự?

Khái niệm:
Vi phạm hành chính là hành vi của cá nhân hoặc tổ chức vi phạm các quy định pháp luật hành chính nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, bị xử phạt theo quy định của pháp luật hành chính.
Vi phạm hình sự là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, bị truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng các biện pháp trừng phạt hình sự.
Tính chất hành vi:
Vi phạm hành chính: Mức độ nguy hiểm thấp, phạm vi ảnh hưởng hạn chế.
Vi phạm hình sự: Mức độ nguy hiểm cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến xã hội.
Hình thức xử phạt:
Vi phạm hành chính: Phạt tiền, cảnh cáo, tước quyền sử dụng giấy phép, thu hồi giấy phép, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm,…
Vi phạm hình sự: Áp dụng các hình phạt như phạt tù, phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, tước quyền công dân,…

Phân tích các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước?

Nguyên tắc tập trung dân chủ:
Các cơ quan hành chính nhà nước hoạt động dưới sự chỉ đạo tập trung từ cấp trên, nhưng đồng thời đảm bảo sự tham gia của các cấp dưới và của nhân dân.
Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa:
Mọi hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước phải tuân theo pháp luật, đảm bảo tính pháp quyền và trật tự pháp luật trong xã hội.
Nguyên tắc công khai, minh bạch:
Hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước phải được công khai, minh bạch, tạo điều kiện cho công dân giám sát.
Nguyên tắc trách nhiệm:
Các cơ quan hành chính nhà nước phải chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật và trước nhân dân.

Trình bày quyền và nghĩa vụ của công dân trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước?

Quyền của công dân:
Tham gia quản lý nhà nước và xã hội, thông qua các hình thức như ứng cử, bầu cử, tham gia góp ý kiến vào các dự án luật, chính sách của nhà nước.
Được khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý hành chính nhà nước.
Quyền yêu cầu cung cấp thông tin từ các cơ quan hành chính nhà nước về các vấn đề có liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mình.
Nghĩa vụ của công dân:
Tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ do pháp luật quy định.
Đóng góp xây dựng, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ trật tự xã hội.
Tham gia tích cực vào các hoạt động do nhà nước tổ chức, nhằm thực hiện quản lý hành chính hiệu quả.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết