fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phần 7

Bạn đang tìm kiếm Câu hỏi trắc nghiệm môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phần 7 để ôn tập và củng cố kiến thức? Dưới đây là bộ câu hỏi trắc nghiệm có đáp án chi tiết, giúp bạn hệ thống lại nội dung quan trọng một cách dễ dàng. Hãy tham khảo ngay để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới!

Tham khảo nội dung bài giảng ôn tập môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-tuong-ho-chi-minh?ref=lnpc

Câu hỏi trắc nghiệm môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phần 7

Câu 1: “Chúng ta làm cách mệnh thì cũng phải liên lạc tất cả những đảng cách mệnh trong thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa”. Câu nói đó được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Đường cách mệnh
C. V. I. Lênin và các dân tộc thuộc địa
D. Trung Quốc và Thanh niên Trung Quốc

Câu 2: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi.” Câu nói đó được Nguyễn Ái Quốc viết trong tác phẩm nào?
A. Đường cách mệnh
B. Sửa đổi lối làm việc
C. Đây “công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương
D. V. I. Lênin và Phương Đông

Câu 3: Luận điểm: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” được trích từ tác phẩm nào của Hồ Chí Minh?
A. Sửa đổi lối làm việc
B. Di chúc
C. Đường Cách mệnh
D. Thường thức Chính trị

Câu 4: Quan điểm: “Đảng là đạo đức, là văn minh” được Hồ Chí Minh trình bày trong tác phẩm nào?
A. Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng
B. Bài nói chuyện tại lễ kỷ niệm 30 năm thành lập Đảng
C. Sách lược vắn tắt
D. Đường Cách mệnh

Câu 5: Theo Hồ Chí Minh, trong quan hệ với quần chúng, Đảng phải:
A. Luôn nghe theo quần chúng
B. Thực hiện theo yêu cầu của quần chúng
C. Không được theo đuôi quần chúng
D. Luôn lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của quần chúng

Câu 6: Theo Hồ Chí Minh, nguy cơ lớn nhất của một đảng cầm quyền là:
A. Diễn biến hòa bình
B. Chệch hướng
C. Sai lầm về đường lối và sự suy thoái đạo đức của cán bộ, đảng viên
D. Tụt hậu

Câu 7: Trong Di chúc, Hồ Chí Minh đã xác định: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên phải thực sự thấm nhuần [……]”.
A. Mục tiêu của Đảng
B. Nền tảng tư tưởng của Đảng
C. Đường lối của Đảng
D. Đạo đức cách mạng

Câu 8: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước là:
A. Xác định nhiệm vụ của Đảng
B. Xác định bản chất của Đảng
C. Xác định nguồn gốc ra đời của Đảng
D. Xác định năng lực của Đảng

Câu 9: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định hàng đầu để đưa cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi là:
A. Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
B. Xác định bản chất của Đảng
C. Xác định vai trò lãnh đạo của Đảng
D. Xác định nhiệm vụ của Đảng

Câu 10: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, luận điểm Đảng Cộng sản Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân, đồng thời là Đảng của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam nhằm:
A. Xác định vị thế cầm quyền của Đảng
B. Xác định bản chất của Đảng
C. Xác định nguồn gốc ra đời của Đảng
D. Xác định năng lực của Đảng

Câu 11: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin ”làm cốt”, nghĩa là:
A. Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng
B. Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm chủ trương, đường lối
C. Đảng Cộng sản Việt Nam phải lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm học thuyết của Đảng
D. Đảng Cộng sản Việt Nam phải căn cứ hoàn toàn vào chủ nghĩa Mác – Lênin để lãnh đạo cách mạng

Câu hỏi trắc nghiệm môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phần 7
Câu hỏi trắc nghiệm môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh phần 7

Câu 12: Nguyễn Ái Quốc đã trích dẫn luận điểm nổi tiếng của V. I. Lênin: “không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động … chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm cách mệnh tiền phong” câu nói được ghi ở trang đầu tiên của cuốn sách nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Đường cách mệnh
C. Nhật ký trong tù
D. V. I. Lênin và các dân tộc thuộc địa

Câu 13: “Công nông là gốc cách mệnh, còn học trò, nhà buôn nhỏ, địa chủ nhỏ, … là bầu bạn cách mệnh của công nông”. Nguyễn Ái Quốc viết câu đó trong tác phẩm nào?
A. Bản án chế độ thực dân Pháp
B. Nông dân Trung Quốc
C. V. I. Lênin và Phương Đông
D. Đường cách mệnh

Câu 14: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Hồ Chí Minh nói câu đó trong văn kiện nào?
A. Quân lệnh số 1 của Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc
B. Lời kêu gọi Tổng khởi nghĩa của Hồ Chí Minh
C. Hiệu triệu Tổng khởi nghĩa của Tổng bộ Việt Minh
D. Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Hồ Chí Minh

Câu 15: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, mục đích, lý tưởng của Đảng cầm quyền là:
A. Xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh
B. Vì lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân
C. Không tham ô, tham nhũng
D. Xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội

Câu 16: Tại sao nói Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đánh dấu bước ngoặt quyết định của cách mạng Việt Nam?
A. Vì đó là một tất yếu lịch sử, phản ánh đúng xu thế khách quan của lịch sử cách mạng Việt Nam.
B. Vì nó đã chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước của cách mạng Việt Nam, đánh dấu sự chín muồi và tự giác của phong trào công nhân Việt Nam.
C. Vì Đảng ra đời đã đưa giai cấp công nhân lên vũ đài chính trị nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.
D. Cả a, b và c đều đúng

Câu 17: Đại biểu các tổ chức Cộng sản nào đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng năm 1930?
A. Đông Dương Cộng Sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn
B. Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam cộng sản Đảng
C. An Nam cộng sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn
D. Đông Dương Cộng Sản Đảng và Đông Dương Cộng Sản Liên Đoàn

Câu 18: Mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là mâu thuẫn nào?
A. Mâu thuẫn giữa giai cấp nông dân với giai cấp địa chủ phong kiến.
B. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.
C. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và nông dân với đế quốc phong kiến.
D. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với đế quốc xâm lược và tay sai của chúng.

Câu 19: Khi nào phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?
A. Năm 1920 (tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập).
B. Năm 1925 (Cuộc bãi công Ba Son).
C. Năm 1929 (sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản).
D. Năm 1930 (Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời).

Câu 20: Trong xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh xác định: “Mục đích phê bình cốt để [……], giúp nhau tiến bộ”.
A. Sửa chữa sai lầm
B. Giúp nhau sửa chữa
C. Chỉ ra sai lầm
D. Giúp nhau cải tạo

Câu 21: Theo Hồ Chí Minh: “Đảng có vững, [……] mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì [……]”.
A. Cách mệnh; thuyền chạy.
B. Cách mạng; thuyền chạy.
C. Cách mạng; thuyền mới chạy.
D. Cách mệnh; thuyền mới chạy.

Câu 22: Đông Dương Cộng Sản Đảng và An Nam Cộng Sản Đảng được ra đời từ Tổ chức nào?
A. Tân Việt Cách mạng Đảng.
B. Việt Nam Cách mạng Đồng chí Hội.
C. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
D. Cả a, b và c đều sai.

Câu 23: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và:
A. Phong trào giải phóng dân tộc.
B. Phong trào vì hòa bình.
C. Phong trào yêu nước.
D. Phong trào đoàn kết dân tộc.

Câu 24: Ai là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Hồ Chí Minh
B. Trần Văn Cung
C. Trần Phú
D. Lê Hồng Phong

Câu 25: Giai cấp nào không có hệ tư tưởng riêng?
A. Giai cấp tư sản
B. Giai cấp nông dân
C. Giai cấp vô sản
D. Giai cấp phong kiến

Câu 26: Ai là người sáng lập và rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam?
A. Nguyễn Ái Quốc
B. Trường Chinh
C. Trần Phú
D. Nguyễn Văn Linh

Câu 27: Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh (Mặt trận Việt Minh) được thành lập năm nào?
A. 1940
B. 1941
C. 1942
D. 1943

Câu 28: Phong trào Đông Du (1906 – 1908) do ai lãnh đạo?
A. Hồ Chí Minh
B. Phan Chu Trinh
C. Phan Bội Châu
D. Nguyễn Thái Học

Câu 29: Liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức là do:
A. Mong muốn của công nhân.
B. Do đòi hỏi khách quan của công nhân, nông dân và trí thức.
C. Yêu cầu của trí thức.
D. Yêu cầu của nông dân.

Câu 30: Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của [……] Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc.
A. Giai cấp công nhân.
B. Giai cấp tư sản.
C. Giai cấp nông dân.
D. Giai cấp tiểu tư sản.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.