fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công pháp quốc tế

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn công pháp quốc tế là công cụ hữu ích dành cho sinh viên luật và các chuyên gia nghiên cứu về công pháp quốc tế. Với bộ câu hỏi đa dạng và bám sát chương trình học, bạn sẽ dễ dàng ôn tập và kiểm tra kiến thức về các quy định và nguyên tắc của công pháp quốc tế. Tài liệu này giúp bạn chuẩn bị tốt cho các kỳ thi, nâng cao khả năng phân tích các vấn đề pháp lý quốc tế, và hiểu sâu hơn về mối quan hệ giữa các quốc gia.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công pháp quốc tế

Câu 1. Luật quốc tế đã trải qua mấy thời kỳ phát triển tính đến hiện nay

  • A. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại và hiện đại
  • B. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại
  • C. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại, trung cận đại và hiện đại
  • D. Luật quốc tế thời kỳ cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại và hậu hiện đại

Câu 2. Chủ thể luật quốc tế bao gồm các chủ thể

  • A. Quốc gia và dân tộc
  • B. Quốc gia, dân tộc và tổ chức quốc tế
  • C. Quốc gia, dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết; tổ chức quốc tế liên chính phủ và các chủ thể đặc biệt
  • D. Các chủ thể đặc biệt.

Câu 3. “Nguyên tắc tự do trên biển cả”, nó bắt đầu được hình thành trong thời kỳ nào sau đây:

  • A. Thời kỳ Chiếm hữu nô lệ;
  • B. Thời kỳ Phong kiến;
  • C. Thời kỳ Tư bản chủ nghĩa;
  • D. Mới được hình thành trong giai đoạn Luật quốc tế hiện đại.

Câu 4. Đường cơ sở (baseline) dùng để tính chiều rộng lãnh hải ,Việt Nam áp dụng là gi?

  • A. Đường cơ sở của quốc gia ven biển được tuyên bố dựa vào mực nước biển thấp nhất giáp với bờ biển và chạy dọc theo bờ biển, hoặc là đường nối những điểm nhô ra nhất của bờ biển và tất cả các đảo ven bờ ở mực nước thấp nhất;
  • B. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam đã Tuyên bố đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam vào ngày 12 tháng 5 năm 1977;
  • C. Đường cơ sở là đường gãy khúc nối liền các điểm được lựa chọn tại ngấn nước thủy triều thấp nhất dọc bờ biển và các đảo gần bờ do Chính phủ nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xác định công bố;
  • D. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven biển là ngấn nước thuỷ triều thấp nhất.

Câu 5 Hiện nay, vùng biển Bắc cực được luật lệ quốc tế xác định như sau:

  • A. Quốc gia giáp với vùng Bắc cực có được một phần nội thủy và lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý tính từ ranh giới quốc gia hướng tới Bắc cực;
  • B. Mười quốc gia vành đai giáp với Bắc cực (Canada,Nga,Mỹ,Đan Mạch,Na Uy,Phần Lan,Iceland,Thụy Điển, Ấn Độ và Trung Quốc) có được một phần lãnh thổ mở rộng có chiều dài 426km tính từ ranh giới quốc gia hướng tới Bắc cực;
  • C. Mười quốc gia vành đai giáp với vùng Bắc cực(Canada,Nga,Mỹ,Đan Mạch,Na Uy,Phần Lan,Iceland,Thụy Điển, Ấn Độ và Trung Quốc) có được một phần lãnh thổ mở rộng có chiều dài 200 hải lý tính từ ranh giới quốc gia hướng tới Bắc cực;
  • D. Mười quốc gia vành đai giáp với vùng Bắc cực(Canada,Nga,Mỹ,Đan Mạch,NaUy,Phần Lan,Iceland,Thụy Điển, Ấn Độ và Trung Quốc) có được các vùng nước nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế, thềm lục địa như các vùng biển khác hướng tới Bắc cực.

Câu 6: Các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia ven biển bao gồm:

  • A. Vùng nội thủy,vùng lãnh hải,vùng tiếp giáp lãnh hải,vùng đặc quyền kinh tế,thềm lục địa,biển cả(biển quốc tế), và vùng (đáy biển và vùng đất dưới đáy biển);
  • B. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa;
  • C. Vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế;
  • D. Vùng nội thủy và vùng lãnh hải.

Câu 7: Hiến chương Liên Hiệp Quốc được ký ngày 26/6/1945 (có hiệu lực từ ngày 24/10/1945) về vấn đề thành lập, tổ chức và hoạt động của một tổ chức quốc tế, là:

  • A. Điều ước quốc tế được ký tại Washington-Mỹ, bao gồm 111 Điều, 19 chương;
  • B. Điều ước quốc tế song phương được ký tại San-Francisco-Mỹ, bao gồm 111 Điều, 19 chương;
  • C. Điều ước quốc tế đa phương được ký tại San-Francisco-Mỹ, bao gồm 111 Điều, 19 chương;
  • D. Điều ước quốc tế được ký tại New York-Mỹ, bao gồm 111 Điều, 19 chương.

Câu 8: Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc:

  • A. Đại hội đồng họp khóa thường kỳ hàng năm và những khóa họp bất thường nếu hoàn cảnh đòi hỏi.Những khóa họp bất thường được Đại hội đồng triệu tập theo yêu cầu của các cơ quan Liên Hiệp Quốc;
  • B. Đại hội đồng họp khóa thường kỳ hàng năm và những khóa họp bất thường nếu hoàn cảnh đòi hỏi.Nhữngkhóa họp bất thường được Đại hội đồng triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc thành viên Liên Hiệp Quốc;
  • C. Đại hội đồng họp khóa thường kỳ hàng năm và những khóa họp bất thường nếu hoàn cảnh đòi hỏi.Những khóa họp bất thường được Tổng thư ký triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc của đa số thành viên Liên Hiệp Quốc;
  • D. Đại hội đồng họp khóa thường kỳ hàng năm và những khóa họp bất thường nếu hoàn cảnh đòi hỏi.Những khóa họp bất thường được Đại hội đồng triệu tập theo yêu cầu của Hội đồng Bảo an hoặc của đa số thành viên Liên Hiệp Quốc;
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công pháp quốc tế
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Công pháp quốc tế

Câu 9: Những hiểu biết về Tổ chức Liên Hiệp Quốc, anh/chị cho biết câu trả lời đúng dưới đây:

  • A. Hiện nay, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc gồm có 191quốc gia thành viên;
  • B. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bao gồm 15 ủy viên thường trực (đó là Anh-Bắc Ailen, Mỹ, Nga, Pháp, và Trung Quốc; và 10 ủy viên khác nhiệm kỳ là hai năm);
  • C. Vào ngày 31 tháng 10 năm 1947, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc quyết định lấy ngày 24 tháng 10 hằng năm – ngày Hiến chương Liên Hiệp Quốc có hiệu lực – làm “Ngày Liên Hiệp Quốc”, làm ngày đẩy mạnh thông tin cho nhân dân thế giới về mục đích và thành tựu của Liên Hiệp Quốc nhằm tranh thủ sự đồng tình và ủng hộ đối với hoạt động của tổ chức quốc tế có tính chất toàn cầu này;
  • D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 10: Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Quốc

  • A. Ngày 20 tháng 7 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên thứ 150 của Liên Hiệp Quốc;
  • B. Ngày 20 tháng 9 năm 1977, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên thứ 147 của Liên Hiệp Quốc;
  • C. Ngày 20 tháng 7 năm 1975, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên thứ 150 của Liên Hiệp Quốc;
  • D. Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc nhất trí thông qua Nghị quyết kết nạp Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam làm thành viên thứ 147 của Liên Hiệp Quốc.

Câu 11: Những hiểu biết về Ban thư ký Liên Hiệp Quốc, anh/chị cho biết câu trả lời đúng dưới đây:

  • A. Ban thư ký Liên Hiệp Quốc có trụ sở chính(Head-quarters) tại New York(Mỹ) và một văn phòng Châu Âu tại La Haye (Hà Lan);
  • B. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc do Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc bổ nhiệm theo kiến nghị của Hội đồng bảo an với nhiệm kỳ năm năm;
  • C. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc hiện tại là ông Ban Kimoon (người Nhật Bản )
  • D. Ban thư ký Liên Hiệp quốc đo Hội đồng bảo an bàu ra.

Câu 12: Theo Công ước Vienna 1963 về quan hệ lãnh sự, quốc gia nước gửi có thể thiết lập cơ quan đại diện nào sau đây:

  • A. Quốc gia hữu quan có thể được thiết lập cấp đại diện Lãnh sự quán;
  • B. Quốc gia hữu quan có thể được thiết lập cấp đại diện Công sứ quán;
  • C. Quốc gia hữu quan có thể được thiết lập cấp đại diện Đại biện quán;
  • D. Quốc gia hữu quan có thể được thiết lập cấp đại diện Công sứ quán hoặc Đại biện quán.

Câu 13:. Những hiểu biết về “Thuyết tự do trên không” và không phận theo quy định của pháp luật hiện đại, anh/chị cho biết câu trả lời đúng dưới đây:

  • A. Khu vực biên giới trên không của Việt Nam gồm phần không gian dọc theo biên giới quốc gia có chiều rộng mười kilômét tính từ biên giới quốc gia trở vào;
  • B. Không phận quốc tế chính là toàn bộ khoảng không gian bao trùm trên biển cả (biển quốc tế) và khoảng không gian bao trùm trên vùng nam cực, và khoảng không nằm ngoài biên giới trên cao của quốc gia;
  • C. Thuyết tự do trên không ra đời vào đầu thế kỷ XX, nội dung và bản chất pháp lý chủ yếu của học thuyết là cho phép các phương tiện bay được quyền tư do trên không phận quốc tế, và ngày nay nó được phát triển thành nguyên tắc của luật hàng không quốc
  • D. Tất cả các phương án đều đúng

Câu 14: Theo quy định của Công ước luật biển UNCLOS 1982, tội phạm cướp biển có thể diễn ra tại vùng biển nào sau đây

  • A. Vùng lãnh hải
  • B. Vùng tiếp giáp lãnh hải
  • C. Vùng đặc quyền kinh tế
  • D. Biển cả

Câu 15: Chủ thể cơ bản và chủ yếu của luật quốc tế bao gồm

  • A. Quốc gia
  • B. Tổ chức quốc tế liên chính phủ
  • C. Tổ chức quốc tế liên quốc gia
  • D. Quốc gia và các chủ thể khác

Câu 16: Công ước Viên năm 1969 về luật các điều ước quốc tế điều chỉnh quan hệ ký kết, thực hiện điều ước quốc tế giữa các chủ thể nào với nhau

  • A. quốc gia và các chủ thể khác của luật quốc tế
  • B. Quốc gia với quốc gia
  • C. Quốc gia với các tổ chức quốc tế
  • D. Giữa các chủ thể của luật quốc tế

Câu 17: Công ước Viên 1969 về luật các điều ước quốc tế thừa nhận hình thức tồn tại nào của điều ước quốc tế

  • A. Văn bản
  • B. Văn bản và hình thức khác
  • C. Văn bản và phi văn bản
  • D. Văn bản và các điều ước quân tử

Tham gia khóa học tìm hiểu Công pháp quốc tế online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về hệ thống pháp luật quốc tế, các nguyên tắc và quy tắc điều chỉnh quan hệ giữa các quốc gia và tổ chức quốc tế. Khóa học được thiết kế với nội dung dễ hiểu, phương pháp học tập linh hoạt, và được giảng dạy bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu. Đăng ký ngay để trang bị cho mình nền tảng kiến thức vững chắc, hỗ trợ tối đa cho học tập và công việc của bạn trong môi trường quốc tế!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-cong-phap-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong Công pháp quốc tế là gì?

Nguyên tắc chủ quyền quốc gia trong Công pháp quốc tế là nguyên tắc khẳng định rằng mỗi quốc gia có quyền độc lập và tự quyết định các vấn đề nội bộ và đối ngoại của mình mà không bị can thiệp bởi quốc gia khác. Chủ quyền quốc gia cũng bao hàm quyền toàn quyền quản lý và kiểm soát lãnh thổ, tài sản, và công dân của mình.

Phân biệt giữa trách nhiệm quốc tế của quốc gia và trách nhiệm quốc tế của cá nhân?

Trách nhiệm quốc tế của quốc gia là trách nhiệm mà một quốc gia phải chịu khi vi phạm các quy định của Công pháp quốc tế, dẫn đến thiệt hại cho một hoặc nhiều quốc gia khác. Quốc gia vi phạm phải chịu trách nhiệm khắc phục hậu quả, bao gồm bồi thường thiệt hại, xin lỗi, hoặc thực hiện các biện pháp khác để khôi phục lại tình trạng ban đầu.
Trách nhiệm quốc tế của cá nhân phát sinh khi cá nhân vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, đặc biệt là trong các tội ác nghiêm trọng như tội ác chống lại loài người, diệt chủng, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược. Những cá nhân này có thể bị truy tố và xét xử trước các tòa án quốc tế như Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC).
Điểm khác biệt chính: Trách nhiệm quốc gia tập trung vào các quốc gia với tư cách là thực thể, trong khi trách nhiệm cá nhân nhắm đến hành vi của cá nhân cụ thể, ngay cả khi họ hành động thay mặt cho quốc gia hoặc tổ chức.

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết