fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi trắc nghiệm Luật Tố tụng hành chính phần 3

Bạn đang tìm kiếm Câu hỏi trắc nghiệm Luật Tố tụng hành chính phần 3 để ôn tập và kiểm tra kiến thức? Bài viết này tổng hợp những câu hỏi trắc nghiệm quan trọng, bám sát quy định mới nhất của Luật Tố tụng hành chính, giúp bạn hệ thống hóa kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Cùng tham khảo ngay!

Tham khảo khoá học ôn tập môn Luật tố tụng hành chính: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-to-tung-hanh-chinh?ref=lnpc

Câu hỏi trắc nghiệm Luật Tố tụng hành chính phần 3

Câu 1. Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính về đất đai là?

a. Không quy định

b. 01 năm

c. 02 năm

d. 03 năm

Câu 2. Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm nào?

a. Không truy cứu nên không tính thời hiệu

b. Tính từ ngày phát hiện sai phạm

c. Tính từ ngày lập biên bản vi phạm

d. Tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm

Câu 3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Đối với vi phạm hành chính đang được

thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm … hành vi vi phạm.

a. Phát hiện

b. Xử phạt

c. Lập biên bản

d. Chấm dứt

Câu 4. Thời gian ban đêm quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính là?

a. Thời gian ban đêm được tính từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau

b. Thời gian ban đêm được tính từ 21 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau

c. Thời gian ban đêm được tính từ 20 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau

d. Thời gian ban đêm được tính từ 24 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ ngày hôm sau

Câu 5. Tình tiết giảm nhẹ là?

a. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần

b. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra

c. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu

d. Tất cả các phương án

Câu 6. Đáp án nào KHÔNG PHẢI là tình tiết tăng nặng?

a. Vi phạm hành chính có tổ chức

b. Tổ chức vi phạm hành chính

c. Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm

d. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm hành chính

Câu 7. Hình thức nào chỉ được áp dụng là hình thức xử phạt chính?

a. Cảnh cáo

b. Phạt tiền

c. Trục xuất

d. Cảnh cáo và phạt tiền

Câu 8. Hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính là?

a. Quản chế hành chính

b. Tịch tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

c. Trục xuất

d. Tịch tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và trục xuất

Câu 9. Hình thức cảnh cáo được quyết định bằng?

a. Văn bản

b. Lời nói

c. Biên bản

d. Cả 3 hình thức

Câu hỏi trắc nghiệm Luật Tố tụng hành chính phần 3
Câu hỏi trắc nghiệm Luật Tố tụng hành chính phần 3

Câu 10. Trừ trường hợp đặc biệt, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân là?

a. Từ 10.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

b. Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

c. Từ 100.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

d. Từ 100.000 đồng đến 500.000.000 đồng

Câu 11. Trừ trường hợp đặc biệt, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức là?

a. Từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng

b. Từ 500.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

c. Từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng

d. Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng

Câu 12. Trục xuất là biện pháp xử phạt áp dụng đối với ai?

a. Người nước ngoài

b. Người không có quốc tịch

c. Công dân Việt Nam đang học tập tại nước ngoài

d. Công dân Việt Nam có người thân ở nước ngoài

Câu 13. Trục xuất là biện pháp có bản chất buộc người vi phạm?

a. Phải rời khỏi nơi cư trú

b. Phải rời khỏi đại sứ quán

c. Phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

d. Tất cả các phương án đều sai

Câu 14. Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào… vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức.

a. Ngân sách trung ương

b. Ngân sách địa phương

c. Ngân sách nhà nước

d. Ngân sách Chính phủ

Câu 15. Lựachọnphương án đúngnhất: Buộckhôi phụclại tìnhtrạngban đầu là?

a. Biện pháp khắc phục hậu quả

b. Biện pháp xử phạt hành chính

c. Biện pháp chỉ áp dụng cho cá nhân

d. Biện pháp chỉ áp dụng cho tổ chức

Câu 16. Cá nhân,tổ chức viphạm hành chínhphải khôiphục lại tìnhtrạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính của mình gây ra, nếu không tự nguyện thực hiện thì sẽ bị?

a. Xử phạt hành chính

b. Cưỡng chế thi hành

c. Khởi tố hình sự

d. Trục xuất

Câu 17. Trưởngthôn/Tổ trưởngTổ dânphốcó thẩmquyền xửphạt hànhchính là?

a. Đúng

b. Đúng trong trường hợp cấp thiết

c. Đúng trong trường hợp người vi phạm bị bắt quả tang

d. Sai

Câu18. Thẩm quyển xử phạt cảnh cáo thuộc về?

a. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

b. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

c. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

d. Cả 3 phương án

Câu 19. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền?

a.Phạt tiền đến50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định nhưng không quá 100.000.000 đồng

b. Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định nhưng không quá 200.000.000 đồng

c. Phạt tiền đến 100% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định nhưng không quá 100.000.000 đồng

d. Phạt tiền đến 100% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng theo quy định nhưng không quá 200.000.000 đồng

Câu 20. Hình thức xử phạt cảnh cáo được quyết định bằng hình thức nào?

a. Lời nói

b. Văn bản

c. Lời nói, văn bản

d. Lời nói, văn bản và các hình thức khác

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.