Sơ đồ bài viết
Bạn đang tìm kiếm câu hỏi ôn tập môn Luật Sở hữu trí tuệ để chuẩn bị cho kỳ thi? Bài viết này sẽ cung cấp bộ câu hỏi trọng tâm, giúp bạn hệ thống kiến thức về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế và nhiều nội dung quan trọng khác. Cùng khám phá ngay để ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao!
Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc
Câu hỏi ôn tập môn Luật Sở hữu trí tuệ
Câu hỏi ôn tập Chương 1: Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật sở hữu trí tuệ
1. Phân biệt các thuật ngữ sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và tài sản sở hữu trí tuệ?
2. Phân tích và đánh giá về vị trí của pháp luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
3. So sánh các nhánh quyền lực thuộc quyền sở hữu trí tuệ (QTG và QLQ, quyền SHTT và quyền đối với giống cây trồng mới).
4. Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ. Phân tích và làm rõ phương hướng hoàn thiện và phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.
5. Phân tích về nền tảng lý luận cho sự phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ trên thế giới và ở Việt Nam.
Câu hỏi ôn tập Chương 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả
1. Phân tích đặc điểm của quyền tác giả? Đặc điểm của quyền liên quan đến quyền tác giả?
2. Điều kiện bảo hộ tác phẩm?
3. Xác định tác giả? Đồng tác giả?
4. Xác định các loại chủ sở hữu quyền tác giả?
5. Phân tích các quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc quyền tác giả?
6. Trình bày về giới hạn quyền tác giả?
7. Điều kiện bảo hộ quyền liên quan?
8. Căn cứ xác lập quyền tác giả, quyền liên quan?
9. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan?
Câu hỏi ôn tập Chương 3: Quyền sở hữu công nghiệp
1. Phân tích làm rõ bản chất và đặc điểm của sáng chế dưới góc độ một đối tượng sở hữu công nghiệp.
2. Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế.
3. Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.
4. So sánh cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với thiết kế công nghiệp.
5. Phân tích khái niệm thiết kế bố trí mạch tích hợp từ góc độ là một đối tượng sở hữu trí tuệ. Phân tích các cơ chế bảo hộ có thể áp dụng đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp.
6. Phân tích điều kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu.
7. Phân biệt các loại nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
9. Phân tích căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp.
10. Phân tích các giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp.
11. Sự phát triển của các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển và hoàn thiện pháp luật sử hữu trí tuệ của Việt Nam?
12. Tại sao nói công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp là điều ước quốc tế cơ sở cho hệ thống pháp luật sở hữu công nghiệp quốc tế?
13. Việc bảo hộ sáng chế của Việt Nam ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế có thể thực hiện như thế nào?
14. Việc bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế có thể thực hiện như thế nào?
Mời bạn xem thêm: