Sơ đồ bài viết
Bạn đang tìm kiếm Câu hỏi nhận định đúng sai môn Tội phạm học phần 3 (có đáp án) để ôn luyện và củng cố kiến thức? Bài viết này cung cấp bộ câu hỏi kèm đáp án chi tiết, giúp bạn nắm vững nội dung quan trọng và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Cùng tham khảo ngay để học tập hiệu quả!
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Tội phạm học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-toi-pham-hoc?ref=lnpc
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Tội phạm học phần 3 (có đáp án)
61. Thuật ngữ tội phạm học theo nghĩa đen là nghiên cứu về tội phạm và hình phạt
=> Nhận định này sai. Tội phạm học là khoa học liên ngành thực nghiệm nghiên cứu về tội phạm (hiện thực), nguyên nhân của tội phạm hiện thực và kiểm soát tội phạm nhằm mục đích phòng ngừa tội phạm.
62. Tình huống cụ thể không đóng vai trò gì trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
=> Nhận định này sai. Trong một số trường hợp phạm tội nhất định, tình huống cụ thể đóng vai trò như là nguyên nhân phát sinh tội phạm. Một số tình huống đã trực tiếp tác động đến chủ thể làm chủ thể hình thành động cơ, từ đó hình thành hành vi phạm tội.
63. Nạn nhân không đóng vai trò gì trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội
=> Nhận định này sai. Trong một số trường hợp vai trò của nạn nhân là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện.
Ví dụ: Trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh (theo quy định của điều 124 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017).
64. Trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội, nạn nhân luôn đóng vai trò là nguyên nhân làm phát sinh hoặc thúc đẩy tội phạm được thực hiện
=> Nhận định này sai. Vì vai trò của nạn nhân của tội phạm có thể hạn chế được phần nào tội phạm xảy ra trên thực tế.
Ví dụ: hạn chế đi đến những nơi vắng vẻ sẽ hạn chế nguy cơ tội cướp tài sản.
65. Thực trạng của tội phạm xét về tính chất được nghiên cứu trên cơ sở nghiên cứu các cơ cấu của tội phạm
=> Nhận định này đúng. Vì thông qua cơ cấu của tội phạm theo tiêu thức nhất định có thể rút ra được nhận xét về tính chất của tội phạm.
66. Sự thay đổi của pháp luật hình sự không làm thay đổi cơ cấu tình hình tội phạm
=> Nhận định này sai. Cơ cấu THTP là thành phần, tỷ trọng sự tương quan giữa các tội phạm, loại tội phạm trong 1 chỉnh thể THTP. Hiện nay BLHS thường được sử dụng làm căn cứ, tiêu chí xác định cơ cấu THTP do đó nếu có sự thay đổi của pháp luật hsự cũng làm thay đổi cơ cấu THTP.
67. Tất cả những tội phạm được thực hiện đều có vai trò khía cạnh nạn nhân trong nguyên nhân và điều kiện phạm tội
=> Nhận định này sai. Không phải bất cứ tội phạm nào trong thực tế cũng có vai trò của nạn nhân. Trong thực tiễn phòng chống tội phạm chỉ có 1 số loại tội phạm mới có vai trò của nạn nhân như: tội xâm phạm sở hữu, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm mới phải xem xét đến vai trò của nạn nhân; còn như tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội về chức vụ…không có vai trò của nạn nhân.
68. Không phải tội phạm nào được thực hiện cũng có khâu hình thành động cơ và khâu thực hiện tội phạm
=> Nhận định này đúng. Vì căn cứ vào mức độ hoàn thành của cơ chế tâm lý XH thì có 2 loại cơ chế là cơ chế bộc lộ đầy đủ và cơ c hế bộ lộ không đầy đủ. Trong cơ chế bộc lộ không đầy đủ có 2 trường hợp: 1 là hình thành động cơ và kế hoạch hoá việc thực hiện tội phạm (nhưng không có khâu thực hiện tội phạm trong thực tiễn) và 2 là chỉ có khâu thực hiện tội phạm trong thực tế như với lỗi vô ý: vô ý vì quá tự tin, vô ý do cẩu thả TD: vô ý làm chết người…
69. Nhân thân người phạm tội hỉ bao gồm các đặc điểm sinh học và đặc điểm tâm lý của cá nhân người phạm tội
=> Nhận định này sai. Nhân thân người phạm tội bao gồm các đặc điểm thuộc 3 nhóm sau: đặc điểm sinh học, đặc điểm tâm lý và đặc điểm xã hội.
70. Nghiên cứu nhân thân của người phạm tội trong tội phạm học chỉ là một phần của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự
=> Nhận định này đúng. Tội phạm học không nghiên cứu mọi đặc điểm nhân thân vốn có của người phạm tội mà chỉ đi vào tìm hiểu những đặc điểm nổi bật, rõ ràng phạm tội có vai trò trong cơ chế hành vi phạm tội…
Nhân thân của người phạm tội trong khoa hình sự được hiểu là tổng hợp những đặc điểm riêng biệt của người phạm tội có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vấn đề trách nhiệm hình sự của họ.
Vì vậy nghiên cứu nhân thân của người phạm tội trong tội phạm học chỉ là một phần của việc nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong khoa học luật hình sự.
71. Nhóm dấu hiệu sinh học thuộc nhân thân người phạm tội bao gồm giới tính, độ tuổi và các đặc điểm thể chất khác
=> Nhận định này đúng. Trong nhóm dấu hiệu sinh học sẽ bao gồm giới tính, tuổi và một số đặc điểm thể chất khác.
72. Nghề nghiệp là một đặc điểm tâm lý thuộc nhân thân người phạm tội
=> Nhận định này sai. Nghề nghiệp là một đặc điểm xã hội thuộc nhân thân người phạm tội.
73. Tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân luôn luôn có yếu tố lỗi của nạn nhân trong cơ chế hình thanh hành vi phạm tội
=> Nhận định này sai. Có những trường hợp tội phạm gây thiệt hại cho nạn nhân mà nạn nhân không có lỗi trong cơ chế hình thành hành vi phạm tội.
74. Bất kỳ tội phạm nào được thực hiện cũng có quá trình hình thành động cơ phạm tội
=> Nhận định này sai. Các tội phạm được thực hiện với lỗi vô ý là loại tội phạm chỉ có khâu thực hiện được biểu hiện trong tế, không có khâu hình thành động cơ và kế hoạch hóa việc thực hiện tội phạm.
75. Định hướng giá trị của người phạm tội được hình thành bẩm sinh
=> Nhận định này sai. Định hướng giá trị là tập hợp những giá trị tích lũy ở các nhân trong quá trình sống dưới sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh, kinh nghiệm sống và sự giáo dục. Định hướng giá trị được củng cố bởi năng lực nhận thức, kinh nghiệm cá nhân. Định hướng giá trị của người phạm tội được hình thành như trên và thường người phạm tội có đánh giá, định hướng không đúng, có sự nhầm lẫn giữa các giá trị trong xã hội,…
Mời bạn xem thêm: