fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật thương mại 2

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật thương mại 2 là công cụ hiệu quả giúp sinh viên nắm vững các kiến thức pháp luật trong lĩnh vực thương mại quốc tế và các giao dịch thương mại phức tạp. Với bộ câu hỏi đa dạng, được biên soạn kỹ lưỡng, bạn sẽ có cơ hội rèn luyện khả năng phân tích, nhận định và áp dụng các quy định pháp luật vào tình huống thực tế, từ đó nâng cao kỹ năng và tự tin chinh phục các kỳ thi trong môn học này.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật thương mại 2

1.Điều kiện kinh doanh các dịch vụ logisctic chủ yếu đối với thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài tại Việt Nam là như nhau.

 Nhận định sai. Vì Nhiều năm qua,ngành dịch vụ logistics được Chính phủ bảo hộ khá kỹ thông qua các biện pháp ngăn chặn doanh nghiệp nước ngoài tiếp cận thị trường trong nước. Chính vì vậy Luật thương mại cũng quy định điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của các thương nhân Việt  Nam có phần đỡ khắt khe hơn so với các thương nhân nước ngoài nước ngoài kinh doanh dịch vụ này tại Việt Nam.

Cụ thể, theo nghị định 140/2007/NĐ-CP Ngày 5/9/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistic và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ, tại các điều 5 thì: Nếu như, Theo khoản 1, 2 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh Logistic là thương nhân Việt Nam thì điều kiện kinh doanh các dịch vụ logistic chủ yếu chỉ là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật Việt Nam, có đủ phương tiện, thiết bị, công cụ đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật và có đội ngũ nhân viên đáp ứng yêu cầu .

Thì theo khoản 3 điều 5 Nghị định 140 đối tượng kinh doanh cách dịch vụ logistics chủ yếu là thương nhân nước ngoài để được kinh doanh hoạt động logistic tại Việt Nam thì ngoài việc phải tuân thủ những điều kiện như thương nhân Việt Nam còn phải tuân thủ một số điều kiện khác.

Như: đối với dịch vụ liên quan đến vận tải, thương nhân nước ngoài được phép thành lập công ty liên doanh trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50% đối với trường hợp kinh doanh dịch vụ bốc dỡ hàng hóa; không quá 51% đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác (từ năm 2010, trước đó là 49%). Trong đó điều kiện đối với kinh doanh dịch vụ kho bãi; dịch vụ đại lý vận tải, dịch vụ bổ trợ khác sẽ chấm dứt hạn chế vào năm 2014. Như vậy, rõ ràng cơ sự khác nhau giữa điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic của thương nhân Việt Nam và thương nhân nước ngoài.

2. Mọi thương nhân đều có thể kinh doanh dịch vụ giám định.

 Nhận định sai. Theo điều 256 Luật thương mại chỉ các thương nhân có đủ điều kiện theo quy định của Pháp luật, cụ thể là các điều kiện kinh doanh dịch vụ giám định quy định tại điều 257 Luật thương mại và được cấp Giấy chứng nhận đăng ký dịch vụ giám định thương mại mới được phép thực hiện dịch vụ giám định và cấp chứng thư giám định

3.Nếu cấp chứng thư giám định có kết quả sai thì thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định có trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng.

Nhận định sai. Vì theo điều 266 Luật thương mại thương nhân chỉ phải trả tiền phạt cho khách hàng nếu như kết quả chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình. Thương nhân chỉ phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khác hàng khi chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật thương mại 2
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật thương mại 2

4.Chế tài huỷ hợp đồng được áp dụng với mọi vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.

 Nhận định sai. Vì theo khoản 13 điều 3 Luật thương mại vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia tới mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. Như vậy, nếu như một bên vi phạm nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng nhưng không khiến bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng thi không áp dụng chế tài huỷ hợp đồng. Ví dụ như: một bên giao hàng thiếu 1kg hàng trong số 100kg hàng phải giao, theo quy định việc giao hàng đúng số lượng là một nghĩa vụ cơ bản của hợp đồng, tuy nhiên trong t/h này mặc dù có sự vi phạm cơ bản của hợp đồng nhưng lỗi vi phạm này không làm bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng nên không thể áp dụng chế tài huỷ hợp đồng. Hơn nữa, về mục đích giao kết hợp đồng, bên vi phạm chỉ chịu trách nhiệm về việc bên kia không đạt được mục đích hợp đồng khi được thông báo trước hoặc buộc phải biết.

5.Bên vi phạm hợp đồng trong trường hợp bất khả kháng được miễn trách nhiệm đối với mọi thiệt hại phát sinh.  

Nhận định sai. Theo điều 295 Luật thương mại, khi xảy ra trường hợp bất khả kháng thì bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miến trách nhiệm và hậu quả có thể xảy ra, nêu không thông báo kịp thời thì phải bồi thường thiệt hại.

6.Chế tài thương mại được áp dụng khi có hành vi vi phạm, có thiệt hại thực tế và có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế.  

Nhận định sai. Vì:– Đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì chỉ cần có hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm là có thể áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng mà không cần có thiệt hại xảy ra trên thực tế. – Đối với phạt vi phạm cũng có thể áp dụng khi có hành vi vi phạm hợp đồng và có sự thỏa thuận áp dụng chế tài này trong hợp đồng. – Có hành vi vi phạm, có thiệt hại, có mqh nhân quả giữa thiệt hại và hành vi vẫn có thể không áp dụng chế tài thương mại trong trường hợp thuộc các trường hợp miễn trách nhiệm hình sự theo điều 249 Luật thương mại.

7.Phải áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng trước khi áp dụng các chế tài khác  

Nhận định sai. Vì các chế tài thương mại được áp dụng độc lập khi có đủ các căn cứ để áp dụng theo quy định của pháp luật. Và theo điều 299 Luật thương mại khoản 1 thì trong thời gian áp dụng chế tài buộc thực hiện hợp đồng bên bị vi phạm không được áp dụng các chế tài huỷ hợp đồng, tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng.

Khám phá Khóa học tìm hiểu Luật Thương mại 2 online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để mở rộng kiến thức về pháp luật thương mại nâng cao. Khóa học sẽ giúp bạn nắm rõ các quy định về giải quyết tranh chấp thương mại, phá sản doanh nghiệp, và các hợp đồng đặc thù trong thương mại quốc tế. Với sự hướng dẫn từ đội ngũ giảng viên dày dặn kinh nghiệm, bạn sẽ có cơ hội thực hành và áp dụng kiến thức vào thực tế. Đăng ký ngay để chuẩn bị cho sự nghiệp pháp lý và kinh doanh thành công!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-thuong-mai-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Quyền và nghĩa vụ của bên bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa được quy định như thế nào?

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa, bên bán có quyền yêu cầu bên mua nhận hàng và thanh toán đầy đủ theo thỏa thuận. Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận; đồng thời, cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hàng hóa và chịu trách nhiệm về quyền sở hữu hàng hóa.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại là gì?

Theo Luật Thương mại 2005, các hành vi bị cấm trong hoạt động thương mại bao gồm: buôn bán hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ; lừa dối khách hàng; cạnh tranh không lành mạnh; vi phạm quy định về quảng cáo, khuyến mại; gian lận thương mại trong hoạt động xuất nhập khẩu. Những hành vi này bị pháp luật nghiêm cấm nhằm bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết