Sơ đồ bài viết
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật lao động là một trong những công cụ hữu ích giúp sinh viên nắm vững kiến thức và hiểu sâu hơn về các quy định pháp luật trong lĩnh vực lao động. Bằng cách giải quyết các câu hỏi nhận định, bạn không chỉ củng cố kiến thức lý thuyết mà còn phát triển kỹ năng phân tích, đánh giá các tình huống pháp lý thực tiễn. Để đạt kết quả tốt trong môn học này, việc luyện tập với các câu hỏi nhận định đúng sai sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc hiểu và áp dụng Luật lao động.
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật lao động
Câu 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn thì luôn phải bồi thường chi phí đào tạo.
Nhận định SAI.
Căn cứ khoản 3 Điều 40 và Điều 62 BLLĐ, NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật mới luôn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ. Còn trong trường hợp 2 bên không có thỏa thuận về việc hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo mà NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật thì không phải hoàn trả, bồi thường chi phí đào tạo.
Câu 2: Quan hệ lao động của công chức, viên chức không áp dụng các quy định của Luật lao động.
Nhận định SAI.
Căn cứ khoản 3 Điều 220: Chế độ lao động đối với cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân
dân, Công an nhân dân, tổ chức xã hội, xã viên hợp tác xã, người làm việc không có quan hệ lao động do các văn bản pháp luật khác quy định nhưng tùy từng đối tượng mà được áp dụng một số quy định trong Bộ luật này. Vì LLĐ điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trên HĐLĐ, kể các quan hệ trong cơ quan nhà nước nhưng phát sinh trên HĐLĐ vẫn áp dụng quy định của LLĐ.
Câu 3: Người học nghề đơn phương chấm dứt hợp đồng học nghề trước thời hạn thì không được hoàn trả phần học phí còn lại.
Nhận định SAI.
Điều 18 Nghị định 139/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề: trường hợp người học nghề không thể tiếp tục học nghề do đi làm nghĩa vụ quân sự hoặc gia đình thực sự khó khăn, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú, do ốm đau, tai nạn không đủ sức khoẻ, có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền thì được trả lại phần học phí đã đóng của thời gian học còn lại và được bảo lưu kết quả học tập.
Câu 4: Thỏa ước lao động tập thể có giá trị pháp lý cao hơn hợp đồng lao động.
Nhận định ĐÚNG.
Khoản 2 Điều 79: Trường hợp quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên trong hợp đồng lao động đã giao kết trước ngày thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực thấp hơn quy định tương ứng của thỏa ước lao động tập thể thì phải thực hiện theo thỏa ước lao động tập thể. Quy định của người sử dụng lao động chưa phù hợp với thỏa ước lao động tập thể thì phải được sửa đổi cho phù hợp; trong thời gian chưa sửa đổi thì thực hiện theo nội dung tương ứng của thỏa ước lao động tập thể.
Câu 5: Hợp đồng lao động phải do chính người lao động giao kết và thực hiện.
Nhận định SAI.
Khoản 2 Điều 18: Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.
Câu 6: Người lao động có thể ký kết nhiều hợp đồng lao động khác nhau với nhiều người sử dụng lao động khác nhau.
Nhận định ĐÚNG.
Khoản 1 Điều 19: Người lao động có thể giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.
Câu 7: Thời gian có hiệu lực của hợp đồng lao động được tính từ thời điểm người lao động làm việc thực tế tại doanh nghiệp.
Nhận định SAI.
Điều 23: Hợp đồng lao động có hiệu lực kể từ ngày hai bên giao kết, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác có thể là thời gian đi làm thực tế, thời gian do 2 bên thỏa thuận, thời gian giao kết HĐ.
Câu 8: Có thể giao kết tối đa 3 lần đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng.
Nhận định SAI.
Khoản 2 Điều 20: Chỉ tối đa 2 lần thôi.
Câu 9: Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động xác định thời hạn người lao động cần có lý do chính đáng.
Nhận định SAI.
Điều 35 khoản 1: người lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần lý do.
Câu 10: Người lao động làm việc đủ 12 tháng trở lên khi chấm dứt hợp đồng lao động sẽ được trợ cấp thôi việc.
Nhận định SAI.
Điều 46: Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.
Khám phá khóa học tìm hiểu Luật Lao động online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết trong lĩnh vực pháp luật lao động. Khóa học này được thiết kế đặc biệt cho những ai mong muốn hiểu sâu về quyền và nghĩa vụ của người lao động, cũng như các quy định pháp lý liên quan đến lao động. Tham gia khóa học của chúng tôi ngay hôm nay để nâng cao hiểu biết, cải thiện kỹ năng và chuẩn bị tốt nhất cho sự nghiệp pháp lý của bạn. Đăng ký ngay để không bỏ lỡ cơ hội học tập từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành!
Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-lao-dong?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm:
- Một số bài tập luật lao động thường gặp
- Bài tập tình huống xử lý kỷ luật lao động có đáp án
- Khoá học tìm hiểu Luật lao động online
Câu hỏi thường gặp:
Quyền cơ bản của người lao động theo Luật Lao động bao gồm: quyền được làm việc trong môi trường an toàn, quyền được trả lương công bằng, quyền được nghỉ ngơi và hưởng các chế độ phúc lợi xã hội, quyền tham gia tổ chức công đoàn và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, quyền được đào tạo và nâng cao trình độ nghề nghiệp, và quyền khiếu nại, tố cáo về các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lao động.
Quy trình giải quyết tranh chấp lao động theo Luật Lao động gồm các bước chính sau: (1) Thương lượng trực tiếp giữa người lao động và người sử dụng lao động. (2) Nếu không giải quyết được, có thể yêu cầu hòa giải tại cơ quan hòa giải lao động cấp cơ sở hoặc trung tâm hòa giải lao động. (3) Nếu hòa giải không thành, có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết.
Người lao động có quyền yêu cầu điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật và hợp đồng lao động. Điều này bao gồm việc yêu cầu giảm giờ làm việc, điều chỉnh lịch làm việc, hoặc yêu cầu nghỉ phép theo đúng các quy định về thời gian nghỉ ngơi và nghỉ phép. Các yêu cầu này cần được thực hiện thông qua thỏa thuận với người sử dụng lao động và phải phù hợp với quy định của Luật Lao động và các quy định liên quan.