fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hình sự 2

Khám phá các câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hình sự 2 để củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Bài viết cung cấp một loạt câu hỏi và đáp án, giúp bạn kiểm tra và ôn tập các khái niệm quan trọng trong lĩnh vực Luật Hình sự. Tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan đến tội phạm, trách nhiệm hình sự, và các nguyên tắc cơ bản của luật pháp để nâng cao hiệu quả học tập và đạt kết quả tốt nhất.

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hình sự 2

1. Dấu hiệu hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong CTTP tội bức tử (Điều 130).

Đúng. Vì tội bức tử có CTTP vật chất, đòi hỏi phải có hậu quả. Hành vi khách quan của tội phải dẫn đến xử sự tự sát của nạn nhân. Do bị đối xử tàn ác hay do bị làm nhục mà nạn nhân có hành vi tự tước đoạt tính mạng của chính mình. Tuy nhiên việc tự sát không đòi hỏi phải dẫn tới việc chết người.

2. Lỗi ở tội giết người chỉ có thể là lỗi cố ý trực tiếp.

Sai. Vì: lỗi cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.Lỗi cố ý gián tiếp trong trường hợp người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có khả năng nguy hiểm đến tính mạng của người khác thấy trước hậu quả chết người có thể xảy ra nhưng để đạt được mục đích của mình người phạm tội có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra hay nói cách khác,họ có ý thức chấp nhận hậu quả đó (nếu xảy ra). Điều đó có nghĩa là trong ý thức chủ quan của mình, người phạm tội hoàn toàn không có ý định tước đoạt tính mạng của người khác, mà họ chỉ thực hiện hành vi phạm tội với thái độ bỏ mặc cho hậu quả muốn đến đâu thì đến.

Trực tiếp: Cầm dao đâm thẳng vào tim/cắt đứt cổ/…… với ý chí làm cho người đó chết. Gián tiếp: Cầm dao đâm bừa vào người, trúng đâu thì trúng, bỏ mặc hậu quả và ý chí là mong muốn người đó chết.

Hay lỗi gián tiếp.

3. Hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình chỉ cấu thành tội hành hạ người khác.

Sai. Vì: hành vi đối xử tàn ác với người lệ thuộc mình mà khiến người đó tự sát thì sẽ cấu thành tội bức tử hoặc tội điều 185

4. Trong mọi trường hợp, cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng thì đều được xác định là đối tượng của tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân Điều 84).

Sai. Vì: cấu thành tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân gồm:

– Hành vi khách quan là hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, quyền tự do thân thể của con người. đối tượng của hành vi là công chức, viên chức, bộ đội, công an, người dân bình thường, người nước ngoài.

Lỗi cố ý, với mục đích chống chính quyền nhân dân.

Như vậy, nếu cán bộ, công chức nhà nước bị tước đoạt tính mạng mà không phải vì mục đích chống chính quyền nhân dân thì trường hợp này cán bộ công chức bị tước đoạt tính mạng không phải là đối tượng của tôi khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân.

5. Người có hành vi giao cấu với trẻ em có thể bị truy cứu TNHS về tội hiếp dâm trẻ em.

Đúng.

TH1: 13 <= tuổi<16: có hành vi giống tội hiếp dâm (điều 140) thì đc coi là tội Đ141

TH2: 13 < tuổi: chỉ quan hệ tình dục hoặc giao cấu mà ko đòi hỏi có thủ đoạn phạm tội như ở tội hiếp dâm (tội hiếp dâm trẻ em Đ142)

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hình sự 2
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật hình sự 2

6. Mọi trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác dẫn đến hậu quả chết người, người phạm tội đều bị xét xử theo khoản 4 Điều 134 BLHS

Sai. Người phạm tội chỉ cố ý với việc gây thương tích cho nạn nhân còn đối với hậu quả chết người dọa hành vi của họ gây ra thì lỗi của họ là lỗi vô ý (gây thương tích: lỗi cố ý; chết người: lỗi vô ý)

+ Thương tích và cái chết có mối quan hệ nhân quả: A đâm B dẫn đến mất nhiều máu nên chết. Khác với trường hợp A đâm B (người già, có tiền sử bệnh) nên việc gây thương tích làm cho chết sớm hơn, nếu ko bị gây thương tích thì nạn nhân chưa chết. Vì: Nếu trường hợp nạn nhân có lỗi cố ý với hành vi giết người thì đc coi là tội giết người (Điều 123) còn với lỗi vô ý với giết người thì mới căn cứ theo khoản 4 điều 134.

7. Trong mọi trường hợp, người có hành vi tước đoạt tính mạng người khác bằng bom, mìn, lựu đạn đều bị xét xử theo điểm 1 khoản 2 Điều 123 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.

Sai. Vì: tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người này phải kiện thoả mãn các điều sau:

– Can phạm phải sử dụng các loại công cụ, phương tiện có khả năng gây ra cái chết cho nhiều người trong cùng một thời gian như dùng súng, mìn, lựu đạn, thuốc độc.

– Phải đặt trong một hoàn cảnh cụ thể như: nổ súng nơi có đông người, đầu độc thức ăn, đồ uống có nhiều người dùng (thà thuốc độc vào giếng nước).

– Ý thức chủ quan của người phạm tội chi mong muốn giết 1 người. Còn nếu ý thức chủ quan của người phạm tội mong muốn giết chết từ 2 người trở lên thì thuộc trường hợp giết nhiều người. Hậu quả trên thực tế không nhất thiết phải có nhiều người chết.

Như vậy, nếu dùng bom, mìn, lựu đạn ở nơi chỉ có 1 mình nạn nhân hay nếu ý thức của người phạm tội mong muốn giết 2 người trở lên thì không bị xét xử theo điểm 1 khoản 2 Điều 123 BLHS với tình tiết giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người.

8. Mọi trường hợp giao cấu với trẻ em đều có thể bị truy cứu TNHS về tội giao cấu với trẻ em.

Sai. Có thể cấu thành tội hiếp dâm nếu nạn nhân dưới 13 tuổi. Chú ý phân biệt tội hiếp dâm (độ tuổi 13-16 và dưới 13) và tội giao cấu với người từ 13- 16 (điều 145)

9. Hành vi vi phạm các quy định an toàn giao thông vận tải chỉ cấu thành tội theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam khi hành vi đó gây ra thiệt hại nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng?

Sai. Vì căn cứ khoản 4 Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam thì có những hành vi chưa gây ra hậu quả nhưng có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời thì cấu thành tội phạm theo Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam. Ví dụ: người bẻ ghi đường sắt đã không thực hiện nhiệm vụ của mình (do ngủ gật) song có người phát hiện và bẻ ghi để 2 đoàn tàu không đâm vào nhau. Trong trường hợp này mặc dù chưa có hậu quả (tai nạn) xảy ra nhưng người bẻ ghi vẫn phải bị truy cứu trách nhiệm hinh sự theo K4 Điều 202 Bộ luật Hình sự Việt Nam.

10. Nếu người đưa hối lộ chủ động khái báo thì họ được coi là không có lỗi?

Sai. Vì căn cứ đoạn 2 khoản 6 Điều 289 Bộ luật Hình sự Việt Nam thì trong trường hợp người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác thì vẫn bị coi là có tội, nhưng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Nếu bạn muốn nâng cao kiến thức về Luật Hình Sự 2, hãy tham gia khóa học online của Học viện Đào tạo Pháp chế ICA. Khóa học được thiết kế để cung cấp kiến thức sâu rộng về Luật Hình Sự 2, với nội dung cập nhật và dễ hiểu.

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Thế nào là trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội?

Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội được áp dụng theo các nguyên tắc riêng, tập trung vào giáo dục và cải tạo hơn là trừng phạt, phù hợp với độ tuổi, mức độ phát triển nhận thức và tính nguy hiểm của hành vi phạm tội.

Nguyên tắc xử lý tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam là gì?

Nguyên tắc xử lý tội phạm trong Luật Hình sự Việt Nam bao gồm: nguyên tắc không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của tòa án; nguyên tắc trách nhiệm hình sự cá nhân; nguyên tắc nhân đạo; và nguyên tắc bảo đảm sự thật khách quan.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết