fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 1

Bạn đang tìm kiếm các câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp để ôn tập hiệu quả? Bài viết này cung cấp “Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 1 (có đáp án)”, giúp bạn nắm vững kiến thức, chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Với những câu hỏi trọng tâm, đáp án chi tiết và lý giải rõ ràng, đây là tài liệu không thể bỏ qua cho sinh viên ngành Luật. Khám phá ngay để chinh phục môn học quan trọng này!

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Luật Hiến Pháp: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 1 (có đáp án)

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp – Phần 1

1. Ở nước ta, Hiến pháp ra đời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Sai – Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam ra đời sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 (Hiến pháp 1946).

2. Tất cả các loại chủ thể trong quan hệ pháp Luật Hiến pháp đều tham gia vào quan hệ pháp luật của các ngành luật khác.

Sai – Không phải tất cả chủ thể trong quan hệ pháp luật hiến pháp đều tham gia vào quan hệ của các ngành luật khác.

3. Khoa học Luật Hiến pháp là một ngành khoa học pháp lý độc lập trong hệ thống khoa học pháp lý Việt nam

Đúng – Khoa học Luật Hiến pháp là ngành khoa học pháp lý độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam.

4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, Ủy ban thường vụ Quốc hội chỉ có quyền đình chỉ thi hành, không có quyền bãi bỏ các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.

Đúng – Theo quy định hiện hành, UBTVQH chỉ có quyền đình chỉ thi hành các văn bản trái pháp luật của Chính phủ.

5. Nghị quyết phiên họp của Uỷ ban thường vụ quốc hội phải được quá nửa thành viên của UBTV quốc hội tán thành, trong trường hợp biểu quyết ngang nhau, thực hiện về bên có ý kiến của Chủ tịch quốc hội.

Đúng – Quy định tại Điều 84 Hiến pháp 2013: nếu biểu quyết ngang nhau, ý kiến của Chủ tịch Quốc hội là quyết định.

6. Học thuyết “Tam quyền phân lập” là nền tảng tư tưởng pháp lý quan trọng cho sự ra đời của các bản hiến pháp đầu tiên trong lịch sử.

Đúng – Học thuyết “Tam quyền phân lập” là nền tảng tư tưởng pháp lý quan trọng cho sự ra đời của các bản hiến pháp đầu tiên.

7. Trong hệ thống chính trị nước ta hiện nay, nhà nước giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo.

Sai – Trong hệ thống chính trị Việt Nam, vai trò lãnh đạo thuộc về Đảng Cộng sản Việt Nam, không phải Nhà nước.

8. Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội phải được ít nhất một nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành.

Đúng – Việc bãi nhiệm đại biểu Quốc hội cần ít nhất một nửa tổng số đại biểu tán thành.

9. Chủ tịch UBMT tổ quốc ở địa phương do Hội đồng nhân dân bầu ra tại kỳ họp thứ nhất.

Sai – Chủ tịch UBMTTQ ở địa phương không do Hội đồng nhân dân bầu mà do UBMTTQ cấp đó bầu.

10. Nghị quyết của Quốc hội chỉ cần quá nữa tổng số đại biểu quốc hội biểu quyết tán thành.

Sai – Nghị quyết của Quốc hội cần ít nhất quá nửa tổng số đại biểu Quốc hội tán thành (không chỉ là “quá nửa” đại biểu tham dự).

Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 1
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật Hiến pháp phần 1

11. Tại phiên họp Ủy ban nhân dân tất cả thành viên tham dự đều có quyền biểu quyết.

12. Vị trí, tính chất của  Quốc hội là “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”

13. Mọi cá thể người sinh ra đều có quyền có Quốc tịch vì Quốc tịch là cơ sở pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của con người.

14. Hội đồng nhân dân là cơ quan có thẩm quyền bầu lên chủ tịch, bí thư và các chưc vụ khác.

15. Tư tưởng về lập hiến ở nước ta đã xuất hiện từ trước cách mạng tháng tám.

16. Hội đồng nhân chỉ họp bất thường khi có đề nghị của 2/3 nhân dân và cử tri ở địa phương.

17. Hoạt động của Chính phủ thông qua hoạt động của thủ tướng Chính phủ là hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Chính phủ.

18. Luật Quốc tịch 2008 đã chính thức thừa nhận nguyên tắc 2 quốc tịch.

19. Toà án nhân dân cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.

20. Chủ tịch nước theo hiến pháp 1946 do cử tri trực tiếp bầu ra do đó mà không phải chịu trách nhiệm báo cáo công việc trước nghị viện.

21. Vị trí chế định chủ tịch nước qua các giai đoạn lịch sử là khác nhau.

22. Thành viên của các cơ quan chuyên môn của Quốc hội (UBTVQH, Hội đồng dân tộc, các uỷ ban….) tất cả hoạt động theo chế dộ chuyên trách.

23. Chánh án Toà án nhân dân cấp địa phương do Chánh án Toà án nhân dân nhân tối cao bổ nhiệm, miễm nhiệm, cách chức.

24. Chỉ có quốc hội mới có quyền thực hiện hoạt động giám sát tối cao.

25. Chủ tịch nước có quyết định đại xá.

26. Quyền chất vấn của Đại biểu chỉ được thực hiện tại các kỳ họp của Quốc hội.

27. Luật sư có quyền kháng cáo khi được bị cáo ủy quyền theo quy định của pháp luật.

28. Công dân Việt Nam chỉ có một quốc tịch Việt nam.

29. Quyết định của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.

30. Quốc hội và Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất.

31. Quyền và nghĩa vụ trên lĩnh vực kinh tế- xã hội được xem là có tính chất nền tảng và mang ý nghĩa quyết định.

32. Thủ tướng chính phủ đứng đầu chính phủ, thực hiện nguyên tắc thủ trưởng lãnh đạo, tập trung quyền lực vào tay Thủ tướng.

33. Tại Phiên tòa, đương sự, bị cáo có quyền yêu cầu thay đổi toàn bộ Hội đồng xét xử trong bất kỳ trường hợp nào.

34. Sự thay thế các bản hiến pháp ở Việt nam được bắt nguồn từ sự thay đổi và những đòi hỏi khách quan của xã hội.

35. Tất cả vụ án hình sự xét xử sơ thẩm thuộc về thẩm quyền tòa án nhân dân cấp Tỉnh.

36. Trong các phiên họp của Chính phủ nếu biểu quyết ngang nhau thì tiến hành biểu quyết lại.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết