Sơ đồ bài viết
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 1 là một phần quan trọng trong quá trình ôn luyện và chuẩn bị cho kỳ thi môn Luật dân sự. Các câu hỏi này giúp sinh viên không chỉ củng cố kiến thức lý thuyết mà còn rèn luyện kỹ năng phân tích và áp dụng pháp luật vào các tình huống cụ thể. Bằng cách thường xuyên làm các câu hỏi nhận định đúng sai, sinh viên có thể nắm vững các khái niệm cốt lõi, hiểu rõ các nguyên tắc và quy định của pháp luật dân sự, từ đó tự tin hơn khi bước vào kỳ thi.
Câu hỏi nhận định đúng sai môn Luật dân sự 1
1. Văn bản quy phạm pháp luật là nguồn duy nhất của luật dân sự.
Sai, ngoài ra còn có hương ước, tập quán, pháp luật quốc tế, công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, đường lối chính sách kinh tế từng thời kỳ, …
2. Luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản và nhân thân trong giao lưu dân sự.
Sai, Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là một nhóm lĩnh vực nhất định bao gồm những quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trong xã hội Việt Nam.
3. Quan hệ nhân thân không thể tính được thành tiền và không thể chuyển giao trong các
giao lưu dân sự.
Sai, Quan hệ nhân thân gồm không liên quan đến tài sản như quan hệ về danh dự, nhân phẩm, tên gọi, hình ảnh, bí mật đời tư của cá nhân, danh dự, uy tín của tố chức,… và quan hệ nhân thân có liện quan đến tài sản ở chổ trên cơ sở quan hệ nhân thân mà phát sinh những quan hệ tài sản nhất định như quan hệ về sáng tác các tác phâm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật, sở hữu công nghiệp -> do đó có thể chuyển giao được.
4. Chỉ có phương pháp bình đẳng, thoả thuận, tự định đoạt được áp dụng điều chỉnh các quan hệ tài sản và nhân thân trong các giao lưu dân sự.
Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh còn có thêm: quyền khởi kiện ra tòa bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước sự xâm hại và trách nhiệm về tài sản phải bồi thường thiệt hại bằng tiền bằng hiện vật hoặc thực hiện công việc nhất định cho bên thứ ba hoặc được bên thứ ba bồi thương. => Có vẻ đúng nếu các phương pháp điều chỉnh bình đẳng, tự thỏa thuận, tự định đoạt, hoặc phương pháp mệnh lệnh, quyền uy phục tùng.
5. Người bị bệnh tâm thần là người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Sai, Người bị mất NLHVDS khi có y/c của người có quyền hoặc lợi ích liên quan đến cơ quan tòa án và có quyết định của tòa án dưới kết luận của cơ quan chuyên môn.
6. Cha, mẹ là người giám hộ đương nhiên của con chưa thành niên.
Sai, cha mẹ là người đại diện đương nhiên cho con chưa thành niên, chỉ khi cha mẹ chết mới đặt
ra vấn đề người giám hộ.
7. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn.
Sai, chỉ có trách nhiệm về tài sản của pháp nhân là trách nhiệm hữu hạn. Chỉ có quyền và nghĩa vụ dân sự chứ không nói đến trách nhiệm dân sự của pháp nhân.
Người chưa thành niên thì có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ.
8. Thời hiệu là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do các bên thỏa thuận.
Sai, vì theo khoản 1, Điều 149, BLDS năm 2015 thì “ Thời hiệu là thời hạn do luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì phát sinh hậu quả pháp lý đối với chủ thể theo điều kiện do luật quy định.”
9. Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ chấm dứt.
Sai, vì trong những trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự vẫn cần có người giám hộ.
10. Khi người đại diện chết thì quan hệ đại diện chấm dứt.
Sai, quan hệ đại diện vẫn tồn tại, nhưng sẽ do người đại diện khác theo quy định của pháp luật.
11. Người thành niên thì có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Sai, người thành niên nếu không có quyết định của tòa là người hạn chế hay mất NLHVDS thì là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
12. Giao dịch do người không có thẩm quyền xác lập thực hiện thì luôn luôn không có giá trị pháp lý.
Sai, theo Điều 142 và Điều 143, BLDS năm 2015 trong trường hợp giao dịch giữa người đại diện không đúng thẩm quyền hay phạm vi ủy quyền hoặc vượt quá phạm vi ủy quyền với người thứ ba nhưng được người được đại diện đồng ý thì vẫn có giá trị pháp lý.
13. Khi người giám hộ chết thì việc giám hộ chấm dứt.
Sai, theo quy định tại Điều 60, BLDS năm 2015, người giám hộ chết thì thay đổi người giám hộ mới do đó việc giám hộ không chấm dứt.
14. Đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là tất cả các quan hệ xã hội phát sinh từ lợi ích vật chất và tinh thần giữa các chủ thể trong xã hội.
Sai, chỉ là một nhóm các quan hệ xã hội có thể và cần điểu chỉnh cụ thể là “ Quan hệ tài sản: Các
quan hệ xã hội giữa con người với con người thông qua một tài sản nhất định và Quan hệ nhân thân:
Các quan hệ xã hội phát sinh từ một giá trị tình thần gắn liền với một cá nhân hoặc một tổ chức.”
15. Mọi pháp nhân đều có năng lực pháp luật dân sự như nhau.
Sai, NLPLDS của pháp nhân là khả năng có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích kinh doanh của mình. Ví dụ: Sở tư pháp và Trường đại học Luật cùng là pháp nhân nhưng có quyền, nghĩa vụ, chức năng khác nhau.
16. Giao dịch dân sự do người không có thẩm quyền đại diện xác lập thực thì không làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với người được đại diện.
Sai, nếu người được đại diện đồng ý với giao dịch đó hoặc người được đại diện biết mà không phản đối thì vẫn phát sinh quyền và nghĩa vụ pháp lý đối với người được đại diện (Điều 142 và Điều 143, BLDS năm 2015).
17. Mọi giao dịch dân sự của chủ hộ đều làm phát sinh trách nhiệm dân sự đối với hộ gia
đình.
Sai, chỉ giao dịch dân sự nhân danh hộ gia đình phục vụ lợi ích hay hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình mới làm phát sinh trách nhiệm dân sự đối với hộ gia đình. Trường hợp giao dịch dân sự của chủ hộ vì lợi ích của cá nhân mình thì không làm phát sinh trách nhiệm dân sự đối với hộ gia đình (K2Đ107 – BLDS năm 2005).
18. Khi tài sản của pháp nhân không đủ để thực hiện nghĩa vụ của pháp nhân thì các thành viên góp vốn thành lập pháp nhân phải gánh chịu nghĩa vụ thay bằng tài sản riêng của mình tương ứng với phần vốn góp.
Sai, trách nhiệm tài sản của pháp nhân là hữu hạn do đó pháp nhận chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn
trên tài sản của mình mà thôi.
19. Thời hạn để một chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một loại thời hiệu.
Sai, kết thúc một thời hạn mà chủ thể hưởng quyền dân sự hoặc miễn trừ nghĩa vụ dân sự là một
loại thời hiệu.
20. Quan hệ pháp luật dân sự tồn tại ngay cả khi không có quy phạm pháp luật dân sự nào trực tiếp điều chỉnh.
Sai, QHXH -> PHPLDS khi có quy phạm pháp luật dân sự trực tiếp điều chỉnh
21. Người bị khiếm khuyết về thể chất như bị mù, câm hoặc điếc thì bị hạn chế năng lực hành
vi dân sự.
Sai, họ chỉ bị khiếm khuyết về cơ thể chứ không bị xem là người mất NLHVDS, trừ những trường hợp tòa án tuyên một người bị hạn chế NLHVDS (Đ24 – BLDS năm 2015).
Hãy tham gia ngay khóa học tìm hiểu Luật Dân sự 1 online của Học viện đào tạo pháp chế ICA để nắm vững kiến thức cơ bản về luật dân sự, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp pháp lý của bạn. Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, nội dung học tập được thiết kế dễ hiểu và cập nhật, khóa học sẽ giúp bạn tự tin vượt qua các kỳ thi và áp dụng luật dân sự vào thực tế. Đăng ký ngay hôm nay để bắt đầu hành trình chinh phục Luật Dân sự!
Link đăng ký tham gia: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-dan-su-1?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm:
- Giải quyết tranh chấp hợp đồng dân sự
- Khoá học tìm hiểu Luật Dân sự 2 online
- Khoá học tìm hiểu môn Luật thi hành dân sự online
Câu hỏi thường gặp:
Hợp đồng dân sự có hiệu lực khi đáp ứng đủ các điều kiện: chủ thể tham gia hợp đồng có năng lực hành vi dân sự, hợp đồng được lập dựa trên sự tự nguyện, nội dung và mục đích của hợp đồng không vi phạm pháp luật, và hợp đồng được lập bằng hình thức mà pháp luật yêu cầu.
Thời hiệu yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là 3 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết về quyền lợi của mình bị xâm phạm.
Quyền sở hữu tài sản được xác lập thông qua việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản, cũng như thông qua việc thừa kế, tặng cho, trao đổi, mua bán, hay thông qua bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.