fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai luật sở hữu trí tuệ phần 3

Bạn muốn tiếp tục kiểm tra và nâng cao hiểu biết về Luật Sở hữu trí tuệ? “Câu hỏi nhận định đúng sai Luật Sở hữu trí tuệ – Phần 3” sẽ mang đến những câu hỏi mở rộng, giúp bạn củng cố kiến thức và vận dụng linh hoạt các quy định pháp luật. Cùng khám phá ngay để tự tin hơn trong học tập và thực tiễn!

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc

Câu hỏi nhận định đúng sai luật sở hữu trí tuệ phần 3

62. Dịch giả có quyền đặt tên cho tác phẩm dịch mà họ là tác giả.

=> Đúng. Theo khoản 2 điều 14 và khoản 1 điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ.

63. Tổ chức, cá nhân Việt Nam chỉ có thể đăng ký quốc tế nhãn hiệu theo thoả ước Madrid nếu đã được cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam.

=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 12 Nghị định 103/2006.

64. Sử dụng bao bì sản phẩm có cách trình bày tổng thể tương tự gây nhầm lẫn với bao bì sản phẩm của chủ thể kinh doanh khác cho hàng hoá trùng không vi phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu nhãn hiệu trên đó không trùng hoặc tương tự.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.

65. Chỉ có chủ thể của quyền sở hữu trí tuệ được lựa chọn biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có hành vi xâm phạm.

=> Sai. Theo khoản 2, khoản 3 điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ.

66. Chỉ có tổ chức, cá nhân nộp đơn đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền cấp văn bằng bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mới là chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp đó.

=> Đúng. Theo điểm a khoản 3 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.

67. Tiền thù lao trả cho tác giả sáng chế, kiểu dáng công nghiệp được tính theo % lợi nhuận thu được do sử dụng sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đó, nếu các bên không có thoả thuận khác.

=> Sai. Theo khoản 2 điều 135 Luật Sở hữu trí tuệ.

68. Nhãn hiệu tập thể có thể do các hội, liên hiệp hoặc tổng công ty đăng ký.

=> Đúng. Theo khoản 3 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.

69. Công chúng có tác quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn bảo hộ.

=> Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.

70. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh để chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm.

=> Sai. Theo khoản 22 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

71. Bài giảng, bài phát biểu chỉ được bảo hộ quyền tác giả khi được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định.

=> Đúng  Đ10 NĐ 100/2006

72. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động của nó.

=> Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

73. Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên áp dụng đối với việc đăng ký tất cả các đối tượng sở hữu công nghiệp mà pháp luật quy định phải đăng ký bảo hộ.

=> Sai. Theo điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ.

74. Chỉ có tổ chức, cá nhân sản xuất hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ mới có quyền đăng ký nhãn hiệu.

=> Sai. Theo khoản 2,3,4 điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ.

75. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội.

=> Đúng. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.

76. Tổ chức quản lý tập thể chỉ dẫn địa lý là chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý.

=> Sai. Theo khoản 4 điều 121 Luật Sở hữu trí tuệ.

77. Tất cả các hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

=> Sai. Theo điểm c khoản 3 điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ.

78. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể ra quyết định bắt buộc quyền chuyển giao sử dụng sáng chế mà không cần được sự đồng ý của người nắm độc quyền sử dụng sáng chế.

=> Đúng. Theo điều 145 Luật Sở hữu trí tuệ.

79. Văn bằng bảo hộ sáng chế có thể bị chấm dứt hiệu lực nếu chủ văn bằng không nộp lệ phí duy trì hiệu lực.

=> Đúng. Theo điểm a khoản 1 điều 95 Luật Sở hữu trí tuệ.

Câu hỏi nhận định đúng sai luật sở hữu trí tuệ phần 3
Câu hỏi nhận định đúng sai luật sở hữu trí tuệ phần 3

80. Người chuyển thể, biên soạn, cải biên chỉ phải trả thù lao cho chủ sở hữu tác phẩm gốc khi tác phẩm đã được công bố.

=> Đúng, vì việc trả thù lao chỉ phát sinh đối với việc sử dụng tác phẩm đã công bố

Cơ sở pháp lý: 25, 26, 1a, 3-20, K8-14 Luật Sở hữu trí tuệ.

81. Chỉ có cuộc biểu diễn ở Việt Nam mới được bảo hộ theo pháp luật Việt Nam.

=> Sai, cả cuộc biểu diễn ở NN nhưng do công dân VN thực hiện

Cơ sở pháp lý:1a-17 Luật Sở hữu trí tuệ.

82. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ dẫn địa lý sản phẩm.

=> Sai, chưa chắc là “tên” bởi chỉ cần là  “dấu hiệu” dùng để chỉ SP có nguồn gốc từ đâu

Cơ sở pháp lý: K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.

83. Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi vi phạm kể cả khi hành vi đó đang hoặc đã bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự.

=> Đúng theo K1-4 NĐ 105 Luật Sở hữu trí tuệ.

84. Sáng chế được bảo hộ đương nhiên 20 năm kể từ ngày nộp đơn.

=> Sai, bằng độc quyền sáng chế mới được bảo hộ 20 năm, còn bằng giải pháp hữu ích chỉ có 10 năm ( lưu ý là sáng chế gồm “BĐQSC” và “BGPHI”). Ngoài ra, hiệu lực bắt đầu từ khi được cấp bằng chứ ko phải có hiệu lực ngay từ ngày nộp đơn

Cơ sở pháp lý: Đ58, 93 Luật Sở hữu trí tuệ.

85. Nhãn hiệu nổi tiếng được bảo hộ vô thời hạn.

=> Sai, nhãn hiêu nổi tiếng được bảo hô ko xác định TH. TH bảo hộ dựa trên việc khi nào NHNT ko còn NT thì ko được bảo hộ nữa

Cơ sở pháp lý: Đ75 Luật Sở hữu trí tuệ.

86. Tên thương mại được bảo hộ phải bao gồm đầy đủ tên theo đăng ký kinh doanh.

=> Đúng, vì điều kiện để sử dụng tên thương mại hợp pháp phải là việc đăng ký tên tm đó như trong thủ tục đăng ký kinh doanh.

87. Chỉ dẫn địa lí là bản mô tả nguồn gốc địa lý của hàng hóa.

=> Sai, CĐL la các dấu hiệu xác định nguồn gốc sản phẩm chứ ko phải bản mô tả nguồn gốc SP

Cơ sở pháp lý: K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.

88. Khi áp dụng biện pháp bảo vệ Qsở hữu trí tuệ bằng hành chính và hình sự thì chủ sở hữu Qsở hữu trí tuệ vẫn có thể áp dụng biện pháp dân sự.

=> Đúng, theo GT/335 Luật Sở hữu trí tuệ.

89. Thư viện có thể sao chép tác phẩm phục vụ cho mục đích nghiên cứu mà không phải xin phép và trả tiền nhuậ bút thù lao.

=> Đúng, theo 1đ-25 Luật Sở hữu trí tuệ.

90. Người nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế có thể thay đổi đơn theo hướng mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi bảo hộ.

=>  Sai, quyền này của chủ văn bằng chứ ko phải của người nộp đơn

Cơ sở pháp lý: K3-97 Luật Sở hữu trí tuệ.
Có 10 ý nhưng mình ko nhớ hết!

91. Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được biết đến rộng rãi ở Việt nam.

=> Sai, trên toàn lãnh thổ VN

Cơ sở pháp lý: K20-4 Luật Sở hữu trí tuệ.

92. Chỉ dẫn địa lý là tên địa danh chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm

=> Sai, K22-4 Luật Sở hữu trí tuệ.

93. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn

=> Sai, GCN đăng ký mới có hiệu lực vô thời hạn. Chỉ dẫn địa lý mà bị mất đặc trưng thì văn bằng cũng bị chấm dứt hiệu lực

Cơ sở pháp lý: K7-93, 1g-95 Luật Sở hữu trí tuệ.

94. Chỉ dẫn địa lý có thời hạn bảo hộ không xác định

=> Đúng, CĐL được bảo hộ cho tới khi nào đặc trưng để được BH ko còn

Cơ sở pháp lý: 1g-95 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.

95. Chương trình máy tính được bảo hộ dưới dạng tác phẩm văn học

=> Đúng theo 1m-14 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.

96. Quyền chuyển giao quyền sử dụng sáng chế theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền là không độc quyền

=>  Đúng, theo 1a-146 Luật Sở hữu trí tuệ.

97. Công chúng có mọi quyền đối với tác phẩm thuộc quyền sở hữu của minh

=> Sai, chỉ có quyền TS, còn quyền nhân thân thì không (vì quyền nhân thân được BH vô TH)

Cơ sở pháp lý: K1-43, 27 Luật Sở hữu trí tuệ.

98. Tòa án có quyền đơn phương áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời

=> Sai, Tòa án chỉ được áp dụng  BPKCTT khi có yêu cầu

Cơ sở pháp lý: K2-206 Luật Sở hữu trí tuệ.

99. Chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận không phải là người sử dụng nhãn hiệu đó

=> Đúng

Cơ sở pháp lý: K18-4 Luật Sở hữu trí tuệ.

100. có thể gia hạn nhiều làn hiệu lực của giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

=>  Đúng, theo K6-93 Luật Sở hữu trí tuệ.

101. quyền đối với chỉ dẫn địa lý không thể là đối tượng của các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

=> Đúng vì: CSH CDĐL là NN, người được NN trao quyền quản lý CDĐL chỉ có các quyền chiếm hữu, sử dụng do đó ko có quyền chuyển giao (định đoạt) đối với CDĐL

Cơ sở pháp lý: K4-121, K2-123 Luật Sở hữu trí tuệ. (coi thêm Đ45 để hiểu về chuyển giao)

102. Công chúng có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với các tác phẩm hết thời hạn bảo hộ.

=> Sai, đối với quyền nhân thân thì TH bảo hộ là vô hạn

Cơ sở pháp lý: K1-27, 43 Luật Sở hữu trí tuệ.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.