fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi nhận định đúng sai luật sở hữu trí tuệ phần 2

Bạn đã nắm vững những nguyên tắc cơ bản của Luật Sở hữu trí tuệ? Tiếp nối phần 1, “Câu hỏi nhận định đúng sai Luật Sở hữu trí tuệ – Phần 2” sẽ mang đến những tình huống thực tế và câu hỏi chuyên sâu giúp bạn kiểm tra kiến thức, rèn luyện tư duy pháp lý. Hãy cùng khám phá ngay để chuẩn bị tốt nhất cho học tập và thi cử!

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật sở hữu trí tuệ: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc

Câu hỏi nhận định đúng sai luật sở hữu trí tuệ phần 2

31.  Không ai được sử dụng sáng chế của người khác nếu không có sự đồng ý của chủ sở hữu.

=> Nhận định Sai.

Theo quy định tại điểm a, c, d, đ khoản 2 Điều 125 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì đối với các trường hợp này, chủ sở hữu sáng chế sẽ không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế của mình. Đối với một số trường hợp đặc biệt vừa nêu thì chủ sở hữu sáng chế bị hạn chế quyền sở hữu của mình.

Do đó, trong các trường hợp trên, dù không được sự đồng ý của chủ sở hữu sáng chế nhưng tổ chức, cá nhân vẫn có quyền sử dụng sáng chế đó.

32. Mọi tác phẩm có tính nguyên gốc được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

=> Nhận định Sai.

Theo quy định tại Điều 15 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có liệt kê các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ của quyền tác giả:

– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 thì không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

Do đó, trường hợp dù tác phẩm có tính nguyên gốc nhưng thuộc các trường hợp vừa nêu thì vẫn sẽ không được pháp luật Việt Nam bảo hộ.

33. Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết

=> Nhận định Sai.

Tùy theo loại hình tác phẩm mà thời thời hạn bảo hộ của mỗi tác phẩm là khác nhau. Cụ thể, theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên; đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

Do đó, không phải tất cả tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

34. Tất cả hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý.

=> Nhận định Sai.

Căn cứ tại điểm c khoản 3 Điều 129 Luật SHTT 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019 thì hành vi được xem là xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý là khi “Sử dụng bất kỳ dấu hiệu nào trùng hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ cho sản phẩm không có nguồn gốc từ khu vực địa lý mang chỉ dẫn địa lý đó làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó”.

Do đó, không phải tất cả hành vi sử dụng nhãn hiệu hoặc tương tự với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý mà còn phải dẫn đến hậu quả làm cho người tiêu dùng hiểu sai rằng sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực địa lý đó mới xem là hành vi xâm phạm.

35. Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ vô thời hạn.

=> Nhận định Đúng.

Theo quy định tại khoản 7 Điều 93 Luật SHTT năm 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp. Do đó, chỉ dẫn địa lý được pháp luật bảo hộ vô thời hạn.

Do đó, nhận định trên là đúng.

36. Đối tượng SHCN được bảo hộ không xác định thời hạn bao gồm: Bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại.

=> Sai. Là Nhãn hiệu nổi tiếng.

37. Chủ sở hữu sáng chế có nghĩa vụ phải sử dụng sáng chế đã được bảo hộ.

=> Đúng. Theo khoản 1 điều 136 Luật Sở hữu trí tuệ.

38. Quyền sử dụng tên thương mại không được quyền chuyển giao.

=> Sai. Theo khoản 3 điều 139 Luật Sở hữu trí tuệ.

39. Khi tác phẩm thuộc về công chúng, tất cả các quyền tác giả đồng thời thuộc về công chúng.

=> Sai. Theo khoản 2 điều 43 Luật Sở hữu trí tuệ.

40. Chương trình máy tính được bảo hộ như tác phẩm khoa học thuộc đối tượng bảo hộ quyền tác giả.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 22 Luật Sở hữu trí tuệ.

Câu hỏi nhận định đúng sai luật sở hữu trí tuệ phần 2
Câu hỏi nhận định đúng sai luật sở hữu trí tuệ phần 2

41. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó cho cá nhân, tổ chức khác.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 138 Luật Sở hữu trí tuệ.

42. Người làm tác phẩm phái sinh dù không nhằm mục đích thương mại vẫn phải xin phép tác giả, chủ sở hữu tác phẩm gốc trừ trường hợp chuyển tác phẩm sang ngôn ngữ cho người khiếm thị.

=> Đúng. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.

43. Tên thương mại là tên gọi của tất cả các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được sử dụng trong hoạt động của họ. => Sai. Theo khoản 21 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

44. Trong hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền có thể không phải là chủ sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp đó.

=> Đúng. Theo khoản 3 điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ.

45. Văn băng bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp bị huỷ bỏ hiệu lực trong trường hợp đối tượng sở hữu công nghiệp không đáp ứng được điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp văn bằng bảo hộ.

=> Đúng. Theo điểm b khoản 1 điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ.

46. Người vẽ tranh minh hoạ cho tác phẩm văn học và người viết tác phẩm văn học đó là đồng tác giả của tác phẩm văn học đó.

=> Sai. Theo điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ.

47. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

=> Đúng. Theo khoản 3 điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ.

48. Quy trình xử lý chất thải có thể đăng ký bảo hộ là sáng chế.

=> Đúng. Theo điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ.

49. A không hề tham khảo thông tin về sáng chế của B (đã được cấp bằng độc quyền sáng chế và đang trong thời hạn bảo hộ tại Việt Nam) nhưng đã tự tạo ra sáng chế giống như vậy để áp dụng vào sản xuất và bán sản phẩm trên thị trường Việt Nam. Hành vi của A không xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 126 Luật Sở hữu trí tuệ.

50. Sáng chế được bảo hộ trong thời hạn 20 năm tính từ ngày nộp đơn xin bảo hộ sáng chế.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ.

51. Việc chuyển nhượng, chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan chỉ được thực hiện đối với các quyền tài sản.

=> Sai. Theo khoản 2 điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ.

52. Các hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đăng ký tai cơ quan quản lý nhànước về sở hữu công nghiệp.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 148 Luật Sở hữu trí tuệ.

53. Tác phẩm được bảo hộ không cần phải đáp ứng điều kiện về nội dung, chất lượng nghệ thuật.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ.

54. Quyền tác giả không bảo hộ nội dung, ý tưởng sáng tạo.

=> Đúng.

55. Các quyền nhân thân thuộc quyền tác giả đều được bảo hộ vô thời hạn.

=> Sai. Theo khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.

56. Nhãn hiệu là dấu hiệu được sử dụng cho hàng hoá để phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất khác nhau.

=> Sai. Theo khoản 1 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ.

57. Kiểu dáng công nghiệp sẽ bị mất tính mới nếu đã bị công bố công khai trước thời điểm nộp đơn.

=> Sai. Theo khoản 4 điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ.

58. Người dịch, cải biên, chuyển thể tác phẩm phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao cho chủ sở hữu quyền tác giả.

=> Sai. Theo điểm i khoản 1 điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ.

59. Các tác phẩm đều có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết.

=> Sai. Theo khoản 2 điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ.

60. Nhãn bao gói bánh, kẹo có thể đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

=> Đúng. Theo điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ.

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.