fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Triết học mác lê nin

Đang chuẩn bị cho kỳ thi môn Triết học Mác – Lê nin và cần tìm nguồn tài liệu ôn tập chất lượng? Đừng bỏ qua bộ câu hỏi đề cương ôn thi môn Triết học Mác – Lê nin đầy đủ và chi tiết. Với các câu hỏi được chọn lọc kỹ lưỡng, bám sát nội dung học tập và định hướng đề thi, bạn sẽ có nền tảng vững chắc để nắm bắt các tư tưởng, quan điểm và học thuyết cơ bản của môn học này. Truy cập ngay để tiếp cận tài liệu ôn tập hiệu quả và nâng cao thành tích học tập của bạn!

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Triết học mác lê nin

I. Chương 1

Câu 1: Triết học là gì? Phân tích nguồn gốc ra đời của triết học.

Câu 2. Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Ý nghĩa của việc nghiên cứu triết học đối
với bản thân.

Câu 3. Phân tích nội dung vấn đề cơ bản của triết học. Ý nghĩa của việc giải quyết vấn đề này trong lịch sử
triết học.

Câu 4. Phân biệt sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy trong quá trình nhận thức. Ý nghĩa thực tiễn của
vấn đề này.

Câu 5. Các hình thức cơ bản của phép biện chứng. Vai trò của phép biện chứng duy vật trong nhận thức khoa
học và hoạt động thực tiễn.

Câu 6: Phân tích những điều kiện và tiền đề ra đời của triết học Mác-Lênin.

Câu 7: Tại sao nói sự ra đời của triết học Mác là một cuộc cách mạng có tính chất bước ngoặt trong lịch sử triết học.

Câu 8: Vai trò của V.I. Lênin trong việc bảo vệ và phát triển triết học Mác. Vận dụng vấn đề này vào đường
lối đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Câu 9: Triết học Mác-Lênin là gì? Đối tượng của triết học Mác-Lênin; phân biệt đối tượng của triết học
Mác-Lênin với đối tượng của các khoa học cụ thể.

Câu 10. Chức năng của triết học Mác-Lênin. Ý nghĩa của vấn đề này đối với nhận thức khoa học và thực tiễn xã hội hiện nay.

Câu 11: Vai trò của triết học Mác-Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam.

II. Chương 2

Câu 1: Quan niệm vật chất của các nhà triết học duy vật trước Mác. Tại sao nói quan niệm vật chất của Lênin là khoa học nhất.

Câu 2: Điều kiện ra đời và nội dung định nghĩa vật chất của V.I.Lênin. Ý nghĩa của nó đối với nhận thức khoa học.

Câu 3: Định nghĩa của Ph Ăngghen vận động và ý nghĩa của nó với việc khắc phục các quan niệm sai lầm vận động. Các hình thức vận động cơ bản. Lấy ví dụ minh họa.

Câu 4: Khái niệm ý thức. Phân tích nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội của ý thức và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề này. Tại sao nói sự phản ánh năng động, sáng tạo là hình thức phản ánh cao nhất?

Câu 5: Quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về bản chất của ý thức. Tại sao nói ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan? Tại sao nói ý thức xã hội là một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội?

Câu 6: Kết cấu của ý thức theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Tại sao tri thức giữ vai trò quyết định trong kết cấu đó?

Câu 7: Thế nào là trí tuệ nhân tạo? Theo em, trong tương lai người máy có thể thay thế toàn bộ hoạt động lao động của con người được không? Tại sao?

Câu 8: Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức; ý nghĩa phương pháp luận. Vận dụng bài học “đổi mới tư duy”; “tôn trọng hiện thực khách quan” ; “phát huy tính năng động chủ quan” vào hoạt động thực tiễn và bản thân sinh viên.

Câu 9: Phân biệt biện chứng khách quan và biện chứng chủ quan. Tại sao phép biện chứng duy vật là hình thức phát triển cao nhất của phép biện chứng?

Câu 10: Nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với sự nghiệp đổi mới đất nước của Việt Nam hiện nay.

Câu 11: Nội dung nguyên lý về sự phát triển. Ý nghĩa phương pháp luận trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam.

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Triết học mác lê nin
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Triết học mác lê nin

Câu 12: Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù cái chung và cái riêng. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn cuộc sống của sinh viên.

Câu 13: Mối quan hệ biện chứng giữa cặp phạm trù nguyên nhân, kết quả. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ thực tiễn cuộc sống của sinh viên.

Câu 14: Nội dung của quy luật từ những thay đổi lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với công cuộc đổi mới ở Việt Nam và quá trình học tập và rèn luyện của sinh viên.

Câu 15: Nội dung cơ bản của quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Ý nghĩa phương pháp luận và vận dụng quy luật vào thực tiễn và đời sống của sinh viên.

Câu 16: Nội dung cơ bản quy luật phủ định của phủ định Ý nghĩa phương pháp luận và sự vận dụng vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay.

Câu 17: Khái niệm và các hình thức cơ bản của thực tiễn. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận.

Câu 18: Nhận thức là gì? Những nguyên tắc cơ bản của nhận thức theo quan điểm duy vật biện chứng. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức.

Câu 19: Nguồn gốc và bản chất của nhận thức. Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể của nhận thức. Ý nghĩa phương pháp luận và liên hệ với quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên.

Câu 20: Nội dung quan điểm của V .lênin vào con đường biện chứng của sự nhận thức chân lý. Vận dụng lý luận này trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên.

III. Chương 3

Câu 1: Khái niệm phương thức sản xuất. Vai trò của phương thức sản xuất đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vận dụng quy luật vào sự vận động và phát triển của lịch sử nhân loại.

Câu 2: Sản xuất vật chất là gì? Tại sao sản xuấ vật chất là cơ sở đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Ý nghĩa của lý luận này ở Việt Nam.

Câu 3: Khái niệm kết cấu của lực lượng sản xuất. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố trong kết cấu đó. Làm rõ vai trò của nhân tố con người; tư liệu sản xuất; công cụ lao động; khoa học công nghệ và liên hệ với sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam

Câu 4: Khái niệm và kết cấu quan hệ sản xuất. Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố trong kết cấu đó. Liên hệ thực tiễn ở Việt Nam.

Câu 5: Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng lý luận này vào công cuộc đổi mới ở Việt Nam

Câu 6: Biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng của xã hội. Ý nghĩa của lý luận này ở Việt Nam.

Câu 7: Khái niệm hình thái kinh tế – xã hội. Phân tích kết cấu của hình thái kinh tế – xã hội. Ý nghĩa của nó với việc phát triển lực lượng sản xuất; đổi mới quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng ở Việt Nam hiện nay.

Câu 8: Giá trị khoa học của học thuyết hình thái kinh tế – xã hội. Tại sao nói sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội là quá trình lịch sử – tự nhiên. Vận dụng lý luận này vào công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.

Câu 9: Khái niệm giai cấp. Nguồn gốc và kết cấu của giai cấp. Liên hệ với vấn đề giai cấp ở Việt Nam hiện nay.

Câu 10: Khái niệm đấu tranh giai cấp. Vai trò của đấu tranh giai cấp đối với sự phát triển của xã hội. Vận dụng ở Việt Nam.

Câu 11: Khái niệm tồn tại xã hội. Kết cấu của tồn tại xã hội và mối quan hệ biện chứng giữa các yếu tố trong kết cấu đó. Liên hệ vấn đề này vào thực tiễn.

Câu 12: Khái niệm ý thức xã hội. Kết cấu của ý thức xã hội (phân biệt tâm lý xã hội và hệ tư tưởng).

Câu 13: Nêu các hình thái ý thức xã hội. Vai trò của các hình thái ý thức chính trị, khoa học và triết học đối với các hình thái ý thức xã hội khác.

Câu 14: Tính độc lập tương đối của ý thức xã hội. Vận dụng để nhận thức vai trò của đổi mới tư duy và xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Câu 15: Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng để giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong phát triển kinh tế và giải quyết các vấn đề thực tiễn xã hội

Câu 16: Quan niệm của triết học Mác – Lênin về con người. Quan niệm này đã khắc phục được những hạn chế của các nhà triết học trước đó như thế nào?

Câu 17: Quan niệm của triết học Mác – Lênin về bản chất con người Ý nghĩa của nó đối với phát triển con người Việt Nam toàn diện đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Liên hệ với việc rèn luyện phẩm chất tư cách đạo đức và lối sống của sinh viên trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

Câu 18: Mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân và xã hội. Ý nghĩa của vấn đề này trong thực tiễn.

Câu 19: Khái niệm, vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam

Câu 20: Quan niệm của triết học Mác – Lênin về lãnh tụ và vai trò của lãnh tụ trong lịch sử. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam

Câu 21: Mối quan hệ biện chứng giữa quần chúng nhân dân và lãnh tụ trong lịch sử. Liên hệ thực tiễn cách mạng Việt Nam.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp học hiệu quả hơn để nắm vững kiến thức môn Triết học Mác – Lê nin, hãy tham gia ngay khóa học online “Tìm hiểu Triết học Mác – Lê nin”. Khóa học này được thiết kế bởi các giảng viên giàu kinh nghiệm từ các trường đại học uy tín, giúp bạn hiểu sâu hơn về các khái niệm và tư tưởng cốt lõi, đồng thời cung cấp các bài giảng chi tiết, dễ hiểu. Với khóa học này, bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi, không chỉ thông qua các tài liệu lý thuyết mà còn qua các bài tập và câu hỏi ôn tập thực tế. Đăng ký ngay để cải thiện kiến thức và kết quả học tập của bạn!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-triet-hoc-mac—le-nin?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đối tượng của triết học Mác- Lênin?

Các quan điểm trước Mác xác định đối tượng chưa đúng đắn, triết học Mác xác định: Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác –Lênin là Nghiên cứu những quy luật chung nhất về tự nhiên, xã hội và tư duy. Vai trò của con người đối với thế giới trên cơ sở giải quyết khoa học vấn đề cơ bản của triết học.

Vì sao triết học Mác là một học thuyết phát triển. Vận dụng vấn đề này vào hoạt động thực tiễn và phê phán các quan điểm sai trái?

Triết học Mác-Lê Nin là một LL phát triển vì:
Sự ra đời của PBC là sự kế thừa của PBC trong lịch sử, sự tổng kết lịch sử xã hội, trình độ khoa học vì vậy nó bị giới hạn bởi những tiền đề đó, cho nên sự phát triển của khoa học tất yếu đặt ra và đòi hỏi bản thân nó không ngừng bổ sung và phát triển.
Quá trình phát triển của PBC cũng chứng minh PBC là một một lý luận phát triển từ PBC duy vật thời cổ đại, PBC duy tâm của Hê ghen, PBC duy vật của Mác.
Lê nin là người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà lịch sử giao phó là bảo vệ nguyên lý của PBC và bổ sung vào PBC trong thời đại mới: Mọi nguyên lý của PBC đều lấy thực tiễn làm căn cứ cuối cùng, mà thực tiễn lại luôn luôn vận động, biến đổi, phát triển không ngừng.
Vận dụng nguyên lý này phên phán các quan điểm đối lập:
Phải nắm vững cho được bản chất cáh mạng, tinh hoa của PBC để vận dụng linh hoạt sáng tạo vào những điều kiện cụ thể, hoàn cảnh, nhiệm vụ , cương vị cụ thể.
Phải không ngừng học tập, không ngừng bổ sung và phát triển các nội dung của PBC.
Vận dụng PBC phải vận dụng trong một chỉnh thể hệ thống quan điểm chặt chẻ với nhau, chống phương pháp siêu hình bảo thủ, sơ cứng, giáo điều, xem PBC như là một chìa khóa vạn năng, những nguyên lý tuyệt đối bất biến, chống những nguyên lý phủ nhận, cắt xén, xuyên tạc các nguyên lý của PBC.
Chống quan điểm phủ nhận tính phổ biến của triếtn học Mác, phủ nhận tính khoa học của triết học Mác cho rằng triết học Mác là sản phẩm cá nhân, không phản ánh đúng hiện thực KQ, triết học Mác chỉ đúng cho thời kỳ tự do cạnh tranh, còn ngày nay khi mà nền kinh tế tri thức ra đời thì không còn phù hợp và không đúng nữa.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết