fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật hiến pháp

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật hiến pháp là tài liệu quan trọng giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Với những câu hỏi trọng tâm và đa dạng, đề cương này không chỉ giúp bạn hiểu rõ hơn về hệ thống pháp luật mà còn củng cố kỹ năng phân tích và tư duy pháp lý. Tìm hiểu ngay danh sách câu hỏi ôn tập chi tiết để sẵn sàng vượt qua kỳ thi môn Luật Hiến pháp với kết quả cao nhất!

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật hiến pháp

Câu 1. Trình bày khái niệm, các quan điểm về “hiến pháp”.

Câu 2. Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp.

Câu 3. Nêu khái quát lịch sử phát triển của hiến pháp trên thế giới.

Câu 4. Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”.

Câu 5. Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước?

Câu 6. Tại sao nói Hiến pháp là đạo luật bảo vệ các quyền cơ bản của con người?

Câu 7. Ý nghĩa, vai trò của Hiến pháp.

Câu 8. Trình bày một số cách phân loại hiến pháp.

Câu 9. Phân biệt quyền lập hiến và quyền lập pháp.

Câu 10. Quy trình lập hiến, sửa đổi Hiến pháp theo quy định tại các Hiến pháp Việt Nam năm 1946. 1992 và 2013 có những điểm nào giống và khác nhau?

Câu 11. Hiến pháp bất thành văn của Anh quốc có những đặc điểm nào?

Câu 12. Bảo hiến: khái niệm, cơ sở, các mô hình điển hình.

Câu 13. Trình bày về mô hình bảo hiến tập trung (Tòa án Hiến pháp).

Câu 14. Trình bày về mô hình bảo hiến phân tán (phi tập trung).

Câu 15. Bình luận về cơ chế bảo hiến ở Việt Nam.

Câu 16. “Chủ nghĩa lập hiến” (chủ nghĩa hợp hiến) là gì?

Câu 17. Hiến pháp với pháp quyền (rule of law) liên hệ với nhau như thế nào?

Câu 18. Nguyên tắc bảo đảm tính tối cao của hiến pháp (“hiến pháp tối thượng”) thể hiện như thế nào?

Câu 19. Nêu khái quát các tư tưởng lập hiến ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Câu 20. Nêu một số nội dung cơ bản của tư tưởng lập hiến Hồ Chí Minh.

Câu 21. Đặc điểm về nội dung và hình thức của hiến pháp Việt Nam so với hiến pháp các quốc gia khác trên thế giới.

Câu 22. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1946.

Câu 23. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1959.

Câu 24. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1980.

Câu 25. Đặc điểm và một số nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 1992.

Câu 26: Những đặc điểm và nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013

Câu 27: Vị trí, vai trò của Lời nói đầu trong Hiến pháp. Đặc điểm của Lời nói đầu của các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992. 2013.

Câu 28: Chế độ chính trị của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980,1992 và 2013.

Câu 29: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị.

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật hiến pháp
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Luật hiến pháp

Câu 30: Nêu quy định về vai trò, vị trí của Đảng Cộng sản Việt Nam trong các Hiến pháp năm 1959. 1980, 1992 và 2013.

Câu 31: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước bằng những phương thức nào?

Câu 32: Hiến pháp có quan hệ như thế nào với Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Câu 33. Nêu những điểm khác biệt và tương đồng về hình thức Nhà nước Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.

Câu 34: Nội hàm của nguyên tắc hiến định: “Quyền lực Nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”.

Câu 35: Nguyên tắc phân quyền là gì? Hiến pháp 2013 thể hiện nguyên tắc này như thế nào?

Câu 36: Nguyên tắc tập quyền là gì? Nguyên tắc này thể hiện trong các Hiến pháp Việt Nam như thế nào?

Câu 37: Nêu những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về chế độ chính trị

Câu 38: Hình thức cấu trúc lãnh thổ của Việt Nam theo các Hiến pháp năm 1946. 1959. 1980, 1992 và 2013.

Câu 39: Đặc điểm của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Câu 40: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có vai trò như thế nào trong hệ thống chính trị Việt Nam?

Câu 41: Phân biệt hai khái niệm “quyền con người” và “quyền công dân”

Câu 42: Nhà nước có các nghĩa vụ gì về quyền con người?

Câu 43: Có những cách phân loại quyền con người nào?

Câu 44: Công dân Việt Nam có khả năng bị Nhà nước tước quốc tịch không?

Câu 45: Nhà nước Việt Nam có trách nhiệm bảo vệ công dân Việt Nam ở nước ngoài hay không?

Câu 46: Hiến pháp có thể bảo vệ quyền con người bằng những cách nào?

Câu 47: Những điểm mới của chế định về QCN, Quyền công dân và nghĩa vụ của công dân trong Hiến pháp năm 2013.

Câu 48: Hiến pháp 2013 quy định những căn cứ cụ thể nào có thể sử dụng để hạn chế quyền con người quyền công dân?

Câu 49: Quyền dân sự theo Hiến pháp năm 2013

Câu 50: Quyền chính trị theo Hiến pháp năm 2013

Câu 51: Liệt kê các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được ghi nhận trong Hiến pháp 2013

Câu 52: Một số điều khoản tại Chương II Hiến pháp 2013 có quy định: “Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định. Bình luận về quy định này

Câu 53: Những công dân nào có quyền bầu cử ứng cử

Câu 54: Việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp Việt Nam có gì khác so với trong Hiến pháp các nước trên thế giới?

Câu 55: Hiến pháp Việt Nam quy định những nghĩa vụ nào của công dân

Câu 56: Mối quan hệ giữa bầu cử và dân chủ

Câu 57: Bình luận về câu nói “bầu cử là thước đo dân chủ của một quốc gia”.

Câu 58+ 59+ 60+ 61+ 62: Trình bày các nguyên tắc bầu cử theo Hiến pháp năm 2013.

Câu 63: Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015 quy định như thế nào về tuổi bầu cử và tuổi ứng cử?

Câu 64: Hội đồng bầu cử quốc gia do cơ quan nào quyết định thành lập?

Câu 65: Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?

Câu 65. Hội đồng bầu cử quốc gia có bao nhiêu thành viên?

Câu 66. Hội đồng bầu cử quốc gia gồm những ai?

Câu 67. Các tổ chức phụ trách bầu cử ở Việt Nam hiện nay.

Câu 68. Quy trình tổ chức bầu cử ở Việt Nam hiện nay.

Câu 69. Mặt trân tổ quốc Việt Nam có vai trò gì trong việc bầu cử hiện nay?

Câu 70. Người đang bị tạm giam, tạm giữ có được ghi tên vào danh sách cử tri để bầu đại biểu QH ko?

Câu 71. Người đang bị khởi tố bị can có được ứng cử đại biểu QH và đại biểu HĐND không?

Câu 72. Theo Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015. phiếu bầu gạch xóa hết tên những người ứng cử có được coi là phiếu bầu hợp lệ không?

Câu 73: Chế độ kinh tế theo các Hiến pháp 1980, 1992 và 2013 có gì khác nhau?

Câu 74: Quy định về sở hữu theo các Hiến pháp năm 1980, 1992. 2013 có gì khác nhau?

Câu 75: Quy định về các thành phần kinh tế theo các Hiến pháp năm 1980, 1992, 2013 có gì khác nhau?

Câu 76: Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế VN nghĩa là như thế nào?

Câu 77: Chế định sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013

Câu 78: Các quyền về văn hoá của công dân qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013

Câu 79: Chế định bảo vệ Tổ quốc qua các bản hiến pháp 1980, 1992, 2013

Câu 80: Địa vị pháp lí của Quốc hội Hiến pháp 2013

Câu 81: Chức năng của Quốc hội Hiến pháp 2013:

Câu 82: Nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội Hiến pháp 2013:

Câu 83: Quyền lập hiến và lập pháp của Quốc hội trong Hiến pháp 2013:

Câu 84: Quốc hội thực hiện chức năng giám sát với những cơ quan:

Câu 85: Quốc hội thực hiện chức năng giám sát tối cao bằng cách:

Câu 86: Quốc hội bầu ra những chức danh nào trong bộ máy Nhà nước?

Câu 87: “Lấy phiếu tín nhiệm” và “Bỏ phiếu tín nhiệm”:

Câu 88: Những cơ quan, chủ thể có quyền đề nghị QH quyết định trưng cầu ý dân:

Câu 89: Cơ cấu tổ chức của QH theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức QH 2014:

Câu 90: Mô hình nghị viện/QH 2 viện có những ưu thế, hạn chế gì so với mô hình 1 viện?

Câu 91: Vị trí pháp lí của UBTVQH theo Hiến pháp 2013:

Câu 92: UBTVQH gồm:

Câu 93: Một bộ trưởng có thể thể đồng thời là Ủy viên UBTVQH không?

Câu 94: Nhiệm vụ, quyền hạn chính của UBTVQH theo Hiến pháp 2013

Câu 95: UBTVQH có thẩm quyền ban hành Pháp lệnh, nghị quyết.

Câu 96: Chức năng của Hội đồng dân tộc và các Ủy ban chuyên môn theo Hiến pháp năm 2013.

Câu 97. Hiện nay Quốc hội có bao nhiêu Ủy ban?

Câu 98. Kể tên các Ủy ban của Quốc hội.

Câu 99. Quy định về nhiệm kỳ của Quốc hội có thay đổi như thế nào qua các bản Hiến pháp Việt Nam?

Câu 100. Trình bày một số vấn đề cơ bản liên quan đến kỳ họp Quốc hội.

Câu 101. Quy trình lập pháp của Quốc hội gồm những giai đoạn nào?

Câu 102. Thực trạng hiện nay Chính phủ soạn thảo hầu hết các Dự án (dự thảo) Luật có hợp lý hay không?

Câu 103. Vị trí pháp lý của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.

Câu 104. Cơ cấu tổ chức của Chính phủ theo Hiến pháp năm 2013.

Câu 105. Nêu khái niệm quyền hành pháp của Chính phủ.

Câu 106: Các thẩm quyền chủ yếu của chính phủ theo hiến pháp 2013

Câu 107: Thủ tướng chính phủ có nhất thiết phải là đại biểu Quốc hội không?

Câu 108: Thẩm quyền của Thủ tướng theo hiến pháp 2013

Câu 109: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ

Câu 110: Việc thành lập, bãi bỏ bộ, các cơ quan ngang bộ do cơ quan nào quyết định?

Câu 111: Vị trí pháp lý của Bộ trưởng

Câu 112: Việc đề nghị bổ nhiệm, phê chuẩn bổ nhiệm một Bộ trưởng diễn ra theo trình tự:

Câu 113: Quyền lập quy của Chính phủ

Câu 114: Quyền trình dự án luật của Chính phủ

Câu 115: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về Chính phủ

Câu 116: Định chế Chủ tịch nước Việt Nam qua các bản Hiến Pháp:

Câu 117: Địa vị Pháp lý của Chủ tịch nước trong Hiến pháp 2013

Câu 118: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong Hiến Pháp 2013 được quy định bởi điều 88, 89, 90 Hiến Pháp 2013

Câu 119: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Lập pháp

Câu 120: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Tư Pháp

Câu 121: Thẩm quyền của Chủ tịch nước trong lĩnh vực Hành Pháp

Câu 122: Những điểm mới của iến Pháp 2013 về Chủ tịch nước

Câu 123: Vị trí pháp lý của Tòa án Nhân dân Tối cao

Câu 124: Nêu khái niệm quyền Tư pháp của Tòa án

Câu 125: Cơ cấu tổ hức hệ thống Tòa án theo Hiến pháp 2013 và Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014:

Câu 126: Nhiệm vụ, quyền hạn của tòa án nhân dân tối cao

Câu 127: Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Tối cao

Câu 128: Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao có tối đa là bao nhiêu thành viên?

Câu 129: Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao do cơ quan nào bầu ra?

Câu 130: Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân cấp cao

Câu 131: Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân cấp cao

Câu 132: Ủy ban Thẩm phán tòa án nhân dân cấp cao có tối đa bao nhiêu thành viên?

Câu 133: Trình bày nội dung nguyên tắc độc lập xét xử

Câu 134: Những điểm mới của Hiến pháp năm 2013 về tòa án

Câu 135: Vị trí pháp lý của viện kiểm sát theo Hiến pháp năm 2013

Câu 136: Trình bày về quyền công tố của viện kiểm sát

Câu 137: Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Câu 138: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do cơ quan nào bầu ra?

Câu 139: “Chính quyền địa phương” được hiểu gồm những cơ quan nào?

Câu 140: Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính có phải lấy ý kiến nhân dân địa phương không?

Câu 141: Vị trí pháp lý của Hội đồng nhân dân theo Hiến pháp năm 2013

Câu 142: Vị trí pháp lý của Ủy ban nhân dân theo các Hiến pháp năm 2013.

Câu 143: Mối quan hệ giữa Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Câu 144: Cơ quan nào bầu ra Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh?

Câu 145: Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Câu 146: Cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân tỉnh theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Câu 147: Trình bày về mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với các cơ quan Nhà nước ở trung ương.

Câu 148: Hãy bình luận về chính sách thí điểm không tổ chức hội đồng nhân dân huyện, quận, phường ở một số địa phương thời gian qua.

Câu 149: Những điểm mới của Hiến pháp 2013 về chính quyền địa phương

Câu 150: Các thiết chế hiến định mới được thành lập trong Hiến pháp năm 2013

Câu 151: Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ gì?

Câu 152: Tổng Kiểm toán Nhà nước do cơ quan nào bầu ra?

Nếu bạn đang tìm kiếm cách nâng cao kiến thức để ôn thi môn Luật Hiến pháp hiệu quả, khóa học trực tuyến về Luật Hiến pháp của chúng tôi chính là lựa chọn lý tưởng. Khóa học này được thiết kế đặc biệt để cung cấp những kiến thức sâu rộng, kỹ năng cần thiết và các tài liệu ôn tập hữu ích, giúp bạn tự tin hơn trong kỳ thi. Hãy tham gia ngay để tiếp cận những nội dung học tập chất lượng và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hien-phap?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hiến pháp?

Đối tượng nghiên cứu:
– Những mối quan hệ xã hội có liên quan đến nguồn gốc và bản chất quyền lực Nhà nước
– Mối quan hệ giữa các cơ quan Nhà nước với nhau
– Những mối quan hệ cơ bản giữa các cơ quan Nhà nước với công dân
– Mối quan hệ xã hội liên quán đến cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội của việc tổ chức Nhà nước Việt Nam.

Phân tích nhận định “Hiến pháp là bản khế ước xã hội”?

Hiến pháp là một bản khế ước xã hội là một nhận định đúng.
– Hiến pháp là bản khế ước nền tảng cho tất cả các thỏa ước khác của cộng đồng. Thông qua hiến pháp, con người chính thức đánh đổi quyền tự do tự nhiên để trở thành một công dân, chính thức đánh đổi một phần quyền tự do quyết định của mình vào tay một số người cầm quyền (và do đó anh ta trở thành người bị trị) để có được sự che chở của xã hội, đại diện bởi luật pháp.
– Để cho bản hợp đồng trao đổi này được công bằng, trong Khế ước xã hội cần phải định rõ nguyên tắc lựa chọn người cầm quyền. Nguyên tắc bình đẳng thể hiện ở chỗ ai cũng có thể lên nắm quyền miễn là được đa số thành viên ủng hộ. Về phía người cầm quyền, đối trọng với quyền lực anh ta có, là những ràng buộc về mặt trách nhiệm với cộng đồng. Nếu người cầm quyền không hoàn thành trách nhiệm của mình, bản hợp đồng giữa anh và cộng đồng phải bị coi như vô hiệu, và cộng đồng phải có quyền tìm ra một người thay thế mới.

Tại sao nói Hiến pháp là công cụ giới hạn quyền lực Nhà nước?

– Nhà nước có nguồn gốc xuất phát từ nhân dân, được nhân dân tin tưởng giao cho quyền lực để có thể quản lí xã hội, duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của nhân dân.
– Bên cạnh việc Nhà nước có chức năng phải duy trì và đảm bảo cho cuộc sống của con người, nếu không kiểm soát quyền lực, Nhà nước sẽ trở nên lạm quyền, xâm hại đến quyền con người. Vì Nhà nước xét cho cùng cũng chính do con người tạo nên, nên Nhà nước cũng mang theo những bản tính tốt và xấu của con người.
– Nội dung cơ bản của Hiến pháp có những quy định ngăn ngừa bản tính xấu vốn có của người cầm quyền (tức giới hạn quyên lực NN). Điều này được thể hiện qua 2 nội dung chính mà Hiến pháp đề cập là phân quyền và nhân quyền. Đi đôi với quyền lực được trao, Nhà nước cũng phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhân dân theo hiến pháp quy định.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết