fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật

Tìm kiếm câu hỏi đề cương ôn thi môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật? Chúng tôi cung cấp bộ câu hỏi đề cương ôn thi chi tiết và cập nhật nhất, giúp bạn nắm vững các chủ đề quan trọng và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Những câu hỏi này được thiết kế để kiểm tra hiểu biết toàn diện của bạn về lịch sử và sự phát triển của nhà nước cũng như hệ thống pháp luật, từ đó nâng cao khả năng làm bài và đạt kết quả cao. Khám phá ngay để trang bị cho mình kiến thức vững chắc và tự tin hơn trong kỳ thi sắp tới!

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật

Đề 1:

Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao? (3 điểm)

  1. Sự bất bình đẳng về đẳng cấp, địa vị xã hội chỉ tồn tại trong pháp luật phương Đông cổ đại, không tồn tại trong pháp luật phương Tây cổ đại. (1 điểm)
  2. Với nền hành chính quân sự, nhà nước Ngô – Đinh – Tiền Lê đạt đến mức độ đỉnh cao của chế độ quân chủ. (1 điểm)
  3. Loại bỏ các chức quan có quyền lực quá lớn là một trong những biện pháp cải cách nhà nước của vua Lê Thánh Tông. (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

So sánh và lý giải sự khác biệt trong hình thức chính thể quân chủ chuyên chế của nhà nước phong kiến Trung Quốc và nhà nước phong kiến Tây Âu giai đoạn thế kỷ XV – XVII.

Câu 3: (4 điểm)

Hình sự hóa các quan hệ xã hội là đặc trưng cơ bản của pháp luật thời Lê thế kỷ XV. Hãy lý giải tại sao và chứng minh?

Đề 2:

Câu 1: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (3 điểm)

  • Tổ chức chính quyền cấp xã thời kỳ Minh Mệnh không có gì thay đổi so với thời kỳ 1802 – 1830. (1 điểm)
  • Pháp luật Việt Nam thế kỷ X thể hiện tính tùy tiện và tàn bạo. (1 điểm)
  • Trong nhà nước Spac, sau khi thành lập Hội đồng 5 quan giám sát, quyền lợi của các quý tộc bị cơ quan này kiểm soát và hạn chế đến mức tối thiểu nhằm bảo vệ cho quyền lợi của tầng lớp bình dân. (1 điểm)

Câu 2: (3 điểm) Anh chị hãy lý giải tại sao nội dung của pháp luật của các quốc gia ở Tây Âu trong thời kỳ phong kiến (thế kỷ V – XVII) không tiến bộ bằng pháp luật của La Mã thời kỳ cộng hòa hậu kỳ (thế kỷ III TCN – Thế kỷ V).

Câu 3: (4 điểm) Anh chị hãy phân tích và đánh giá về nhận định sau đây: Trong Bộ luật Hồng Đức nét tiến bộ bậc là địa vị và quyền lợi kinh tế của người phụ nữ đã phần nào được ghi nhận và bảo vệ.

Đề 3:

Phần I: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (3 điểm)

  1. Pháp luật thời Lê thế kỷ XV đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong một số quan hệ pháp luật. (1 điểm)
  2. Đại lý tự thời Nguyễn (1802 – 1884) là cơ quan có thẩm quyền xét xử tối cao. (1 điểm)
  3. Chế định về tổ chức bộ máy nhà nước của Hiến pháp tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh không có những điểm tiến bộ so với tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến. (1 điểm)

Phần II: Tự luận (7 điểm)

  1. Phân tích, làm sáng tỏ pháp luật Hôn nhân gia đình thời Lê thế kỷ XV bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua Quốc triều hình luật (4 điểm)
  2. Phân tích chức năng đối ngoại thể hiện chủ nghĩa bành trướng của nhà nước phong kiến Trung Quốc (3 điểm)

Đề 4:

Phần I: Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích vì sao? (3 điểm)

  1. Pháp luật thời Lê thế kỷ XV đã ghi nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ trong một số quan hệ pháp luật. (1 điểm)
  2. Đại lý tự thời Nguyễn (1802 – 1884) là cơ quan có thẩm quyền xét xử tối cao. (1 điểm)
  3. Chế định về tổ chức bộ máy nhà nước của Hiến pháp tư sản thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh không có những điểm tiến bộ so với tổ chức bộ máy nhà nước phong kiến. (1 điểm)
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật
Câu hỏi đề cương ôn thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật

Phần II: Tự luận (7 điểm)

  1. Phân tích, làm sáng tỏ pháp luật Hôn nhân gia đình thời Lê thế kỷ XV bảo vệ quyền của phụ nữ thông qua Quốc triều hình luật (4 điểm).
  2. Phân tích chức năng đối ngoại thể hiện chủ nghĩa bành trướng của nhà nước phong kiến Trung Quốc (3 điểm).

Đề 5:

Phần I. Trắc nghiệm (chọn một đáp án đúng nhất) (2,5 điểm)

Câu 1: Nhận định nào sau đây phù hợp với tất cả các triều đại với chính thể quân chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam (938 – 1884)?

A. Quyền lực nhà nước luôn tập trung vào nhà vua
B. Nhà vua là chủ thể duy nhất nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
C. Tổ chức chính quyền địa phương mang tính chất quân quản, nền hành chính quân sự
D. A, B và C đúng
E. A, B và C sai

Câu 2: Nội dung nào sau đây cho thấy, chính thể quân chủ dưới thời vua Minh Mạng (1820 – 1840) phát triển hơn so với các triều đại trước đó:

A. Thiết lập mô hình chính quyền địa phương mang tính chất quân quản
B. Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp, nhất là Lục Bộ rất phát triển, quy củ
C. Quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở sự hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp và giám sát.
D. B và C đúng
E. A và C sai

Câu 3: Vua Minh Mạng xóa bỏ đơn vị hành chính cấp thành và thành lập cấp tỉnh thay thế nhằm:

A. Tránh nguy cơ lạm quyền của chính quyền cấp thành, đe dọa đến quyền uy của triều Nguyễn.
B. Bãi bỏ nguyên tắc trung ương tản quyền trong mối quan hệ giữa trung ương và địa phương.
C. Củng cố và nâng cao vị thế của vua Nguyễn và cai trị trực tiếp các vùng miền trong lãnh thổ
D. A và C đúng
E. A, B và C đúng

Câu 4: Nội dung nào sau đây không phù hợp với pháp luật nhà Lê (thế kỷ XV)?

A. Pháp luật dân sự không chịu ảnh hưởng của Nho giáo
B. Pháp luật hình sự chỉ chịu ảnh hưởng bởi Triết học Trung Hoa (Nhân trị và Pháp trị)
C. Pháp luật hôn nhân và gia đình bảo vệ nữ quyền
D. A và C đúng
E. A, B và C đúng

Câu 5: Nguyên tắc “vô luật bất hình” trong Bộ luật Hồng Đức thể hiện rõ nhất tư tưởng pháp luật nào sau đây?

A. Mọi người chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép
B. Một hành vi không thể bị coi là tội phạm nếu pháp luật hình sự không quy định
C. Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi pháp luật hình sự cấm
D. A và C đúng
E. A, B và C đúng

Phần II: Những nhận định sau đúng hay sai? Anh chị hãy giải thích tại sao? (2 điểm)

Câu 1: Trong tất cả các nhà nước ở phương Tây trong thời kỳ cổ đại, Đại hội nhân dân luôn là cơ quan thật sự có quyền lực cao nhất.

Câu 2: Tổ chức chính quyền địa phương (giai đoạn 1428 – 1460) mang tính chất phòng vệ.

Phần III: Tự luận (5,5 điểm)

Câu 1: Anh chị hãy chứng minh ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đối với tính chất trọng hình khinh dân trong pháp luật của các quốc gia phương Đông trong thời kỳ cổ đại. (3 điểm)

Câu 2: Có hai nhận định sau:

  1. Pháp luật nhà Lê có xu hướng hình sự hóa các quan hệ xã hội.
  2. Bộ Quốc triều hình luật (còn gọi là Lê triều hình luật hay Bộ Luật Hồng Đức) là bộ luật hình nhưng lại chứa đựng không chỉ các quy phạm pháp luật hình sự mà còn chứa đựng cả quy phạm pháp luật dân sự, hôn nhân – gia đình… Anh chị hãy làm sáng tỏ hai nhận định này (2,5 điểm).

Nếu bạn đang chuẩn bị cho kỳ thi môn Lịch sử Nhà nước và Pháp luật và muốn có sự chuẩn bị tốt nhất, hãy khám phá khóa học “Tìm hiểu Lịch sử Nhà nước và Pháp luật” của chúng tôi. Khóa học cung cấp kiến thức sâu rộng và tài liệu ôn tập chất lượng cao, giúp bạn nắm vững các khái niệm quan trọng, các giai đoạn lịch sử, và sự phát triển của hệ thống pháp luật. Đăng ký ngay để cải thiện kỹ năng và tự tin hơn trong kỳ thi!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-lich-su-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Câu hỏi đề cương ôn thi môn Lịch sử nhà nước và pháp luật?

Xu hướng chung của các triều đại phong kiến Việt Nam là quân chủ trung ương tập quyền, thể hiện qua hình ảnh nước Việt Nam thống nhất không phân chia suốt gần chục thế kỷ độc lập. Để được như vậy, không phải chỉ nhờ nét văn hóa đặc thù nảy sinh trên điều kiện tự nhiên, kinh tế và lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam mà còn nhờ vào việc các triều đại phong kiến xưa đều có những nỗ lực lớn lao trong việc duy trì quyền lực tập trung. Trong các triều đại đó thì triều đại của Lê Thánh Tông là một trong những triều đại rực rỡ và thành công nhất về mọi phương diện, tất nhiên là cả về tổ chức hành chính địa phương để duy trì quyền lực tập trung.
Triều Lê sơ vốn hình thành sau cuộc chiến tranh giành độc lập, thế nên tổ chức hành chính nhà nước nặng về quân sự để phục vụ cho công tác quốc phòng và trị an, đặc biệt là trong các triều đại đầu tiên. Vì vậy, công tác tổ chức bộ máy hành chính ở địa phương được xây dựng theo hướng tập quyền, thể hiện qua việc hầu hết quyền hành tập trung vào tay một cơ quan đứng đầu bởi một cá nhân (như ở đạo là Hành khiển, ở phủ là tri phủ,…). Nhưng điều này nếu kéo dài thường dễ dẫn đến lạm quyền và tạo điều kiện cho các thế lực địa phương phát triển dẫn đến nguy cơ nội chiến hoặc ít ra là phản loạn. Điều này vẫn thường thấy xảy ra với các địa phận của dân tộc ít người do họ có quyền tự trị tương đối lớn (như loạn Nùng Trí Cao thời nhà Lý). Vì vậy, sau khi lên nắm quyền, Lê Thánh Tông bắt đầu tiến hành cuộc cải cách quy mô lớn về tổ chức bộ máy nhà nước, cả trung ương lẫn địa phương, để tăng cường uy quyền của nhà vua và hạn chế quyền lực của địa phương cũng như ngăn chặn các thế lực cát cứ.

Chứng minh pháp luật nhà Lê bảo vệ các tập quán?

Phổ biết nhất là các tập quán được sử dụng trong đời sống chính trị như nguyên tắc truyền ngôi theo nguyên tắc thế tập, tập quán trong đời sống dân sự như tập quán về sở hữu ruộng đất, tập quán canh tác, vay mượng, tập quán phân biệt đẳng cấp hay trọng nam khi nữ ít nhiều được thừa nhận trong quan hôn nhân gia đình; tập quán phân chia và sở hữu ruộng đất hay canh thu tô trong quan hệ sở hữu ruộng đất…
Trong lĩnh vực pháp luật hình sự
Trong nhóm tội thập ác thì pháp luật cũng đã bảo vệ tập quán về bảo vệ tổ quốc; bảo vệ vương quyền; con cái phải hiếu thảo với ông bà, cha mẹ; trò phải kính thầy.
Điều 2.
“Khoản 1: Mưu phản, là mưu mô là nguy đến xã tắc.
Khoản 7: Bất hiếu, là tố cáo, rủa mắng ông bà, cha mẹ, trái lời cha mẹ dạy bảo; nuôi nấng thiếu thốn, có tang cha mẹ mà lấy vợ lấy chồng, vui chơi ăn mặc như thường;
Khoản 8: Bất nghĩa, là giết quan bản phủ và các quan đương chức tại ngiệm; giết thầy học; nghe tin chồng chết không cử ai lại vui chơi ăn mặc như thường, cùng là cải giá;”
Phạm những tội này thương hình phạt rất hà khắc.
Tập quán bảo vệ quyền lợi cho giai cấp thống trị
Điều 7: Những người thuộc về nghị thân mà phạm tội thì họ tôn thất, họ hoàn thái hậu đều được miễn những tội đánh roi, đánh trượng, thích mặt; họ hoàng hậu thì được chuộc bằng tiền.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết