fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Câu hỏi đề cương ôn thi luật sở hữu trí tuệ

Câu hỏi đề cương ôn thi Luật Sở hữu trí tuệ cung cấp bộ câu hỏi tổng hợp, chi tiết giúp bạn hệ thống hóa và củng cố kiến thức trước kỳ thi. Đề cương bao gồm các câu hỏi về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, và quyền đối với giống cây trồng, giúp người học dễ dàng nắm bắt các nội dung quan trọng và tự tin hơn khi bước vào phòng thi. Đây là tài liệu hữu ích dành cho sinh viên luật, người làm việc trong lĩnh vực pháp lý, và những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về luật sở hữu trí tuệ.

Câu hỏi đề cương ôn thi luật sở hữu trí tuệ

Câu hỏi ôn tập Chương 1: Tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ và pháp luật sở hữu trí tuệ

1. Phân biệt các thuật ngữ sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ và tài sản sở hữu trí tuệ?

2. Phân tích và đánh giá về vị trí của pháp luật sở hữu trí tuệ trong hệ thống pháp luật Việt Nam?

3. So sánh các nhánh quyền lực thuộc quyền sở hữu trí tuệ (QTG và QLQ, quyền SHTT và quyền đối với giống cây trồng mới).

4. Đánh giá thực trạng hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ. Phân tích và làm rõ phương hướng hoàn thiện và phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.

5. Phân tích về nền tảng lý luận cho sự phát triển pháp luật sở hữu trí tuệ trên thế giới và ở Việt Nam.

Câu hỏi ôn tập Chương 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả

1. Phân tích đặc điểm của quyền tác giả? Đặc điểm của quyền liên quan đến quyền tác giả?

2. Điều kiện bảo hộ tác phẩm?

3. Xác định tác giả? Đồng tác giả?

4. Xác định các loại chủ sở hữu quyền tác giả?

5. Phân tích các quyền nhân thân và quyền tài sản thuộc quyền tác giả?

6. Trình bày về giới hạn quyền tác giả?

7. Điều kiện bảo hộ quyền liên quan?

8. Căn cứ xác lập quyền tác giả, quyền liên quan?

9. Căn cứ xác định hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan?

Câu hỏi đề cương ôn thi luật sở hữu trí tuệ
Câu hỏi đề cương ôn thi luật sở hữu trí tuệ

Câu hỏi ôn tập Chương 3: Quyền sở hữu công nghiệp

1. Phân tích làm rõ bản chất và đặc điểm của sáng chế dưới góc độ một đối tượng sở hữu công nghiệp.

2. Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện bảo hộ sáng chế.

3. Phân tích quy định của pháp luật Việt Nam điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp.

4. So sánh cơ chế bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và cơ chế bảo hộ quyền tác giả đối với thiết kế công nghiệp.

5. Phân tích khái niệm thiết kế bố trí mạch tích hợp từ góc độ là một đối tượng sở hữu trí tuệ. Phân tích các cơ chế bảo hộ có thể áp dụng đối với thiết kế bố trí mạch tích hợp.

6. Phân tích điều kiện về khả năng phân biệt của nhãn hiệu.

7. Phân biệt các loại nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam.

8. So sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.

9. Phân tích căn cứ xác lập quyền sở hữu công nghiệp.

10. Phân tích các giới hạn của quyền sở hữu công nghiệp.

11. Sự phát triển của các điều ước quốc tế về sở hữu công nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển và hoàn thiện pháp luật sử hữu trí tuệ của Việt Nam?

12. Tại sao nói công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp là điều ước quốc tế cơ sở cho hệ thống pháp luật sở hữu công nghiệp quốc tế?

13. Việc bảo hộ sáng chế của Việt Nam ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế có thể thực hiện như thế nào?

14. Việc bảo hộ nhãn hiệu của Việt Nam ở nước ngoài theo các điều ước quốc tế có thể thực hiện như thế nào?

Câu hỏi ôn tập Chương 4: Quyền đối với giống cây trồng

1. Phân tích khái niệm và đặc điểm của quyền đối với giống cây trồng phù hợp với quy định của luật sở hữu trí tuệ Việt Nam?

2. Phân tích điều kiện tính mới để giống cây trồng được bảo hộ?

3. Phân tích điều kiện tính khác biệt để giống cây trồng được bảo hộ?

4. Phân tích điều kiện tính đồng nhất để giống cây trồng được bảo hộ?

5. Phân tích điều kiện tính ổn định để giống cây trồng được bảo hộ?

6. Phân tích điều kiện cổ tích phù hợp để giống cây trồng được bảo hộ?

7. Chứng minh những điều khoản quy định trong luật sở hữu trí tuệ Việt Nam có xuất phát điểm từ ghi nhận trong một điều khoản tương ứng của công ước UPOV văn kiện 1991?

Câu hỏi ôn tập Chương 5: Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ

1. Phân biệt chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ và chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ?

2. Nêu các hạn chế trong chuyển giao quyền tác giả, quyền liên quan? Nêu các hạn chế trong chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp?

3. Phân biệt hợp đồng độc quyền và hợp đồng không độc quyền?

4. Phân tích các căn cứ bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng sáng chế?

Câu hỏi ôn tập Chương 6: Thực thi quyền sở hữu trí tuệ

1. Nêu những biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật Việt Nam? Chỉ ra đặc trưng của mỗi biện pháp bảo vệ?

2. Xác định ranh giới giữa biện pháp hành chính và biện pháp hình sự?

3. Phân biệt thẩm quyền của các cơ quan thực thi hành chính trong việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ?

4. Tại sao ở Việt Nam, trong thời gian qua, biện pháp hành chính được áp dụng chủ yếu để xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?

5. Lưu đặc điểm của giám định sở hữu trí tuệ và cho ví dụ minh họa về giám định sở hữu trí tuệ?

6. Nêu những quy định cơ bản về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong hiệp định CTTP và hiệp định EVFTA? So sánh những quy định về thực thi quyền sở hữu trí tuệ trong hiệp định TRIPs?

Nếu bạn đang tìm kiếm một cách học hiệu quả để nắm vững kiến thức về Luật Sở hữu trí tuệ, khóa học online “Tìm hiểu môn Luật Sở hữu trí tuệ” của Học viện Đào tạo Pháp chế ICA là lựa chọn lý tưởng. Khóa học cung cấp các bài giảng chi tiết, bộ câu hỏi ôn tập, và các tình huống thực tế, giúp bạn không chỉ làm chủ lý thuyết mà còn áp dụng vào thực tiễn một cách linh hoạt. Hãy đăng ký ngay hôm nay để tự tin chinh phục mọi kỳ thi và phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý!

Link đăng ký khoá học: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-so-huu-tri-tue?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp:

Chỉ những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa dịch vụ trùng, hoặc tương tự có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhầm lẫn mới bị coi là hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Đúng hay sai?

Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 có liệt kê các hành vi được xem là xâm phạm đối với nhãn hiệu, theo đó, ngoài những hành vi sử dụng trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa dịch vụ trùng, hoặc tương tự có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu, có khả năng gây nhầm lẫn thì những hành vi khác được nêu tại điểm a, c, d của khoản này cũng được coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.

Việc rút đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng phải được thực hiện trước khi công bố đơn. Đúng hay sai?

Nhận định Sai.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 180 Luật SHTT 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019 quy định: “Trước khi cơ quan quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng quyết định cấp hay từ chối cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng, người đăng ký có quyền rút đơn đăng ký bảo hộ”.
Theo đó, thời điểm người có quyền đăng ký rút đơn bảo hộ là trước khi có quyết định từ chối hay cấp Bằng bảo hộ chứ không phải từ khi công bố đơn.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết