fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Cán bộ pháp chế quân đội nhân dân

Sau 40 năm xây dựng và phát triển (25/9/1976/25/9/2016), Cục Luật Quân sự (trước đây là Cục Pháp luật) không ngừng được củng cố và phát triển, giúp Quân ủy Trung ương Bộ Quốc phòng chỉ đạo, chỉ huy và kiểm soát đất nước theo pháp luật trong lĩnh vực quân sự và quốc phòng. Sau đây Học viện đào tạo pháp chế sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin quy định về cán bộ pháp chế Quân đội nhân dân.

Cán bộ pháp chế Quân đội nhân dân

Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 79/2013/TT-BQP quy định về tổ chức pháp chế trong Quân đội như sau:

Tổ chức pháp chế trong Quân đội

1. Tổ chức pháp chế trong Quân đội gồm:

a) Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng.

b) Tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế ở cơ quan, đơn vị.

2. Căn cứ vào nhu cầu công tác pháp chế, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc doanh nghiệp quyết định việc thành lập tổ chức pháp chế hoặc bố trí cán bộ, nhân viên pháp chế chuyên trách ở doanh nghiệp.

3. Bộ Tổng Tham mưu quy định cụ thể về tổ chức, biên chế cơ quan pháp chế, trợ lý (hoặc cán bộ) pháp chế trong Quân đội.

Như vậy, tổ chức pháp chế trong Quân đội gồm:

a) Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng.

b) Tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế ở cơ quan, đơn vị.

Cán bộ pháp chế Quân đội nhân dân

Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng là cơ quan gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 79/2013/TT-BQP quy định về vị trí, chức năng của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng như sau:

Vị trí, chức năng

1. Vị trí

a) Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan nghiệp vụ đầu ngành về công tác pháp chế trong Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy về mọi mặt của Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác pháp chế; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Văn phòng Bộ Quốc phòng và Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng về công tác Đảng, công tác chính trị và hành chính quân sự.

b) Tổ chức pháp chế, cán bộ pháp chế ở cơ quan, đơn vị là cơ quan, cán bộ chuyên ngành nghiệp vụ về công tác pháp chế, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy của Đảng ủy và chỉ huy cơ quan, đơn vị; chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ, chỉ huy cơ quan văn phòng (cơ quan tham mưu tổng hợp hoặc cơ quan hành chính) cùng cấp về công tác Đảng, công tác chính trị và hành chính quân sự.

Như vậy, Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng là cơ quan thuộc Bộ Quốc phòng, cơ quan nghiệp vụ đầu ngành về công tác pháp chế trong Quân đội, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy về mọi mặt của Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về công tác pháp chế;

Chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng uỷ Văn phòng Bộ Quốc phòng và Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng về công tác Đảng, công tác chính trị và hành chính quân sự.

Chức năng của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng là gì?

Căn cứ vào khoản 2 Điều 3 Thông tư 79/2013/TT-BQP quy định về chức năng của Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng như sau:

Vị trí, chức năng

2. Chức năng

a) Vụ Pháp chế có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật; tổ chức quản lý công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; kiểm soát thủ tục hành chính; phổ biến giáo dục pháp luật; kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật; quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; quản lý công tác bồi thường của Nhà nước; thực hiện pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế; nghiên cứu, tổng hợp các mặt công tác pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.

b) Tổ chức pháp chế (trợ lý, cán bộ pháp chế) ở cơ quan, đơn vị có chức năng (chức trách) tham mưu giúp chỉ huy cơ quan, đơn vị thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật thuộc ngành, lĩnh vực được phân công; chủ trì hoặc phối hợp tổ chức quản lý công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm nội bộ, văn bản hành chính; thẩm định, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến giáo dục pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật theo quy định.

Vụ Pháp chế Bộ Quốc phòng có các chức năng sau:

  • Tham mưu giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật về lĩnh vực quân sự, quốc phòng theo quy định của pháp luật;
  • Tổ chức quản lý công tác xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thẩm định, rà soát, hệ thống hoá, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật;
  • Pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật;
  • Kiểm soát thủ tục hành chính;
  • Phổ biến giáo dục pháp luật;
  • Kiểm tra, theo dõi thi hành pháp luật;
  • Quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
  • Quản lý công tác bồi thường của Nhà nước;
  • Thực hiện pháp luật về điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế;
  • Nghiên cứu, tổng hợp các mặt công tác pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng.

Câu hỏi thường gặp:

Hệ thống cơ quan Pháp chế trong Quân đội gồm những gì?

Vụ Pháp chế thuộc Bộ Quốc phòng
Phòng Pháp chế thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, Ban Cơ yếu Chính phủ, Tập đoàn Viễn thông Quân đội, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân đội.
Trợ lý chuyên trách pháp chế tại 41 đơn vị trong Quân đội
Cán bộ kiêm nghiệm tại các đơn vị khác.

Ai là người làm công tác pháp chế?

Theo Điều 11 Nghị định 55/2011/NĐ-CP, người làm công tác pháp chế bao gồm:
(i) Công chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
(ii) Cán bộ pháp chế được điều động, tuyển dụng vào tổ chức pháp chế ở các đơn vị quân đội nhân dân, công an nhân dân.
(iii) Viên chức pháp chế được tuyển dụng, bổ nhiệm vào tổ chức pháp chế ở đơn vị sự nghiệp công lập.
(iv) Nhân viên pháp chế được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng lao động vào tổ chức pháp chế ở doanh nghiệp nhà nước.

5/5 - (1 bình chọn)

1 comments on “Cán bộ pháp chế Quân đội nhân dân

  1. Cán bộ Pháp chế kiêm hành chính ở BCH BỘ ĐỘI BIÊN PHÒNG tỉnh, nhiệm vụ chính làm Pháp chế hay hành chính? Khi nào thì làm hành chính? Cụ thể những việc hành chính gì?

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết