fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Các loại nguồn của tư pháp quốc tế

Bạn đang tìm hiểu về các loại nguồn của Tư pháp quốc tế? Bài viết này sẽ giúp bạn nắm vững các nguồn quan trọng như điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia và án lệ. Hiểu rõ từng loại nguồn sẽ giúp bạn áp dụng chính xác trong nghiên cứu và thực tiễn pháp lý. Cùng khám phá ngay!

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Tư pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc

Nguồn của tư pháp quốc tế là gì?

Nguồn của tư pháp quốc tế là các hình thức chứa đựng và thể hiện của quy phạm của tư pháp quốc tế nhằm điều chỉnh các quan hệ quốc tế phát sinh.

Đặc điểm nguồn của tư pháp quốc tế

Nguồn của Tư pháp quốc tế có những đặc điểm nổi bật sau:

  • Tính đa dạng: Nguồn của Tư pháp quốc tế bao gồm điều ước quốc tế, tập quán quốc tế, pháp luật quốc gia, án lệ và học thuyết. Mỗi nguồn có vai trò bổ trợ lẫn nhau trong việc điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.
  • Tính kết hợp giữa luật quốc tế và luật quốc gia: Không giống như các ngành luật khác, Tư pháp quốc tế sử dụng đồng thời cả nguồn luật quốc tế (điều ước, tập quán) và nguồn luật quốc gia (quy phạm xung đột, quy phạm thực chất).
  • Tính phát triển và thay đổi linh hoạt: Do sự biến động của quan hệ quốc tế và các thỏa thuận giữa các quốc gia, nguồn của Tư pháp quốc tế không cố định mà liên tục được điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn pháp lý và thương mại toàn cầu.
  • Tính áp dụng có điều kiện: Một số nguồn chỉ có hiệu lực khi đáp ứng các điều kiện nhất định, chẳng hạn điều ước quốc tế chỉ ràng buộc các bên tham gia, còn tập quán quốc tế cần được công nhận rộng rãi và áp dụng nhất quán.

Những đặc điểm này giúp hệ thống nguồn của Tư pháp quốc tế có sự linh hoạt và khả năng điều chỉnh hiệu quả các quan hệ pháp lý xuyên biên giới.

Các loại nguồn của tư pháp quốc tế
Các loại nguồn của tư pháp quốc tế

Các loại nguồn của tư pháp quốc tế

a) Luật pháp của mỗi quốc gia – nguồn của tư pháp quốc tế

Nguồn của tư pháp quốc tế gồm 04 loại cơ bản sau:

Pháp luật quốc gia là một trong những nguồn quan trọng của Tư pháp quốc tế, đóng vai trò điều chỉnh các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài. Nguồn luật này thể hiện qua các quy định pháp luật trong hệ thống pháp luật của từng quốc gia, đặc biệt là các quy phạm xung đột và quy phạm thực chất.

1. Quy phạm xung đột

  • Là những quy định của pháp luật quốc gia giúp xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng trong các quan hệ có yếu tố nước ngoài.
  • Ví dụ: Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định về luật áp dụng cho hợp đồng có yếu tố nước ngoài dựa trên nguyên tắc lựa chọn pháp luật của các bên.

2. Quy phạm thực chất

  • Là những quy định pháp luật quốc gia áp dụng trực tiếp để giải quyết tranh chấp mà không cần dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật khác.
  • Ví dụ: Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam quy định điều kiện kết hôn giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài.

3. Sự kết hợp với luật quốc tế

  • Pháp luật quốc gia thường kết hợp với điều ước quốc tế và tập quán quốc tế để đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong điều chỉnh các quan hệ pháp lý xuyên biên giới.
  • Các quốc gia có thể nội luật hóa các cam kết quốc tế vào hệ thống pháp luật của mình, tạo ra sự hài hòa giữa luật trong nước và luật quốc tế.

Như vậy, pháp luật quốc gia không chỉ là một nguồn độc lập mà còn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống nguồn của Tư pháp quốc tế, góp phần đảm bảo sự điều chỉnh hiệu quả các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài.

b) Điều ước quốc tế

Trong quan hệ của Việt Nam với các nước trên thế giới, điều ước quốc tế với tư cách là nguồn của tư pháp quốc tế ngày càng đóng vai trò quan trọng và mang ý nghĩa thiết thực, hỗ trợ tích cực cho việc điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế.

Trong quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới, để điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế hàng loạt các điều ước quốc tế song phương và đa phương đã được kí kết.

Đối với điều ước quốc tế song phương Việt Nam đã kí kết với nhiều nước điều chỉnh các mối quan hệ đa dạng của nước toà án với nước ngoài.

Các hiệp định tương trợ và hợp tác tư pháp với các nước như Nga, Trung Quốc, Cuba… với tiêu chí công nhận và bảo đảm việc thực hiện tôn trọng các quyền nhân thân và tài sản của công dân của quốc gia nước này trên lãnh thổ quốc gia kí kết kia trên cơ sở nguyên tắc tôn trọng bình đẳng về chủ quyền giữa các quốc gia với nhau.

Các hiệp định lãnh sự với nước ngoài, trong đó có các điều khoản bảo vệ quyền lợi của công dân và pháp nhân giữa các bên tham gia.

Các hiệp định thương mại và hàng hải nhằm củng cố và tăng cường phát triển kinh tế đối ngoại trên cơ sở tôn trọng chủ quyền các bên cùng có lợi. Giành cho nhau được hưởng chế độ tối huệ quốc và những điều khoản ưu tiên nhất định

Các hiệp định về lao động; hợp tác, khoa học, kỹ thuật, đào tạo chuyên gia; hiệp định về bảo hộ và khuyến khích đầu tư, tránh đánh thuế 2 lần.

Đối với điều ước quốc tế đa phương. Trong một số lĩnh vực, Việt Nam đã gia nhập vào các công ước quốc tế điều chỉnh lĩnh vực tư pháp quốc tế, lĩnh vực bảo vệ con người.

=>Tất cả những điều ước quốc tế song phương và đã phương trên ít nhiều nhất định chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tư pháp quốc tế.

c) Thực tiễn Tòa án và trọng tài (hay còn gọi là án lệ)

Án lệ là loại nguồn khá phổ biến ở một số nước tư bản phát triển, có ý nghĩa trong việc phát triển hệ thống pháp luật của các nước.

Thực tiễn toà án là các bản án hoặc quyết định của toà án mà trong đó thể hiện các quan điểm của các thẩm phán đối với các vấn đề pháp lý có tính chất quyết định trong việc giải quyết các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối vs các vụ việc nhất định và mang ý nghĩa giải quyết đối với các quan hệ tương ứng trong tương lai.

Ở Anh – Mỹ thì thực tiễn toà án là nguồn cơ bản của pháp luật. Điều này chứng tỏ hầu như tất cả các quy phạm được ghi nhận ở án lệ, còn các quy phạm được ghi nhận ở văn bản pháp quy thì rất hiếm hoi.

Ở Việt Nam, thực tiễn tư pháp không được nhìn nhận với tư cách là nguồn của pháp luật nói chung và là nguồn của tư pháp quốc tế nói riêng. Chỉ có các văn bản pháp quy của nhà nước mới là nguồn của pháp luật.

d) Tập quán

Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài, được áp dụng khá liên tục và một cách có hệ thống, đồng thời được sự thừa nhận của đông đảo các quốc gia. tập quán quốc tế đôi khi vừa là nguồn của công pháp quốc tế và cả tư pháp quốc tế.

Tập quán khác luật pháp ở chỗ quá trình hình thành của tập quán, việc áp dụng có hệ thống và tính thừa nhận rộng rãi nhưng không được ghi nhận ở đâu.

Các loại tập quán

– Tập quán mang tính chất nguyên tắc: là nền tảng cơ bản có tính chất bao trùm.

– Tập quán mang tính chất chung: là tập quán được nhiều nước thừa nhận và áp dụng.

– Tập quán mang tính chất khu vực: là các tập quán được sử dụng ở từng khu vực, từng nước, từng cảng biển riêng biệt, hoặc cảng hàng không riêng biệt.

=> Ở Việt Nam hiện nay, với tư cách là nguồn của tư pháp quốc tế là luật pháp trong nước, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế. Thực tiễn tòa án và trọng tài chưa được coi là nguồn của tư pháp quốc tế như ở Anh – Mỹ…

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết