fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp là tên gọi thường được sử dụng để chỉ chung một bộ phận pháp chế trong một doanh nghiệp hay một công ty nào đó. Đây là bộ phận không thể thiếu trong một doanh nghiệp hiện nay, với tính chất pháp lý cần độ chính xác nên khi trở thành pháp chế doanh nghiệp cần hội tụ các kỹ năng quan trọng để phục trách công việc. Vậy các hành trang, kỹ năng cần thiết cho nghề Pháp chế Doanh nghiệp cần có là gì? bạn đọc hãy cùng Học viện đào tạo pháp chế ICA  tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.

Chuyên viên pháp chế doanh nghiệp được hiểu là gì?

Chuyên viên pháp chế được biết đến là người chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp, đảm bảo việc hoạt động của doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó họ. chuyên viên pháp chế doanh nghiệp còn tư vấn cho các nhà quản lý các vấn đề về pháp lý và là người có vai trò chủ chốt trong các cuộc đàm phán, hợp tác của công ty.

Chuyên viên pháp chế doanh nghiệp với chuyên môn và sự am hiểu luật kinh tế sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng kinh doanh đã đăng ký và trong khuôn khổ pháp luật. Đồng thời họ cũng giúp doanh nghiệp xử lý hiệu quả các vấn đề tài chính, thu hồi công nợ. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể hạn chế việc phải giải trình trước cơ quan thẩm quyền.

Hiện nay, thông thường thì chuyên viên pháp chế sẽ làm việc tại các văn phòng luật hoặc bộ phận pháp chế của doanh nghiệp, tổ chức. Họ sẽ làm việc dưới quyền của trưởng bộ phận, Giám đốc pháp lý hoặc các cấp quản lý khác.

Các hành trang, kỹ năng cần thiết cho nghề pháp chế doanh nghiệp năm 2023

Vai trò nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp là gì?

  • Nhiệm vụ của pháp chế doanh nghiệp là trực tiếp là người soạn thảo xây dựng các văn bản, quy chế nội bộ. Tham gia đóng góp ý kiến, thẩm định ở góc độ pháp lý các văn bản này trong trường hợp Lãnh đạo công ty, Chủ sở hữu công ty đã xây dựng dự thảo và giao Bộ phận pháp chế đóng góp ý kiến.
  • Soạn thảo các văn bản pháp lý nội bộ của Doanh nghiệp có thể gồm: Quy chế, Nội quy lao động, Thỏa ước lao động tập thể, Điều lệ, Hợp đồng lao động, Các Quyết định, Thông báo, Biên bản họp của Lãnh đạo công ty và các phòng ban trong công ty,…
  • Tư vấn, hướng dẫn cho doanh nghiệp trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
  • Kiểm soát, Giám sát, các hoạt  động của các bộ phận trong Doanh nghiệp hoạt động tuân thủ các Quy định, Quy chế nội bộ của Doanh nghiệp.
  • Tư vấn pháp luật đối với các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro môi trường đầu tư, kinh doanh đối với các dự án đầu tư của doanh nghiệp ra nước ngoài; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định về tổ chức, quản lý của doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp và của người lao động; tham gia tố tụng hoặc tham mưu thuê luật sư tham gia tố tụng với tư cách người đại diện theo ủy quyền.
  • Có ý kiến về mặt pháp lý và thẩm định dự thảo các hợp đồng do các bộ phận khác của doanh nghiệp soạn thảo.

Các hành trang, kỹ năng cần thiết cho nghề Pháp chế Doanh nghiệp

Theo những phân tích nêu trên, chuyên viên pháp chế là công việc đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn cao và các kỹ năng nhất định. Sau đây là 8 kỹ năng quan trọng mà chuyên viên pháp chế cần phải có:

Kỹ năng chuyên môn

Kỹ năng chuyên môn là yếu tố tiên quyết quyết định bạn có thể theo nghề này hay không. Bởi vì phải có chuyên môn vững vàng bạn mới có thể đảm bảo công việc và cách thức hành nghề của bạn đang theo đúng pháp luật.

Tính cẩn thận, chính xác trong công việc

Công việc của một chuyên viên pháp chế có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống còn của một doanh nghiệp. Bất cứ một sai lầm nào của họ cũng có thể gây thiệt hại nặng nề về tài chính cho doanh nghiệp. Tệ hơn còn khiến doanh nghiệp vướng vòng lao lý vì vi phạm pháp luật.

Chính vì vậy đối với một chuyên viên pháp lý tính cẩn thận, chính xác đặc biệt quan trọng. Đây là điều không những chuyên viên pháp chế phải coi trọng mà bất kỳ người làm luật nào cũng phải đặt lên hàng đầu.

Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, xây dựng mối quan hệ

Kỹ năng đàm phán, thuyết trình, xây dựng mối quan hệ là kỹ năng quan trọng giúp chuyên viên pháp chế thành công trong sự nghiệp. Bởi vì trong công việc pháp chế sẽ phải gặp gỡ, đàm phán với đối tác và các bên liên quan về các vấn đề pháp lý. Do đó giỏi kỹ năng này sẽ giúp công việc của bạn luôn đạt hiệu quả tốt nhất, từ đó có thể giúp bạn ngày càng thăng tiến hơn trong sự nghiệp.

Kỹ năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm

Chuyên viên pháp chế có thể phải làm việc một mình hoặc cùng làm việc với nhiều người khác nhau. Vì vậy chuyên viên pháp chế cần có kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm tốt để có thể thích nghi tốt nhất với công việc và đạt hiệu quả công việc tối ưu.

Đạo đức nghề nghiệp

Chuyên viên pháp chế là một người hiểu biết pháp luật. Hơn ai hết họ hiểu rõ sự đúng sai trong các hoạt động của doanh nghiệp. Theo đó một chuyên viên pháp chế xuất sắc phải là một “cán cân”. Họ phải luôn đặt đạo đức nghề nghiệp và tính chính trực lên trên hết để cán cân đó không bị lệch. Từ đó có thể đảm bảo doanh nghiệp luôn hoạt động trong khuôn khổ pháp luật cho phép.

Thích nghi nhanh và chịu được áp lực công việc

Qua phân tích về những công việc chuyên viên pháp chế nêu trên sẽ thấy họ phải giải quyết rất nhiều công việc khác nhau liên quan đến pháp lý. Trong khi đó việc hiểu và làm đúng luật không hề dễ dàng. Chính điều này khiến công việc của họ gặp nhiều áp lực. Vì vậy nếu muốn theo nghề này bạn cần rèn luyện cho mình khả năng thích nghi nhanh chóng và chịu được áp lực công việc cao.

Ý thức chấp hành pháp luật cao

Chuyên viên pháp chế là những người hiểu biết pháp luật và thường xuyên làm về luật nên trên hết cần có ý thức chấp hành luật pháp cao. Họ cần phải tôn trọng và tuân thủ nghiêm túc các quy định của luật pháp và cả quy định của công ty.

Giỏi giao tiếp

Chuyên viên pháp chế bên cạnh việc phải giao tiếp với ban lãnh đạo doanh nghiệp, chuyên viên pháp chế còn phải gặp gỡ, trao đổi công việc với các bên khác như đối tác của cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, phóng viên, nhà báo, công chúng,… Bởi vậy, chuyên viên pháp chế cần khéo léo và linh hoạt trong giao tiếp để có thể tương tác hiệu quả và phù hợp với từng đối tượng.

Khoá học pháp chế doanh nghiệp tại ICA

Theo những phân tích nêu trên, có thể thấy rằng pháp chế doanh nghiệp có vai trò xây dựng, tạo ra và vận hành theo các chính sách nội bộ của doanh nghiệp, điều tiết, kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp theo những chế tại dựa trên quy định của pháp luật. Đảm bảo tính tuân thủ pháp luật trong mọi hoạt động của ngân hàng, giúp ngân hàng hoạt động trong hành lang pháp lý an toàn.

Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên định hướng rõ ràng về bản đồ tư duy pháp lý doanh nghiệp, ngân hàng, định hình đầy đủ những khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp, ngân hàng, từ đó xác định hành trang cần thiết để phục vụ cho nghề pháp chế doanh nghiệp/ngân hàng.

Học viện đào tạo pháp chế ICA giúp học viên trang bị bài bản về kiến thức nghiệp vụ pháp lý đa dạng cho học viên pháp chế và các đối tượng khác có mong muốn tìm hiểu về các kiến thức pháp luật trong hoạt động kinh doanh nói chung.

Thông tin đăng ký khoá học pháp chế tại ICA:

Để nhanh tay đăng ký khóa học, bạn hãy liên hệ ngay tới ICA:

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nội dung Các hành trang, kỹ năng cần thiết cho nghề Pháp chế Doanh nghiệp năm 2023. Hi vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin hữu ích với bạn đọc.

Câu hỏi thường gặp:

Làm sao để đảm nhận vị trí Chuyên viên pháp chế doanh nghiệp?

Đầu tiên để trở làm chuyên viên pháp chế trong phòng pháp chế doanh nghiệp thì bạn phải có bằng cử nhân luật. Đây là một yêu cầu bắt buộc nhé vì ngành luật là ngành đặc thù nên không thể học ngành khác mà làm pháp chế doanh nghiệp được đâu nè.
Sinh viên ngoài việc có bằng cử nhân luật thì khi có kinh nghiệm là một lợi thế. Và nên học khóa Luật sư vì các vị trí chuyên viên pháp chế doanh nghiệp đều ưu tiên tuyển người có kinh nghiệm và có thẻ luật sư.

Phạm vi công việc pháp chế doanh nghiệp là gì?

Cán bộ pháp chế doanh nghiệp cần tư vấn cho người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và hệ thống nội bộ của doanh nghiệp các vấn đề pháp lý liên quan như lao động – tiền lương, xử lý tranh chấp, ủy quyền hành chính… Đồng thời, cán bộ pháp chế phải là người xây dựng hoặc tham gia ý kiến trong quá trình xây dựng hệ thống văn bản chế độ nội bộ của doanh nghiệp. Để làm tốt việc này, cán bộ pháp chế phải nắm rõ các nguyên lý của luật tư (dân sự, ủy quyền, doanh nghiệp..); triển khai ý tưởng/ý kiến pháp lý thành văn bản dễ hiểu đối với những người không thuộc chuyên ngành luật.

5/5 - (3 bình chọn)

1 comments on “Các hành trang, kỹ năng cần thiết cho nghề Pháp chế Doanh nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết