fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 4

Hoàn thành quá trình ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư với Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 4 – phần tài liệu quan trọng giúp bạn củng cố và kiểm tra toàn diện kiến thức của mình. Với hệ thống câu hỏi chuyên sâu, sát với các tình huống đạo đức nghề nghiệp thực tế, phần 4 này không chỉ giúp bạn chuẩn bị cho kỳ thi mà còn rèn luyện khả năng phân tích và ứng xử pháp lý chuyên nghiệp. Đây là tài liệu không thể thiếu cho những ai quyết tâm chinh phục nghề luật sư!

Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 4

CÂU 60: Người có chứng chỉ hành nghề luật sư có thể bị Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư từ chối việc gia nhập Đoàn Luật sư trong trường hợp:

a. Không còn cư ngụ tại Việt Nam

b. Đã bị kết án về 1 tội phạm do vô ý dù đã được xóa án tích

c. Đã bị thi hành kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư mà chưa hết thời hạn ba năm, kể từ ngày quyết định thi hành kỷ luật có hiệu lự c.

d. a, b, c đều đúng

CÂU 61: Theo Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư có nhiệm vụ, quyền hạn:

a. Kiểm tra,giám sát hoạt động của các tổ chức hành nghề luật sư, luật sư hành nghề với tư cách cá nhân tại địa phương

b. Hoà giải tranh chấp có liên quan đến hành nghề giữa khách hàng với luật sư; giữa khách hàng với tổ chức hành nghề luật sư.

c. Tổ chức kiểm tra việc tập sự hành nghề luật sư

d. Cả 3 Câu đều đúng

CÂU 62: Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư do cơ quan nào ban hành:
a. Bộ Tư pháp c. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam
b. Hội đồng luật sư toàn quốc d. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc

CÂU 63: Chủ tịch và Phó Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam do cơ quan nào bầu
a. Bộ Tư pháp c. Hội đồng luật sư toàn quốc
b. Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc d. Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam

CÂU 64: Theo quy định của Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, người phát ngôn chính thức của Liên đoàn luật sư Việt Nam là:

a. Chủ tịch Liên đoàn luật sư Việt Nam

b. Một Phó Chủ tịch Liên đoàn do Chủ tịch Liên đoàn chỉ định

c. Tổng Thư ký Liên đoàn

d. Chánh Văn phòng Liên đoàn

CÂU 65: Khi giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư, Ban Thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam có quyền:

a. Quyết định hình thức kỷ luật khác nhẹ hơn so với hình thức kỷ luật do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã quyết định.

b. Quyết định hình thức kỷ luật khác nặng hơn so với hình thức kỷ luật do Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư đã quyết định.

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai

CÂU 66: Trong trường hợp phát hiện việc xem xét và quyết định kỷ luật luật sư của Đoàn luật sư vi phạm quy định của Luật Luật sư, Điều lệ Liên đoàn luật sư Việt Nam, Điều lệ Đoàn luật sư hoặc không đảm bảo tính khách quan, minh bạch, công bằng thì Ban Thường vụ Liên đoàn có quyền:

a. Đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm và tuyên bố luật sư không vi phạm.

b. Đình chỉ thi hành quyết định kỷ luật của Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư và yêu cầu Hội đồng khen thưởng – kỷ luật, Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư tiến hành các thủ tục xem xét lại việc kỷ luật đối với luật sư đó

c. a và b đều đúng

d. a và b đều sai

Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 4
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 4

CÂU 68: Người tập sự hành nghề luật sư có thể tập sự hành nghề luật sư tại:

a. Văn phòng luật sư, Công ty Luật.

b. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật.

c. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh, văn phòng giao dịch của văn phòng luật sư, công ty luật;

d. Văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của văn phòng luật sư, công ty luật; chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; công ty luật nước ngoài tại VN

CÂU 69: Người tập sự hành nghề luật sư tập sự tại một tổ chức hành nghề luật sư có thời gian tập sự từ một tháng đến dưới 4 tháng thì chỉ được tính thời gian này vào tổng thời gian tập sự trong trường hợp:

a. Tổ chức hành nghề luật sư nhận tập sự tạm ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hoạt động theo quy định của Luật Luật sư.

b. Người tập sự thay đổi nơi cư trú.

c. Luật sư hướng dẫn chết hoặc vì lý do sức khoẻ hoặc lý do khách quan khác mà không thể tiếp tục hướng dẫn tập sự hành nghề luật sư.

d. Cả 3 Câu đều đúng

CÂU 70: Người tập sự chấm dứt việc tập sự hành nghề luật sư trong trường hợp:

a. Không còn thường trú tại Việt
b. Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục hoặc quản chế
hành chính.
c. Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư.
d. Cả 3 Câu đều đúng

CÂU 71: Người tập sự được Ban Chủ nhiệm Đoàn luật sư gia hạn tập sự hành nghề luật sư theo đề nghị của tổ chức hành nghề luật sư nhưng số lần gia hạn tối đa là:

a. 01 lần c. 03 lần
b. 02 lần (mỗi lần 06 tháng) d. Không giới hạn số lần gia hạn

CÂU 72: Khi nhận hướng dẫn người tập sự hành nghề luật sư, tổ chức hành nghề luật sư có trách nhiệm:
a. Phân công luật sư hướng dẫn người tập sự.
b. Lập sổ theo dõi quá trình tập sự của người tập sự tại tổ chức mình
c. Báo cáo bằng văn bản cho Sở Tư pháp, Đoàn luật sư nơi có trụ sở, Liên đoàn Luật sư Việt Nam
về việc tập sự hành nghề luật sư của người tập sự tại tổ chức mình định kỳ hàng năm.
d. Cả 3 Câu trên đều đúng

CÂU 73: Người tập sự hành nghề luật sư vi phạm Quy chế tập sự hành nghề luật sư có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật:

a. Khiển trách
b. Tạm đình chỉ việc tập sự hành nghề luật sư từ ba tháng đến sáu tháng;
c. Xoá tên khỏi danh sách người tập sự của Đoàn luật sư.
d. Cả 3 Câu đều đúng

CÂU 74: Khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng trong vụ án tranh chấp dân sự, luật sư có nghĩa vụ:

a. Thực hiện công việc như đã thỏa thuận trong hợp đồng
b. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người bảo vệ được quy định trong Bộ luật Tố tụng Dân sự.
c. Thực hiện các công việc một cách tận tâm, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các
kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng
d. a, b, c đều đúng

CÂU 75: Trong quá trình hành nghề luật sư, khi tiếp nhận vụ việc của khách hàng, luật sư có nghĩa vụ:

a. có nghĩa vụ giải thích cho khách hàng biết về nghĩa vụ của họ trong quan hệ với luật sư.

b. Thông báo cho khách hàng biết về quyền khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại của khách hàng
đối với luật sư.

c. Có nghĩa vụ thông báo, giải thích cho khách hàng biết về những khó khăn trong thực hiện dịch vụ
pháp lý.

d. a, b, c đều đúng

CÂU 76: Trong vụ án tranh chấp dân sự, khi thực hiện vụ việc của khách hàng, Luật sư có trách nhiệm:

a. Không từ chối vụ việc đã nhận, trừ trường hợp bất khả kháng, hoặc pháp luật hay Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư cho phép hoặc được khách hàng đồng ý

b. Tham gia các buổi làm việc, hòa giải, xét xử của Tòa án và chỉ thông báo cho khách hàng biết về nội dung bản án của Tòa án.

c. Hoàn trả tài liệu, hồ sơ khi khách hàng yêu cầu hoặc khi đã giải quyết xong vụ việ c.

d. a, b, c đều đúng

CÂU 77: Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư có quyền từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong trường hợp:

a. Khách hàng yêu cầu dịch vụ pháp lý của luật sư với ý định lợi dụng dịch vụ đó cho mục đích khác
b. Có dấu hiệu cho thấy khách hàng đã cung cấp chứng cứ giả.
c. Khách hàng thông qua người khác yêu cầu luật sư
d. a, b, c đều đúng

CÂU 78: Khi tiếp xúc với khách hàng, Luật sư có quyền từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong trường hợp:

a. Khách hàng có thái độ không tôn trọng luật sư và không thay đổi thái độ này.
b. Khách hàng không tự nguyện khi yêu cầu luật sư mà bị phụ thuộc theo yêu cầu không chính đáng của người khá c.
c. Có căn cứ rõ ràng xác định yêu cầu của khách hàng không có cơ sở hoặc trái đạo đứ c.
d. a, b, c đều đúng

CÂU 79: Trong quá trình thực hiện vụ việc của khách hàng, Luật sư có quyền từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong trường hợp:

a. Khách hàng vi phạm cam kết theo hợp đồng dịch vụ pháp lý mà các bên không thể thỏa thuận được

b. Có sự đe dọa hoặc áp lực về vật chất hoặc tinh thần từ khách hàng hoặc người khác buộc luật sư phải làm trái pháp luật và đạo đức nghề nghiệp mà luật sư không thể đối phó

c. Khách hàng sử dụng dịch vụ pháp lý của luật sư để thực hiện hành vi trái pháp luật

d. a, b, c đều đúng

Link đề thi thử môn Đạo đức hành nghề Luật sư số 4: https://study.phapche.edu.vn/quiz/65804718

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật: https://study.phapche.edu.vn?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.