fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 3

Để hoàn thiện quá trình ôn luyện Đạo đức hành nghề Luật sư, Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 3 sẽ là mảnh ghép cuối cùng giúp bạn hệ thống hóa kiến thức một cách toàn diện. Với những câu hỏi bám sát thực tế và tình huống đạo đức nghề nghiệp phức tạp, phần 3 này giúp bạn nâng cao tư duy pháp lý và khả năng xử lý tình huống chuyên sâu. Đây là tài liệu quan trọng để bạn tự tin bước vào kỳ thi và chuẩn bị tốt cho sự nghiệp luật sư đầy thử thách phía trước.

Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 3

CÂU 40. Hoạt động dịch vụ pháp lý khác của luật sư được hiểu là:

a. Giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính
b. Giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại
c. Dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch
d. Cả 3 Câu trên đều đúng

CÂU 41. Theo Luật Luật sư, một luật sư được thành lập hoặc tham gia thành lập tối đa bao nhiêu tổ chức hành nghề luật sư

a. 1 c. 3
b. 2 d. 4

CÂU 42. Người tập sự hành nghề luật sư:

a. Được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên toà

b. Không được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên toà

c. Được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên toà nếu được khách hàng đồng ý bằng văn bản

d. Được đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại phiên toà nếu được khách hàng đồng ý bằng văn bản và được toà án cho phép

CÂU 43. Một trong những nghĩa vụ của luật sư là:

a. Không được từ chối các hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với người nghèo và phải tham gia các khoá học do Đoàn luật sư tổ chức

b. Cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người nghèo và tham gia các hội thảo, hội nghị góp ý các dự án luật

c. Hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo và học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề theo quy định của Luật Luật sư

d. Trợ giúp pháp lý và tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật Luật sư

CÂU 44. Chi nhánh của Công ty Luật nước ngoài tại Việt Nam được nhận người tập sự hành nghề luật sư khi nào?

a. Khi có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp nói Chi nhánh công ty luật nước ngoài tại Việt Nam đặt trụ sở

b. Khi có sự đồng ý bằng văn bản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

c. Khi có sự đồng ý bằng văn bản của Đoàn luật sư nơi Chi nhánh của Công ty Luật nước ngoài tại Việt Nam đặt trụ sở

d. Khi có uỷ quyền bằng văn bản của Giám đốc Công ty luật nước ngoài tại Việt Nam

CÂU 45. Thời gian tập sự hành nghề luật sư là:

a. 12 tháng kể từ ngày đăng ký tập sự tại Đoàn luật sư

b. 12 tháng kể từ ngày đăng ký tập sự tại Tổ chức hành nghề luật sư

c. 12 tháng kể từ ngày Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư ra quyết định về việc đăng ký tập sự hành nghề luật sư

d. 12 tháng kể từ ngày tổ chức hành nghề luật sư ra quyết định nhận người tập sự hành nghề luật sư

CÂU 46. Theo quy định của Luật Luật sư, thì thẩm quyền tổ chức kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư là:

a. Hội đồng kiểm tra do Học viện tư pháp thành lập

b. Hội đồng kiểm tra do Liên đoàn Luật sư Việt Nam thành lập

c. Hội đồng kiểm tra do Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập

d. Cả 3 phương án trên đều sai

CÂU 47. Khi hành nghề, luật sư không được:

a. Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác

b. Sử dụng thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề vào mục đích xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân

c. Cả phương án a, b đều đúng

d. Cả phương án a, b đều sai

Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 3
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 3

CÂU 48. Theo quy định của Luật Luật sư và văn bản hướng dẫn thi hành, hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư gồm:

a. Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đạo tạo nghề luật sư

b. Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sư; giấy xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự; bản sao Giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề luật sư hoặc giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư

c. Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sư; giấy xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư về việc nhận tập sự

d. Giấy đề nghị đăng ký tập sự hành nghề luật sự

CÂU 49. Theo Nghị định số 123/2013/NĐ-CP ngày 14/10/2013 của chính phủ, luật sư có nghĩa vụ:

a. Không được từ chối các hợp đồng dịch vụ pháp lý đối với người nghèo và phải tham gia các khóa học do Đoàn Luật sư tổ chứ c.

b. Cung cấp các dịch vụ pháp lý cho người nghèo và tham gia các hội thảo, hội nghị góp ý các dự án luật.

c. Hỗ trợ pháp lý miễn phí cho người nghèo và học tập nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng hành nghề theo quy định của Luật Luật sư.

d. Trợ giúp pháp lý và tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của Luật Luật sư.

CÂU 50: Luật luật sư được sửa đổi bổ sung năm nào?

a. Năm 2010 c. Năm 2012
b. Năm 2011 d. Cả 3 phương án trên đều sai.

CÂU 51: Trong Luật luật sư, các hành vi luật sư bị nghiêm cấm được quy định tại điều mấy?

a. Điều 7 c. Điều 9
b. Điều 12 d. Cả 3 phương án đều sai.

CÂU 52: Nguyên tắc quản lý luật sư và hành nghề luật sư bao gồm:

a. Tự quản của tổ chức hành nghề luật sư, đoàn luật sư.
b. Tự quản của đoàn luật sư theo sự quản lý thống nhất của Liên đoàn luật sư.
c. Quản lý nhà nước của Bộ tư pháp.
d. Kết hợp quản lý nhà nước với chế độ tự quản của các tổ chức xã hội nghề nghiệp nghề nghiệp luật sư, tổ chức hành nghề luật sư.

CÂU 53: Nghề của luật sư để thực hiện bằng hình thức:

a. Thành lập hoặc tham gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư, làm việc theo hợp đồng lao động
của tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề với tư cách cá nhân.
b. Liên doanh thành lập tổ chức hành nghề luật sư.
c. Đăng ký với đoàn luật sư và nhận vụ việc từ luật sư.
d. Cả ba phương án trên đều sai.

CÂU 54: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân có thể đăng ký hoạt động với:

a. Liên đoàn luật sư hoặc đoàn luật sư nơi luật sư là thành viên.
b. Sở tư pháp địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
c. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phố nơi luật sư có bộ khẩu thường trú.
d. Cả 3 phương án trên đều sai.

CÂU 55. Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh, công ty luật nước ngoài?

a. Bộ Kế hoạch và Đầu tư. c. Bộ Tư pháp
b. Liên đoàn luật sư Việt Nam d. Sở Tư pháp

CÂU 56. Nguyên tắc hành nghề luật sư là:

a. Tuân thủ hiến pháp và pháp luật, tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư, độc
lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.
b. Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.
c. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.
d. Cả ba phương án trên.

CÂU 57. Theo quy định của Luật Luật sư, tiêu chuẩn đầy đủ để trở thành luật sư là:

a. Công dân Việt Nam có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự
hành nghề luật sư.

b. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có bẳng cử nhân
luật, có sức khỏe bảo đảm hành nghề luật sư.

c. Công dân Việt Nam trung thành với tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư.

d. Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, đã được đào tạo nghề Luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khỏe đảm bảo hành nghề luật sư.

CÂU 58: Với tư cách là thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam, luật sư có quyền:
a. Đề nghị Liên đoàn luật sư Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trong hoạt động hành nghề.

b. Tự ứng cử tham dự Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, các cơ quan của Liên đoàn luật sư.

c. Đề xuất ý kiến về việc củng cố, phát triển tổ chức, hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam d. a, b, c đều đúng

CÂU 59: Với tư cách là thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam, luật sư có nghĩa vụ:

a. Đoàn kết, hợp tác với các luật sư khác để thực hiện tôn chỉ, mục đích của Liên đoàn luật sư Việt Nam

b. Giữ gìn uy tín của Liên đoàn luật sư Việt

c. Nộp phí thành viên đầy đủ và đúng kỳ hạn.

d. a, b, c đều đúng

Link đề thi thử môn Đạo đức hành nghề Luật sư số 3: https://study.phapche.edu.vn/quiz/96150183

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật: https://study.phapche.edu.vn?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.