fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 7

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 7 là tài liệu quan trọng dành cho những ai đang chuẩn bị cho kỳ thi luật sư hoặc muốn nâng cao kiến thức về đạo đức trong hành nghề luật. Với nội dung được chọn lọc kỹ lưỡng, bộ câu hỏi giúp bạn củng cố hiểu biết về các nguyên tắc đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp mà luật sư cần tuân thủ. Đây là phần tiếp theo trong loạt tài liệu ôn tập, giúp người học nắm vững kiến thức và tự tin hơn khi đối mặt với các tình huống thực tế trong hành nghề.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 7

CÂU 120: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), trường hợp nào thì Bộ
trưởng Bộ Tư pháp không cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a. Không cư ngụ tại Việt
b. Cán bộ, công chức, viên chức đã bị buộc thôi việc chưa được ba năm kể từ ngày quyết định buộc
thôi việc có hiệu lự c.
c. Đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng do cố ý, tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý, tội phạm đặc
biệt nghiêm trọng do cố ý.
d. Cả 3 Câu trên đều đúng

CÂU 121: Trong trường hợp nào, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư sẽ bị thu
hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
a. Không còn cư ngụ tại Việt
b. Không gia nhập bất kỳ Đoàn Luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp chứng chỉ
hành nghề luật sư
c. Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư có thời
hạn.
d. Cả 3 Câu trên đều đúng.

CÂU 122: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2012), kể từ ngày được cấp Chứng
chỉ hành nghề luật sư, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư bị thu hồi Chứng chỉ
hành nghề luật sư nếu không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn:
a. 1 năm c. 3 năm
b. 2 năm d. 4 năm

CÂU 123: Người bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư do đã bị kết án, dù đã được xóa án
tích, thì không được cấp lại Chứng chỉ hành nghề luật sư nếu đã bị kết án về:
a. Tội phạm nghiêm trọng do cố ý. c. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý
b. Tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý d. Cả 3 Câu trên đều đúng
CÂU 124: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), thẻ luật sư có giá trị:
a. 10 năm c. 20 năm
b. 15 năm d. Không thời hạn

CÂU 125: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), kể từ ngày được cấp
Thẻ luật sư, Ban chủ nhiệm Đoàn luật sư có quyền xóa tên luật sư khỏi danh sách luật sư nếu
luật sư không làm việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư hoặc hành nghề
với tư cách cá nhân theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức hoặc không thành lập, tham
gia thành lập tổ chức hành nghề luật sư tại địa phương nơi Đoàn luật sư có trụ sở trong thời
hạn:
a. 2 năm c. 4 năm
b. 3 năm d. 5 năm

CÂU 126: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư có nghĩa vụ:
a. Có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề.
b. Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai

CÂU 127: Theo Luật Luật sư đã được sửa đổi bổ sung, Luật sư được hành nghề dưới hình
thức:
a. Hành nghề trong tổ chức hành nghề luật sư thông qua việc thành lập, tham gia thành lập hoặc làm
việc theo hợp đồng lao động cho tổ chức hành nghề luật sư
17
b. Hành nghề với tư cách cá nhân thông qua việc tự mình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý
cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt
động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai

CÂU 128: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư được hành
nghề dưới hình thức:
a. Luật sư hành nghề tự do với tư cách cá nhân theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.
b. Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân dưới hình thức làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ
quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư
c. a và b đều đúng
d. a và b đều sai

CÂU 129: Khi nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng, Luật sư có quyền:
a. Nhận vụ, việc vượt khả năng của mình và thực hiện vụ việc ngoài phạm vi yêu cầu của khách hàng
miễn sao là bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng
b. Chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác trong cùng 1 tổ chức hành nghề luật sư
để làm
c. Chuyển giao vụ, việc mà mình đã nhận cho luật sư khác làm thay trong trường hợp bất khả kháng.
d. Cả 3 Câu trên đều đúng

CÂU 130: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), trong trường hợp người
tập sự hành nghề luật sư đi cùng với luật sư hướng dẫn trong các vụ việc dân sự, vụ án hành
chính, khi liên hệ với cá nhân, cơ quan, tổ chức, luật sư hướng dẫn có trách nhiệm xuất trình:
a. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư.
b. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư và Giấy chứng nhận
người tập sự hành nghề luật sư
c. Giấy chứng nhận người tập sự hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận có sự đồng ý của khách hàng.
d. Giấy giới thiệu người tập sự hành nghề luật sư của tổ chức hành nghề luật sư và giấy tờ xác nhận
có sự đồng ý của khách hàng.

CÂU 131: Đối với trường hợp tạm giữ trong vụ án hình sự, Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ
sung vào năm 2012) quy định kể từ khi nhận đủ giấy tờ hợp lệ, cơ quan tiến hành tố tụng cấp
Giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư trong thời hạn:
a. 3 ngày làm việc c. 24 giờ (theo BLTTHS)
b. 48 giờ d. Cả 3 Câu trên đều sai

CÂU 132: Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012) quy định Luật sư chỉ bị từ
chối cấp Giấy chứng nhận người bào chữa khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a. Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo từ chối luật sư.
b. Luật sư là người thân thích của người đã hoặc đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó.
c. Luật sư đã tham gia trong vụ án đó với tư cách là người làm chứng, người giám định hoặc người
phiên dịch.
d. Cả 3 Câu trên đều đúng.

CÂU 133: Theo Luật Luật sư năm 2006, một luật sư được thành lập hoặc tham gia thành lập
tối đa bao nhiêu tổ chức hành nghề luật sư:
a. 1 c. 5
b. 2 d. Không giới hạn

Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 7
Bộ câu hỏi trắc nghiệp ôn tập Đạo đức hành nghề Luật sư phần 7

CÂU 134: Tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động trong trường hợp:
a. Công ty luật tự chấm dứt hoạt động hoặc bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động.
18
b. Giám đốc Công ty luật TNHH 1 thành viên bị thu hồi chứng chỉ hành nghề luật sư.
c. Giám đốc Công ty luật TNHH một thành viên chết
d. Cả 3 Câu trên đều đúng
CÂU 135: Chi nhánh, văn phòng giao dịch của tổ chức hành nghề luật sư chấm dứt hoạt động
trong trường hợp:
a. Theo quyết định của tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch.
b. Tổ chức hành nghề luật sư đã thành lập chi nhánh, văn phòng giao dịch chấm dứt hoạt động.
c. Bị thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh.
d. Cả 3 Câu trên đều đúng.
CÂU 136: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư hành nghề với
tư cách cá nhân là:
a. Tự mình nhận vụ, việc, cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình đối với hoạt động hành nghề và hoạt động theo loại hình hộ kinh doanh cá thể.
b. Làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
c. Chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.
d. Cả 3 Câu trên đều đúng
CÂU 137: Theo Luật Luật sư (đã được sửa đổi, bổ sung vào năm 2012), Luật sư hành nghề với
tư cách cá nhân có trách nhiệm:
a. Chỉ được đăng ký một địa điểm giao dịch và không có con dấu.
b. Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý, làm việc cho cơ quan,
tổ chức theo hợp đồng lao động.
c. Không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức
mình đã ký hợp đồng lao động, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng
trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự
phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
d. Cả 3 Câu trên đều đúng
CÂU 138: Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân phải đăng ký hành nghề luật sư tại:
a. Liên đoàn Luật sư Việt Nam
b. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành
c. Sở Tư pháp ở địa phương nơi có Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
d. Đoàn luật sư mà luật sư đó là thành viên.
CÂU 139: Khi sử dụng dịch vụ pháp lý, khách hàng phải trả thù lao cho luật sư, dựa trên căn
cứ:
a. Nội dung, tính chất của dịch vụ pháp lý.
b. Thời gian và công sức của luật sư sử dụng để thực hiện dịch vụ pháp lý.
c. Kinh nghiệm và uy tín của luật sư.
d. Cả 3 Câu đều đúng.
CÂU 140: Theo Luật Luật sư năm 2006, thù lao của luật sư được tính theo phương thức sau:
a. Giờ làm việc của luật sư.
b. Mức thù lao trọn gói.
c. Theo tỷ lệ phần trăm của giá ngạch vụ kiện hoặc giá trị hợp đồng, giá trị dự án.
d. Cả 3 Câu đều đúng

Link đề thi thử môn Đạo đức hành nghề Luật sư số 6: https://study.phapche.edu.vn/quiz/87339801

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Luật: https://study.phapche.edu.vn?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.