fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật là tài liệu học tập quan trọng dành cho sinh viên ngành luật và những ai quan tâm đến lĩnh vực pháp lý. Tài liệu này giúp người học nắm vững kiến thức về sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật qua các thời kỳ lịch sử. Với hàng loạt câu hỏi đa dạng và phong phú, bộ câu hỏi trắc nghiệm không chỉ giúp củng cố kiến thức mà còn là công cụ luyện thi hiệu quả, giúp bạn tự tin hơn trong các kỳ thi và kiểm tra.

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật

Câu 1/ Nội dung nào sau đây phù hợp với chính quyền quân quản trong lịch sử phong kiến Việt Nam?

A/ Chính quyền quân quản được xác lập khi xã hội rơi vào bất ổn

B/ Chính quyền quân quản được xác lập chủ yếu dựa vào bạo lực, sức mạnh quân đội

C/ Chính quyền quân quản được xác lập vào giai đoạn đầu của mỗi vương triều

D/ Chỉ A và B đúng

E/ Cả A, B và C đúng

Câu 2/ Khác với giai đonạ 1461-1527, tổ chức và hoạt động chính quyền địa phương giai đoạn 1428-1460 có đặc điểm nào sau đây?

A/ Thể hiện tính chất tản quyền

B/ Thể hiện rõ nét tính tự trị địa phương

C/ Thể hiện rõ nét tính chất chính quyền quân quản

D/ Cả A, B và C đúng

E/ Chỉ A và C đúng

Câu 3/ Quyền lực của các nhà vua thời Trần (1225-1400) bị chia sẻ bởi chức danh Thái thượng hoàng là biểu hiện của:

A/ Sự phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước

B/ Chính thể quân chủ hạn chế

C/ Sự bảo đảm quyền chặt chẽ trong tổ chức quyền lực nhà nước, nhất là ở trung ương

D/ Cả A, B và C đúng

E/ Chỉ B và C đúng

Câu 4/ Dưới thời Lê (Thế kỷ XV), quyền của phụ nữ được bảo vệ rõ nét nhất ở chế định pháp luật nào?

A/ Pháp luật dân sự và pháp luật hình sự

B/ Pháp luật hình sự và hôn nhân gia đình

C/ Pháp luật dân sự và hôn nhân gia đình

D/ Pháp luật hình sự

E/ pháp luật dân sự

Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật
Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật

Câu 5/ Pháp luật nhà Lê (Thế kỷ XV) mang tính dân tộc sâu sắc là vì?

A/ Pháp luật nhà Lê bảo vệ độc lập dân tộc một cách mạnh mẽ trước nguy cơ Bắc thuộc.

B/ Pháp luật nhà Lê chịu sự ảnh hưởng mạnh bởi các tập quán, phong tục của xã hội đương thời

C/ Pháp luật nhà Lê phản ánh và bảo vệ truyền thống văn hóa, chính trị của dân tộc Việt

D/ Cả A, B và C đúng

E/ Chỉ B và C đúng

Câu 6/ Nội dung nào sau đây không phù hợp với nền quân chủ thời Trần (1225-1400)?

A/ Quyền lực chính trị không phải lúc nào cũng tập trung tuyệt đối vào tay vua?

B/ Có sự tách biệt rõ ràng ba nhánh quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp

C/ Xác lập mô hình chính quyền quân quản

D/ Cả 03 đáp án A, B và C đều đúng

E/ Cả 03 đáp án A, B và C đều sai

Câu 7/ Nội dung nào sau đây phản ánh chính thể quân chủ thời vua Lê Thánh Tông (1460-1497)

A/ Sử dụng nhiều biện pháp để tập trung quyền lực mạnh mẽ vào vua

B/ Tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước ít chịu ảnh hưởng Nho giáo

C/ Quyền lực của nhà vua được bảo đảm bởi sự hỗ trợ đắc lực của đội ngũ đại thần

D/ Cả 03 đáp án A, B và C đều đúng

E/ Chỉ 02 đáp án B và C đúng

Câu 8/ Nguyên nhân chính yếu nhất làm chậm tiến trình ra đời nhà nước đầu tiên ở Việt Nam là:

A/ Sự tan rã chậm chạp của chế độ thị tộc và công xã nông thôn

B/ Chế độ tư hữu hình thành nhưng không triệt để

C/ Sự tồn tại dai dẳng hoạt động săn bắt và hái lượm

D/ Chỉ 02 đáp án A và B đúng

E/ Cả 03 đáp án A, B và C đều đúng

Câu 9/ Trong mối quan hệ giữa kinh tế với pháp luật thời Lê sơ (Thế kỷ XV)

A/ Pháp luật cản trở kinh tế thương mại

B/ Pháp luật phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, nhất là thương mại

C/ Pháp luật lạc hậu hơn so với trình độ phát triển kinh tế, nhất là thương mại

D/ Chỉ 02 đáp án A và B đúng

E/ Cả 03 đáp án A, B và C đều sai

Câu 10/ Nội dung nào phù hợp với pháp luật hôn nhân và gia đình thời Lê sơ?

A/ Bảo vệ một cách bình đẳng quyền của vợ và chồng

B/ Không bảo vệ quyền phụ nữ

C/ Trong chừng mực nhất định đề cao vai trò của phụ nữ trong gia đình

D/ Chỉ 02 đáp án A và B đúng

E/ Cả 03 đáp án A, B và C đều sai

Câu 11: Nhận định nào sau đây phù hợp với tất cả các triều đại với chính thể quân chủ trong lịch sử phong kiến Việt Nam (938-1884)

A/ Quyền lực nhà nước luôn tập trung vào nhà vua.

B/ Nhà vua là chủ thể duy nhất nắm quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp.

C/ Tổ chức chính quyền địa phương mang nặng tính chất quân quản, nền hành chính quân sự.

D/ Cả A, B và C đúng.

E/ Cả A, B và C sai.

Câu 12: Nội dung nào sau đây cho thấy, chính thể quân chủ đưới thời vua Minh Mạng (1820-1840) phát triển hơn so với các triều đại trước đó?

A/ Thiết lập mô hình chính quyền địa phương mang tính chất quân quản.

B/ Tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan hành pháp, nhất là Lục Bộ rất phát triển, quy củ.

C/ Quyền lực nhà nước ở trung ương và địa phương được kiểm soát chặt chẽ trên cơ sở sự hoàn thiện hệ thống cơ quan tư pháp và giám sát.

D/ Chỉ B và C đúng.

E/ Chỉ A và C đúng.

Câu 13: Vua Minh Mạng xóa bỏ đơn vị hành chính cấp thành và thành lập cấp tỉnh thay thế nhằm:

A/ Tránh nguy cơ lạm quyền của chính quyền cấp thành, đe dọa đến quyền uy của Triều Nguyễn

B/ Bãi bỏ nguyên tắc trung ương tản quyền trong mối quan hệ giữa trung ương với địa phương

C/ Củng cố và nâng cao vị thế của vua Nguyễn và cai trị trực tiếp các vùng miền trong lãnh thổ.

D/ Chỉ A và C đúng

E/ Cả A, B và C đúng.

Câu 14: Nội dung nào sau đây không phù hợp với pháp luật nhà Lê (thế kỷ XV)

A/ Pháp luật dân sự không chịu sự ảnh hưởng của Nho giáo.

B/ Pháp luật hình sự chỉ chịu sự ảnh hưởng bởi triết học Trung hoa (Nhân trị và pháp trị).

C/ Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi pháp luật hình sự cấm.

D/ Chỉ A và C đúng

E/ Cả A, B và C đúng.

Câu 15: Nguyên tắc “vô luật bất hình” trong Bộ luật Hồng Đức thể hiện rõ nhất tư tưởng pháp luật nào sau đây?

A/ Mọi người chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép.

B/ Mọi hành vi không thể bị coi là tội phạm nếu pháp luật hình sự không quy định.

C/ Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu thực hiện hành vi pháp luật hình sự cấm.

D/ Chỉ A và C đúng

E/ Cả A, B và C đúng.

Tham khảo trọn bộ đề cương môn học Lịch sử nhà nước và pháp luật trong link sau: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-lich-su-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.