fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài tập xác định tội danh hình sự

Định tội danh là quá trình quan trọng trong hệ thống pháp luật, đặc trưng bởi việc xác định và ghi nhận một cách chính xác về mặt pháp lý sự tương quan giữa các dấu hiệu của hành vi phạm tội cụ thể và các yếu tố cấu thành tội phạm được quy định trong hệ thống pháp luật hình sự. Quá trình này đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến các biểu hiện, dấu hiệu cụ thể của hành vi phạm tội để có khả năng đưa ra đánh giá chính xác về tính chất pháp lý của hành vi đó. Tham khảo một số Bài tập xác định tội danh hình sự hữu ích cho sinh viên Luật được Học viện đào tạo pháp chế ICA biên soạn sau đây

Căn cứ pháp lý

Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Bài tập 1:

Do thường xuyên bị mất trộm hoa quả trong vườn nhà nên Hoàng Tuyên H đã dùng dây kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình và đấu nối với điện sinh hoạt nhằm ngăn chặn sự xâm nhập từ bên ngoài vào. Mỗi góc vườn ông H có treo biển cảnh báo nguy hiểm và thông báo với hàng xóm xung quanh. Ngày 15/2/2018 Đào Thị B đang có thai 04 tháng tuổi ở xã bên cạnh đi làm về, khi đi sát vườn nhà H thì bị điện giật chết do chạm vào dây điện mà ông H giăng ở quanh vườn.

Hỏi:

Hỏi: Với tình huống trên thì ông H có phạm tội không? Nếu có thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự? Tại sao?

Trả lời

Với hành vi trong tình huống trên của Hoàng Tuyên H thì H phạm tội Giết người theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có khung hình phạt từ 07 năm đến 15 năm tù. Vì đã có hành vi dùng dây kim loại trần mắc quanh vườn nhà mình và đấu nối với điện sinh hoạt nhằm chống mất trộm hoa quả, mặc dù có treo biển cảnh báo nguy hiểm và thông báo cho những người xung quanh biết những đã gây ra cái chết cho chị B. Mặt khác, vì hành vi của H là hành vi trái pháp luật đã vi phạm khoản 1 Điều 32 Nghị định 169/2003 ngày 24/12/2003 về an toàn điện.

Khoản 1 Điều 32 Nghị định 169/2003/NĐ-CP ngày 24/12/2003 quy định:

“Điều 32. Nghiêm cấm các hành vi vi phạm các quy định về an toàn điện sau đây:

1. Sử dụng điện làm phương tiện để bảo vệ tài sản cá nhân hoặc phục vụ cho mục đích khác gây nguy hiểm cho người, động vật, môi trường sống, gây sự cố làm thiệt hại tài sản Nhà nước, tài sản công dân như: chống trộm, bẫy chuột, đánh cá, bảo vệ hoa màu.”

Khi H dùng dây kim loại trần mắc quanh vư­ờn nhà mình nối với điện sinh hoạt nhằm ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài vào trộm cắp hoa quả, H biết việc mắc điện trong tr­ường hợp này là nguy hiểm đến tính mạng con ngư­ời (thể hiện ở việc H có treo biển cảnh báo nguy hiểm và thông báo với hàng xóm xung quanh).

Bài tập xác định tội danh hình sự

H quấn dây quanh v­ườn nhà để chống trộm là đã nhằm vào đối t­ượng là con ngư­ời, mặc dù không nhằm vào ngư­ời cụ thể nào và không mong muốn cho hậu quả chết ngư­ời xảy ra như­ng có ý thức  bỏ mặc cho hậu quả xảy ra(04 điểm), và trên thực tế chị B đang có thai 04 tháng tuổi ở xã bên cạnh đi đánh bắt cua cá khi đến sát vư­ờn nhà H thì bị điện giật chết do chạm vào dây điện mà C giăng ở quanh vườn.

Công văn số 81/2002/TANDTC ngày 10/6/2002 của TANDTC về việc giải đáp các vấn đề nghiệp vụ hư­ớng dẫn: đối với tr­ường hợp sử dụng điện trái phép để chống trộm cắp mà làm chết ngư­ời thì ng­ười phạm tội phải bị xét xử về tội giết ngư­ời.

Do vậy, Trong trường hợp này H phạm tội Giết người với lỗi cố ý gián tiếp. H không nhằm trực tiếp vào chị B, không biết chị B có thai nên không phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự năm 2015. Do đó hành vi giết người của H phạm tội theo quy định tại khoản 2 Điều 123 Bộ luật hình sự 2015.

Bài tập 2:

B và chị M có quan hệ tình cảm yêu đương. B rủ chị M đi chơi rồi quan hệ tình dục, sau đó vì mâu thuẫn nhỏ nhặt, B dùng tay bóp cổ, dùng áo chống nắng xiết cổ chị M. Thấy chị M còn sống, B tiếp tục dùng đá đập nhiều nhát vào đầu chị M cho đến khi chết mới thôi. Sau đó, B chiếm đoạt chiếc điện thoại di động của chị M. Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 17/2019/HSST ngày 02/6/2019, Tòa án nhân dân tỉnh H đã áp dụng Điểm n Khoản 1 Điều 123; Điểm d Khoản 2 Điều 168; Điểm s Khoản 1, Khoản 2 Điều 51, Điểm e Khoản 1 Điều 52, Điều 55 Bộ luật hình sự; Xử phạt B 16 năm tù về tội “Giết người”, 07 năm tù về tội “Cướp tài sản”. Tổng hợp hình phạt chung cho cả 02 tội là 23 năm tù. Sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo có kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Hỏi: Kháng cáo của bị cáo có căn cứ để giảm nhẹ hình phạt hay không?

Anh (chị) có nhận xét gì về bản án hình sự sơ thẩm số 17/2019/HSST ngày 02/6/2019 và hướng giải quyết vụ án.

Đáp án:

Hành vi phạm tội của B là quyết liệt, hung hãn cao độ, bất chấp pháp luật, coi thường tính mạng của người khác. Thể hiện ở chỗ: Mặc dù B và chị M có quan hệ yêu đương nhưng chỉ vì mâu thuẫn nhỏ nhặt sau khi quan hệ tình dục sau một lần đi chơi nhưng B đã dùng tay bóp cổ, sau đó dùng áo chống nắng siết cổ chị M cho đến chết. Tuy nhiên khi thấy chị M vẫn còn sống, B đã dùng đá đập vào đầu chị M cho đến khi chết hẳn.Ngay sau khi giết chị M, B đã chiếm đoạt luôn chiếc điện thoại của chị M. Như vậy hành vi của B không chỉ thực hiện mục đích giết người mà liền sau đó còn thực hiện hành vi cướp tài sản – Một tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác mà có mức cao nhất của khung hình phạt là chung thân. Tuy nhiên khi xét xử cấp sơ thẩm đánh giá hành vi của B với tình tiết định khung “có tính chất côn đồ” và “cố tình phạm tội đến cùng”. Bản án sơ thẩm bỏ lọt tình tiết tăng nặng “Giết người mà trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” được quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 123 Bộ luật hình sự đối với bị cáo dẫn đến chưa đánh giá đúng tính chất đặc biệt nghiêm trọng mà bị cáo đã gây ra, từ đó xử phạt bị cáo mức án 16 năm tù là quá nhẹ, chưa tương xứng với tính chất, mức độ, hành vi phạm tội của bị cáo.

Vì vậy KSV được phân công THQCT và KSXX vụ án phải báo cáo với lãnh đạo Viện để làm văn bản kháng nghị bản án trên theo trình tự phúc thẩm.

Bài tập 3

Huynh (33 tuổi) vay của chị dâu là Nga 1,9 tỷ đồng để lấy vốn làm ăn. Do làm ăn thua lỗ, hạn cho vay đã hết và chị Nga ráo riết đòi nợ mà Huynh không có tiền trả Huynh đã dùng dao giết chết chị Nga để không phải trả nợ.Tộ igiết người mà Huynh đã thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 93 BLHS.

Câu hỏi:

  1. Tội phạm mà Huynh đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS

Trả lời:

Tội phạm mà Huynh đã thực hiện thuộc loại tội gì theo phân loại tội phạm tại khoản 3 Điều 8 BLHS

Huynh phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, vì có mức cao nhất của khung hình phạt là tử hình

Câu hỏi thường gặp

Tội phạm là gì?

Theo khoản 1 Điều 8 Bộ luật Hình sự 2015, tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật Hình sự phải bị xử lý hình sự.

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm như thế nào?

Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật Hình sự quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết