fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài tập tình huống pháp luật đại cương hữu ích cho sinh viên

Pháp luật đại cương được biết đến là một môn học có nội dung phong phú và đa dạng, môn học sẽ tập trung nghiên cứu các khái niệm cơ bản và các phạm trì về pháp luật và Chính phủ trên phương diện khoa học pháp lý. Đây là một môn học quan trọng và là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục cơ bản. Sau đây là nội dung Bài tập tình huống pháp luật đại cương hữu ích cho sinh viên mà Học viện đào tạo pháp chế sưu tầm gửi đến các bạn sinh viên, mời bạn đọc tham khảo.

Bài tập 1

Do có việc phải đi công tác xa nhà, ngày 10/03/2022, anh T đã làm văn bản ủy quyền cho anh D đến nhà và trông coi, chăm sóc giúp anh T vườn cam với gần 300 gốc cam đang mùa quả, được anh D đồng ý. Trong thời gian này anh T cho phép anh D đến ở tại nhà có khu vườn, thực hiện các biện pháp để bảo vệ vườn cam thay cho mình. Thời hạn ủy quyền từ 12/3/2022 đến 12/5/2022. Đến ngày 20/5/2020 chưa thấy T trở về, nhiều lần gọi T nhưng không liên lạc được, tấy vườn cam đã đến thời gian có thể thu hoạch, anh D gọi thương lái đến để bán số cam trong vườn do sợ anh T không về kịp và cam hư hỏng. Đến khi T trở về thì anh Dũng đã bán xong số cam trong vườn.

Hỏi:

Hãy căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 để giải quyết quyền lợi của các bên trong tình huống trên?

Căn cứ Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015: “Điều 189. Quyền sử dụng

Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.”

Theo đó, vườn cam của anh T thì hoa lợi từ tài sản (tức quả cam) sẽ thuộc quyền sử dụng của T. 

Về việc anh T uỷ quyền cho anh D trông coi vườn cam, “thực hiện những biện pháp bảo vệ vườn” thì anh D không có quyền định đoạt hay chiếm hữu vườn cam này (kể cả những hoa lợi có được) căn cứ theo Điều 187 khoản 2 Bộ luật Dân sự 2015. 

Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 562 Bộ luật Dân sự 2015 Bộ luật Dân sự 2015 thì uỷ quyền cũng có thời hạn được các bên thoả thuận. Ngày 20/05 thì đã quá thời hạn được uỷ quyền thì anh D lại càng không có quyền bán những quả cam.

Bài tập 2

A là quốc tịch Canada. A có hành vi phạm tội giết người trên lãnh thổ Việt Nam và bị bắt tại Anh.

Câu hỏi

  1. Hành vi phạm tội của A có bị xử theo Bộ luật Hình Sự Việt Nam không?
  2. Giả định A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì hành vi của A có bị coi là tội phạm không?
  3. Hãy cho biết quan điểm cá nhân về quy định tại Điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam.

Lời giải

Do A là người Canada nên việc xử lý A phải căn cứ vào khoản 2 điều 5 của bộ luật hình sự. Nếu A là đối tượng thuộc khoản 2, điều 5 bộ luật hình sự thì vấn đề trách nhiệm hình sự của A được giải quyết bằng con đường ngoại giao:  Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước CHXHCN Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Theo đó

Dù A là người thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao thì hành vi của A vẫn bị coi là tội phạm.

Hành vi của A là tội phạm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam vì nó thoả mãn những đặc điểm của tội phạm:

+  Tính nguy nguy hiểm cho xã hội

+  Tính có lỗi

+  Tính trái pháp luật hình sự

+  Tính chịu hình phạt

Hành vi của A là tội phạm tuy nhiên do A ( chủ thể của tội phạm) thuộc đối tượng được đặc miễn ngoại giao nên vấn đề trách nhiệm hình sự của A được giải quyết bằng con đường ngoại giao theo quy định tại khoan 2, điều 5 Bộ luật hình sự Việt Nam: Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng các quyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luật  Việt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Bài tập tình huống pháp luật đại cương hữu ích cho sinh viên

Bài tập 3

Vì ghen tuông, A có ý định giết B. A rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút dao đâm B ba nhát. Tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi. Do được phát hiện và cấp cứu kịp thời, B đã được cứu sống. Toà án xác định A phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 Bộ luật Hình sự năm 2015. Hỏi:

1. Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.

2. Hành vi phạm của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích tại sao.

Theo Điều 93 BLHS, tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật, do đó trực tiếp xâm phạm quyền được sống của con người. Về mặt khách quan, tội giết người được thể hiện ở hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác một cách trái pháp luật bằng mọi thủ đoạn và mọi phương tiện gây nên hậu quả cho xã hội.

Hành vi tước đoạt sinh mạng của người khác thường được thực hiện bằng hành động và bằng phương tiện rất đa dạng không thể kể hết như bắn, chém, đâm, đầu độc…Và cũng có thể được thể hiên bằng không hành động.

Hậu quả trực tiếp của tội giết người thông thường là người chết ( trong trường hợp giết người hoàn thành), nhưng cũng có trường hợp nạn nhân chỉ bị thương hoặc cố tật ( trong trường hợp giết người chưa đạt), nạn nhân chỉ bị giật mịnh như: bị bắn lén, không trúng hoặc có người khác bắt tay súng, đạn nổ lên trời ( giết chưa đạt đã hoàn thành)

Hành vi cố ý giết người của A trong tình huống trên đặt ra những vấn đề sau:

1/ Căn cứ vào khoản 3 Điều 8 BLHS, hãy phân loại tội phạm đối với tội giết người.

Theo cách phân loại tội phạm của BLHS Việt Nam, tội phạm tuy có chung các dấu hiệu ( tính nguy hiểm cho xã hội, tính có lỗi, tính trái pháp luật và tính chịu hình phạt) nhưng những hành vi pphamj tội cụ thể có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội khác nhau. Chính vì sự khác nhau như vậy mà vấn đề phân hóa và cụ thể hóa hình phạt được đặt ra như là nguyên tắc của luât hình sự Việt Nam. Theo khoản 2 Điều 8 BLHS, căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi được qui định trong bộ luật, tôi phạm được phân chia thành 4 loại: tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đăc biêt nghiêm trọng. Mỗi loại tội được gắn với một khung hình phạt khác nhau ( khoản 3 Điều 8).

Nguyên tắc phân loại tội phạm phải dựa trên khung hình phạt được ghi trong một điều luật của Bộ luật hình sự, mà không phải dựa trên mức án cụ thể mà tòa án tuyên phạt. Trường hợp của A đã được tòa án xác định là phạm tội giết người theo khoản 2 Điều 93 BLHS: “… bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm”.

Như vậy, căn cứ vào mức cao nhất của khung hình phạt thì tội giết người mà A đã thực hiện là loại tội phạm rất nghiêm trọng. “ Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy đến mười lăm năm tù”.

2/ Hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tội nào? Giải thích rõ tại sao?

Cũng như những hoạt động khác của con người trong xã hội, hành vi phạm tội diễn ra theo quá trình nhất định.

Người cố ý phạm tội luôn mong muốn thực hiện được trọn ven quá trình đó để đạt mục đích của mình, Nhưng trong thực tế có những trường hợp vì nguyên nhân ngoài ý muốn, người phạm tội đã không thực hiện được toàn bộ quá trình đó mà phải dừng lại ở những thời điểm khác nhau. Để đánh giá mức độ thực hiện tội phạm và qua đó có sơ sở để xác định phạm vi trách nhiệm hình sự( TNHS) của người phạm tội, luật hình sự Việt Nam phân biệt ba mức độ thực hiện tội phạm : chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt và tội phạm hoàn thành ( Điều 17 và Điều 18 BLHS).

Ở đây, vì ghen tuông, A có ý định giết B. Như vậy A giết B với mục đích trả thù để thỏa mãn sự ghen tuông của mình. Ý đinh giết B của A đã được chuẩn bị từ trước ( tức là đã được lên kế hoạch từ trước), thể hiện ở một chuỗi những hành động được thực hiện rất tuần tự như sau: “ Rủ B đi chơi, đến chỗ vắng, A rút giao đâm B ba nhát”, nhưng tưởng rằng B đã chết, A bỏ đi.

Từ những chi tiết trên, ta có thể xác định rằng hành vi phạm tôi của A thuộc giai đoạn phạm tội chưa đạt đã hoàn thành. Vì: Về mặt lí luận thì phạm tội chưa đạt đã hoàn thành là người phạm tội đã thực hiên hết những hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành, nhưng vì nguyên nhân khách quan hậu quả không xảy ra, tức là chưa đạt về hậu quả nhưng đã hoàn thành về hành vi. Người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi là dấu hiệu khách quan của cấu thành, tức là cấu thành tội phạm qui định bao nhiêu hành vi khách quan thì người phạm tội đã thực hiện hết.

Ở đây, hành vi thuộc mặt khách quan của cấu thành tội phạm tội giết người mà A đã thực hiện đó là: rút dao và đâm B ba nhát. Hành vi này thể hiện tính nguy hiểm cho xã hội, thể hiện ở chỗ nó gây ra và đe dọa gây ra thiệt hại về tính mạng và sức khỏe cho B ( B bị chảy nhiều máu và ngất đi). Vậy là với hành động dùng dao đâm B ba nhát, A đã thực hiện hành vi tước đoat tính mạng của B ( đã đâm) là hành vi được mô tả trong cấu thành tôi phạm tội giết người theo Điều 93 BLHS. Tuy đã thực hiên được hành vi đâm B nhưng B lại không chết, tức là hậu quả chết người chưa xảy ra. Về mặt tâm lí,A mong muốn hậu quả chết người xảy ra ( mong B chết), và nghĩ rằng hậu quả đó đã xảy ra, nhưng trên thực thì B vẫn còn sống. Như vậy dựa vào dấu hiệu hành vi và dấu hiệu về tâm lí của A mà ta có thể khẳng đinh rằng hành vi phạm tội của A thuộc giai đoạn phạm tôi chưa đạt đã hoàn thành.

Trên đây là tư vấn của Học viện đào tạo pháp chế ICA về nội dung “Bài tập tình huống pháp luật đại cương hữu ích cho sinh viên“. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích với bạn đọc.

Sinh viên có thể đăng ký nhận tài liệu học, bài giảng, đề thi tại đây: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-dai-cuong?ref=ica

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật đại cương có ý nghĩa như thế nào?

Trong đời sống xã hội, Nhà nước và pháp luật có vai trò vô cùng quan trọng. Luật pháp được sử dụng để giải quyết hầu hết các vấn đề, các quan hệ trong xã hội. Biết, hiểu về Nhà nước và pháp luật giúp con người biết cách ứng xử đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước, đảm bảo trật tự xã hội.

Vai trò của pháp luật đối với công dân như thế nào?

Pháp luật là một cách giúp góp phần giáo dục và sáng tạo những con người có lòng tự tôn dân tộc mãnh liệt và khát khao giúp đất nước phát triển, giàu mạnh. Nó giúp đáp ứng nhu cầu xây dựng đất và bảo vệ nguồn cung cấp nước.
Pháp luật vừa có mục đích giáo dục vừa có tính trừng phạt. Nó cung cấp phần thưởng (như điểm tốt) và hình phạt (như bị tống vào tù) cho những người và tổ chức tuân thủ luật pháp.
Pháp luật là phương thức bảo vệ con người và lợi ích của xã hội. Nó giúp ngăn chặn những điều xấu xảy ra và sắp xếp mọi thứ vào trật tự để mọi người có thể chung sống trong hòa bình và thịnh vượng.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết