Bạn đang tìm kiếm Bài tập Bán Trắc nghiệm Luật Hình sự 2 – Phần 2 để ôn luyện và nâng cao kiến thức? Bộ bài tập này bao gồm các câu hỏi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận, giúp bạn hiểu sâu hơn về những quy định quan trọng của Luật Hình sự. Nội dung bám sát chương trình học, phù hợp cho sinh viên luật và những ai quan tâm đến lĩnh vực này. Hãy cùng khám phá ngay để củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài hiệu quả!
Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2?ref=lnpc
Bài tập bán Trắc nghiệm Luật hình sự 2 phần 2
Câu 46: Mọi trường hợp giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh đều cấu thành tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.
A. Đúng
B. Sai
Câu 47: Án treo là một loại hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn.
A. Đúng
B. Sai
Câu 48: Một tội phạm cụ thể trong một điều luật có thể có mấy loại tội phạm?
A. 2
B. 3
C. 4
D. Cả A, B, C đúng
Câu 49: Tội phạm không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Là hành vi nguy hiểm cho xã hội
B. Là hành vi trái pháp luật hình sự
C. Là hành vi được thực hiện một cách có lỗi
D. Là hành vi được thực hiện bởi cá nhân ở mọi lứa tuổi khác nhau
Câu 50: Tội phạm có những loại nào dưới đây?
A. Tội phạm cực kỳ nghiêm trọng
B. Tội phạm rất nghiêm trọng
C. Tội phạm nghiêm trọng
D. Cả A, B, C đúng
Câu 51: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cấu thành tội phạm được chia thành những loại nào?
A. Cấu thành tội phạm cơ bản
B. Cấu thành tội phạm tăng nặng
C. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ
D. Cả A, B, C đúng
Câu 52: Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội thì cấu thành tội phạm không bao gồm loại nào?
A. Cấu thành tội phạm cơ bản
B. Cấu thành tội phạm tăng nặng
C. Cấu thành tội phạm giảm nhẹ
D. Cấu thành tội phạm vật chất
Câu 53: Phân loại tội phạm dựa vào căn cứ nào dưới đây?
A. Mức cao nhất của khung hình phạt
B. Mức thấp nhất của khung hình phạt
C. Mức án mà Tòa án tuyên
D. Cả A, B, C đúng
Câu 54: Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm những yếu tố nào sau đây?
A. Lỗi
B. Động cơ phạm tội
C. Mục đích phạm tội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 55: Những biểu hiện khách quan bao gồm những biểu hiện nào sau đây?
A. Các điều kiện khác: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
B. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
C. Hành vi nguy hiểm cho xã hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 56: Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
B. Hành vi diễn ra trong thời gian tương đối dài
C. Hành vi chỉ diễn ra 1 lần
D. Cả A, B, C đúng
Câu 57: Những dấu hiệu nào sau đây là dấu hiệu của Lỗi vô ý do câu thả?
A. Người phạm tội nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi
B. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra
C. Người phạm tội nhận thức được hậu quả của hành vi
D. Không mong muốn cho hậu quả xảy ra
Câu 58: Lỗi cố ý gián tiếp có dấu hiệu nào sau đây?
A. Người phạm tội khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
B. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện
C. Người phạm tội không mong muốn cho hậu quả xảy ra nhưng lại bỏ mặc cho hậu quả xảy ra
D. Cả A, B, C đúng
Câu 59: Luật hình sự Việt Nam phân biệt loại khách thể nào để chỉ mức độ khái quát khác nhau?
A. Khách thể trực tiếp
B. Khách thể loại
C. Khách thể chung
D. Cả A, B, C đúng
Câu 60: Đối tượng tác động của tội phạm là gì?
A. Là quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
B. Là bộ phận của khách thể của tội phạm, bị hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại cho khách thể
C. Là quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại
D. Cả A, B, C đúng
Câu 61: Người phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp là trường hợp nào sau đây?
A. Người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội
B. Người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi do mình thực hiện
C. Người phạm tội mong muốn cho hậu quả xảy ra
D. Cả A, B, C đúng
Câu 62: Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Nhiều loại hành vi
B. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
C. Một loại hành vi
D. Cả A, B, C đúng
Câu 63: Lỗi vô ý do câu thả là có dấu hiệu nào sau đây?
A. Người phạm tội không nhận thức được hành vi và hậu quả nguy hiểm do người đó câu thả
B. Người phạm tội không nhận thức được hậu quả của hành vi
C. Người phạm tội không nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 64: Hậu quả của tội phạm có ý nghĩa nào sau đây trong việc xác định tội phạm và hình phạt?
A. Là căn cứ xác định cấu thành tội phạm tăng nặng, giảm nhẹ
B. Là căn cứ xác định tội phạm
C. Là căn cứ đánh giá mức độ nguy hiểm của hành vi mà mức độ nguy hiểm cho xã hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 65: Hành vi phạm tội tác động vào đối tượng tác động nào sau đây để gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm?
A. Chủ thể của quan hệ xã hội
B. Nội dung của quan hệ xã hội: hoạt động của các chủ thể khi tham gia vào các quan hệ xã hội
C. Đối tượng của các quan hệ xã hội: các sự vật của thế giới bên ngoài, các lợi ích mà qua đó các quan hệ xã hội phát sinh và tồn tại
D. Cả A, B, C đúng
Câu 66: Xét về mặt cấu trúc, hành vi khách quan của tội phạm xảy ra trên thực tế có thể là:
A. Hành vi diễn ra trong thời gian tương đối dài
B. Một loại hành vi
C. Hành vi xảy ra trong thời gian ngắn
D. Cả A, B, C đúng
Câu 67: Những biểu hiện khách quan nào bắt buộc phải có trong mọi cấu thành tội phạm?
A. Các điều kiện khác: công cụ, phương tiện, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội
B. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội
C. Hành vi nguy hiểm cho xã hội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 68: Hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi nào sau đây?
A. Thăm dò địa điểm phạm tội
B. Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội
C. Loại bỏ những trở ngại khách quan
D. Cả A, B, C đúng
Câu 69: Luật hình sự Việt Nam chia quá trình cố ý thực hiện tội phạm thành các giai đoạn nào sau đây?
A. Chuẩn bị phạm tội
B. Tội phạm hoàn thành
C. Phạm tội chưa đạt
D. Cả A, B, C đúng
Câu 70: Hành vi chuẩn bị phạm tội là những hành vi nào sau đây?
A. Thăm dò địa điểm phạm tội
B. Tìm kiếm đồng bọn
C. Chuẩn bị công cụ phương tiện phạm tội
D. Cả A, B, C đúng
Câu 71: Trách nhiệm hình sự đối với người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội sẽ được giải quyết như thế nào?
A. Không được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
B. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong một số trường hợp
C. Được miễn trách nhiệm hình sự nếu khai báo thành khẩn
D. Được miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm trong mọi trường hợp
Câu 72: Những dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của giai đoạn phạm tội chưa đạt?
A. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân khách quan
B. Người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng
C. Người phạm tội đã bắt đầu thực hiện tội phạm
D. Người phạm tội không thực hiện được đến cùng là do nguyên nhân chủ quan
Câu 73: Trong đồng phạm bắt buộc phải có người nào sau đây?
A. Người giúp sức
B. Người xúi giục
C. Người tổ chức
D. Người thực hành
Câu 74: Những dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm bao gồm những dấu hiệu nào sau đây?
A. Cùng thực hiện tội phạm
B. Có từ 2 người trở lên tham gia
C. Hậu quả của tội phạm
D. Cả A, B, C đúng
Câu 75: Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm bao gồm những nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc chịu TNHS chung về toàn bộ tội phạm
B. Nguyên tắc cá thể hoá TNHS của những người đồng phạm
C. Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện vụ đồng phạm
D. Cả A, B, C đúng
Câu 76: Đồng phạm có những hình thức nào sau đây?
A. Đồng phạm phức tạp
B. Đồng phạm có tổ chức
C. Đồng phạm giản đơn
D. Cả A, B, C đúng
Câu 77: Những dấu hiệu về mặt chủ quan nào sau đây bắt buộc phải có trong tất cả các vụ đồng phạm?
A. Cùng động cơ
B. Cùng mục đích
C. Lỗi cố ý hoặc vô ý
D. Lỗi cố ý
Câu 78: Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Tình thế cấp thiết
B. Sự kiện bất ngờ
C. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
D. Cả A, B, C đúng
Câu 79: Trong đồng phạm có thể có những người nào sau đây?
A. Người giúp sức
B. Người tổ chức
C. Người thực hành
D. Cả A, B, C đúng
Câu 80: Đồng phạm là trường hợp nào sau đây?
A. Là trường hợp có hai người trở lên tham gia vào thực hiện một tội phạm
B. Là trường hợp có hai người trở lên cố ý hoặc vô ý cùng thực hiện một tội phạm
C. Là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm
D. Là trường hợp có hai người trở lên vô ý cùng thực hiện một tội phạm
Câu 81: Trong tất cả các vụ đồng phạm thì những người nào sau đây bắt buộc phải có?
A. Người giúp sức
B. Người thực hành
C. Người tổ chức
D. Người cầm đầu
Câu 82: Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây không loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Người bị hại có lỗi
B. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
C. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
D. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên
Câu 83: Theo BLHS 2015 thì những trường hợp nào sau đây sẽ loại trừ trách nhiệm hình sự?
A. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội
B. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
C. Sự kiện bất ngờ
D. Cả A, B, C đúng
Câu 84: Đồng phạm có những hình thức nào sau đây?
A. Đồng phạm giản đơn
B. Đồng phạm phức tạp
C. Đồng phạm có thông mưu trước
D. Cả A, B, C đúng
Câu 85: Sự nguy hiểm của đồng phạm so với trường hợp phạm tội đơn lẻ thể hiện ở những điểm sau đây:
A. Hai hậu quả của tội phạm do nhiều người phạm tội gây ra thường lớn hơn so với một người phạm tội
B. Do có nhiều người tham gia phạm tội nên tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội tăng lên
C. Do có nhiều người tham gia phạm tội nên chúng thường quyết tâm thực hiện tội phạm cao hơn
D. Cả A, B, C đúng
Câu 86: Thời hạn tạm giam của tội nghiêm trọng là:
A. Không quá 3 tháng.
B. 2 tháng.
C. Không quá 4 tháng.
D. 4 tháng.
Câu 87: Thẩm quyền cấm đi khỏi nơi cư trú:
A. Chủ tịch UBND xã.
B. Chủ tịch UBND huyện.
C. Cơ quan tiến hành vụ án đó
D. Trưởng công an cấp huyện
Câu 88: Tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào?
A. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
B. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 18 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
C. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 20 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
D. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự là người từ đủ 14 tuổi trở lên, trí tuệ bình thường
Câu 89: Người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về những tội gì?
A. Người từ đủ 18 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
B. Người từ đủ 14 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
C. Người từ đủ 12 tuổi, nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích, tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, tội cưỡng hiếp người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, tội cướp tài sản, tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng
D. Người từ đủ 14 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm
Câu 90: Những tội nào sau đây không phải chịu trách nhiệm hình sự?
A. Tội phạm đã được xóa án tích
B. Tội phạm thực hiện trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
C. Tội phạm xảy ra do sự kiện bất ngờ
D. Tội phạm thực hiện dưới áp lực của người khác
Mời bạn xem thêm: