fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài tập bán Trắc nghiệm Luật hình sự 2 phần 1

Bạn đang tìm kiếm Bài tập Bán Trắc nghiệm Luật Hình sự 2 – Phần 1 để ôn luyện và củng cố kiến thức? Bộ bài tập này được thiết kế với dạng câu hỏi kết hợp giữa trắc nghiệm và tự luận, giúp bạn nắm vững các nguyên tắc, quy định quan trọng của Luật Hình sự. Nội dung bám sát chương trình học, phù hợp cho sinh viên luật và những ai muốn nâng cao hiểu biết về lĩnh vực này. Hãy cùng khám phá ngay để học tập hiệu quả hơn!

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Luật hình sự 2: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-luat-hinh-su-2?ref=lnpc

Bài tập bán Trắc nghiệm Luật hình sự 2 phần 1

Câu 1: Điều kiện nào sau đây là điều kiện của trường hợp tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội?
A. Hành vi phạm tội chưa gây ra thiệt hại
B. Việc chấm dứt không thực hiện tội phạm phải xảy ra ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành
C. Không thực hiện tội phạm đến cùng vì nạn nhân chống trả
D. Hành vi phạm tội đã gặp phải trở ngại khách quan

Câu 2: Hãy xác định thời điểm tội phạm hoàn thành đối với tội có cấu thành tội phạm hình thức?
A. Khi có hậu quả xảy ra
B. Khi người phạm tội chấm dứt hành vi phạm tội
C. Khi người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội
D. Cả a, b, c đúng

Câu 3: Luật hình sự là gì?
A. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
C. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy
D. Cả a, b, c đúng

Câu 4: Phương pháp điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì?
A. Phương pháp thỏa thuận
B. Phương pháp mệnh lệnh
C. Phương pháp quyền uy
D. Cả a, b, c đúng

Câu 5: Hành vi phạm tội nào không phải xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam sau đây?
A. Hành vi phạm tội bắt đầu trên lãnh thổ Việt Nam
B. Hành vi phạm tội diễn ra trên lãnh thổ Việt Nam
C. Hành vi phạm tội kết thúc trên lãnh thổ Việt Nam
D. Hành vi phạm tội không thuộc một trong các trường hợp a, b, c nêu trên

Câu 6: Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng?
A. Là một văn bản trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
D. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

Câu 7: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc pháp chế XHCN
B. Nguyên tắc dân chủ XHCN
C. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
D. Cả a, b, c đúng

Câu 8: Đối tượng điều chỉnh của ngành luật hình sự là gì?
A. Là quan hệ xã hội giữa Nhà nước và chủ thể đã thực hiện tội phạm
B. Là quan hệ giữa người phạm tội với người bị hại
C. Là quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân với người phạm tội
D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 9: Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng?
A. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
B. Là một chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
C. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành
D. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy

Câu 10: Luật hình sự có những nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc pháp chế XHCN
B. Nguyên tắc dân chủ XHCN
C. Nguyên tắc kết hợp hài hoà chủ nghĩa yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản
D. Cả a, b, c đúng

Câu 11: Các nguyên tắc của Luật hình sự là gì?
A. Nguyên tắc pháp chế XHCN
B. Nguyên tắc dân chủ XHCN
C. Nguyên tắc nhân đạo
D. Cả a, b, c đúng

Bài tập bán Trắc nghiệm Luật hình sự 2 phần 1
Bài tập bán Trắc nghiệm Luật hình sự 2 phần 1

Câu 12: Luật hình sự không có nguyên tắc nào dưới đây?
A. Nguyên tắc pháp chế XHCN
B. Nguyên tắc dân chủ XHCN
C. Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự
D. Nguyên tắc tự định đoạt

Câu 13: Bộ luật hình sự 2015 có hiệu lực hồi tố trong trường hợp nào?
A. Nếu áp dụng thì người phạm tội sẽ bị tăng mức hình phạt
B. Nếu áp dụng thì người phạm tội sẽ được giảm mức hình phạt
C. Nếu Bộ luật hình sự 1999 không quy định hành vi đó là tội phạm nhưng Bộ luật hình sự 2015 có quy định là tội phạm
D. Cả a, b, c sai

Câu 14: Bộ luật hình sự 2015 không có hiệu lực trong trường hợp nào?
A. Công dân Việt Nam phạm trên lãnh thổ Việt Nam
B. Người nước ngoài phạm trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
D. Pháp nhân là tổ chức xã hội – nghề nghiệp phạm tội

Câu 15: Bộ luật hình sự không có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?
A. Công dân Việt Nam phạm tội ngoài lãnh thổ lãnh thổ Việt Nam
B. Người nước ngoài được hưởng quyền miễn trừ tư pháp phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
D. Cả a, b, c đúng

Câu 16: Bộ luật hình sự có hiệu lực 2015 chỉ có hiệu lực đối với đối tượng nào?
A. Công dân Việt Nam phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
B. Người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
C. Người không quốc tịch phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam
D. Cả a, b, c đúng

Câu 17: Phân biệt tội phạm và các vi phạm pháp luật khác dựa trên những cơ sở nào?
A. Mặt nội dung chính trị xã hội
B. Mặt hình thức pháp lý
C. Mặt hậu quả pháp lý
D. Cả a, b, c đúng

Câu 18: Cấu thành tội phạm có đặc điểm nào dưới đây?
A. Các dấu hiệu trong CTTP đều do luật định
B. Các dấu hiệu trong CTTP có tính đặc trưng
C. Các dấu hiệu trong CTTP có tính bắt buộc
D. Cả a, b, c đúng

Câu 19: Tội phạm có những loại nào dưới đây?
A. Tội phạm ít nghiêm trọng
B. Tội phạm rất nghiêm trọng
C. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
D. Cả a, b, c đúng

Câu 20: Trong một tội danh bắt buộc phải có 3 loại cấu thành tội phạm: cấu thành cơ bản, tăng nặng và giảm nhẹ.
A. Đúng
B. Sai.

Câu 21: Tội phạm có cấu thành vật chất là một tội phạm mà trên thực tế đã gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai.

Câu 22: Khách thể của tội phạm là các quan hệ xã hội mà luật hình sự có nhiệm vụ điều chỉnh.
A. Đúng
B. Sai.

Câu 23: Mọi tội phạm suy cho cùng đều là xâm phạm đến khách thể chung.
A. Đúng.
B. Sai.

Câu 24: Nếu trên thực tế tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì không bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai.

Câu 25: Sự kiện bất ngờ là tình tiết loại trừ yếu tố lỗi của hành vi phạm tội.
A. Đúng
B. Sai

Câu 26: Người bị cưỡng bức thân thể, trong mọi trường hợp không phải chịu trách nhiệm hình sự về xử sự gây ra thiệt hại cho xã hội.
A. Đúng
B. Sai

Câu 27: Mọi trường hợp biểu lộ ý định phạm tội đều không bị xử lý theo pháp luật hình sự.
A. Đúng
B. Sai

Câu 28: Tội phạm có cấu thành hình thức là loại tội phạm không có giai đoạn phạm tội chưa đạt.
A. Đúng
B. Sai

Câu 29: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội không bị coi là phạm tội.
A. Đúng
B. Sai

Câu 30: Mức độ thực hiện hành vi phạm tội là một trong những căn cứ ảnh hưởng đến mức độ trách nhiệm hình sự.
A. Đúng
B. Sai

Câu 31: Mỗi tội phạm chỉ trực tiếp xâm hại đến một quan hệ xã hội cụ thể.
A. Đúng
B. Sai

Câu 32: Người phạm tội và người bị hại có quyền thỏa thuận với nhau về mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.
A. Đúng
B. Sai

Câu 33: Tình tiết loại trừ tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi là tình tiết loại trừ tính chất phạm tội.
A. Đúng
B. Sai

Câu 34: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội thì không bị coi là phạm tội.
A. Đúng
B. Sai

Câu 35: Phòng vệ khi sự tấn công chưa xảy ra luôn là phòng vệ quá sớm.
A. Đúng
B. Sai

Câu 36: Giúp sức để kết thúc tội phạm vào thời điểm sau khi tội phạm hoàn thành trong mọi trường hợp đều là đồng phạm.
A. Đúng
B. Sai

Câu 37: Hành vi khách quan của các tội phạm quy định trong Chương các tội xâm phạm sở hữu chỉ là hành vi chiếm đoạt tài sản.
A. Đúng
B. Sai

Câu 38: Không phải mọi loại tài sản bị chiếm đoạt đều là đối tượng tác động của các tội phạm xâm phạm sở hữu.
A. Đúng
B. Sai

Câu 39: Mọi hành vi đe dọa dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản đều cấu thành tội cướp tài sản.
A. Đúng
B. Sai

Câu 40: Dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản mà dẫn đến hậu quả chết người là hành vi cấu thành cả hai tội: Tội cướp tài sản và Tội giết người.
A. Đúng
B. Sai

Câu 41: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản trong tội trộm cắp tài sản đòi hỏi người phạm tội phải lén lút với tất cả mọi người.
A. Đúng
B. Sai

Câu 42: Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 2 triệu đồng trở lên mà có biểu hiện gian dối là hành vi chỉ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
A. Đúng
B. Sai

Câu 43: Không phải mọi trường hợp trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên đều cấu thành tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 BLHS.
A. Đúng
B. Sai

Câu 44: Không phải mọi hành vi in trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước đều cấu thành tội in trái phép hóa đơn.
A. Đúng
B. Sai

Câu 45: Mọi hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đang được bảo hộ tại Việt Nam đều cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp.
A. Đúng
B. Sai

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.