Bài giảng môn học Xây dựng văn bản pháp luật chương V
Chương 5: Nội dung văn bản pháp luật
I. Nội dung của văn bản quy phạm pháp luật
Bố cục của nội dung: luôn gồm 3 phần
+ phần mở đầu (cơ sở ban hành): gồm cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn
+ nội dung chính: các quy phạm PL
+ phần kết thúc: hiệu lực về thời gian, đối tượng
1. Cơ sở ban hành (Phần mở đầu)
a. Cơ sở pháp lý
– Là phần chủ thể ban hành dựa vào quy định của PL
– Yêu cầu của cơ sở pháp lý:
+ luôn là VBQPPL
+ phải là VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc bằng dự thảo
+ phải là VBQPPL đang có hiệu lực. Chú ý: có thể lấy VBQPPL chưa có hiệu lực làm cơ sở trong trường hợp văn bản này cụ thể hóa văn bản chờ hiệu lực đó, VD khi ban hành Luật, sẽ có khoảng thời gian từ khi ban hành đến khi có hiệu lực, trong thời gian đó có thể ban hành Nghị định, thông tư để cụ thể hóa luật đó.
+ phải là VBQPPL có nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề của dự thảo
– Sắp xếp căn cứ:
+ Nhóm 1: văn bản QPPL quy định thẩm quyền của chủ thể
+ Nhóm 2: văn bản có nội dung trực tiếp liên quan
b. Cơ sở thực tiễn
– Mục đích sự ra đời của văn bản: để giải quyết vấn đề bức thiết nào
2. Nội dung chính
– Quy phạm không chứa đựng quy tắc xử sự:
+ nhóm quy phạm chủ trương
+ nhóm quy phạm nguyên tắc
+ nhóm quy phạm giải thích từ ngữ
– Quy phạm quy định nguyên tắc xử sự:
+ quy phạm cấm thực hiện hành vi: [không cho phép / không được / cấm / nghiêm cấm] + [mô tả hành vi]
+ quy phạm bắt buộc thực hiện hành vi: [ai] + [có trách nhiệm / có nghĩa vụ / cần / phải] + [mô tả hành vi]
+ quy phạm cho phép thực hiện hành vi (hay gọi là quy phạm tùy nghi): [ai] + [có quyền / được hưởng quyền / được hưởng cái gi] + [mô tả hành vi]
3. Hiệu lực pháp lý (kết thúc)
– Quy định hiệu lực của VBPL về:
+ không gian
+ thời gian
+ đối tượng
+ khả năng làm mất hiệu lực của VBPL khác
II. Nội dung văn bản áp dụng pháp luật
Giống như với VBQPPL
Khác ở các điểm:
– Nội dung của VBADPL chỉ có các mệnh lệnh (ở Quyết định, Chỉ thị)
– Nội dung của VBADPL ngoài mệnh lệnh còn có thể có các giải pháp ==> ở Chỉ thị
– VBADPL không có hiệu lực về không gian như VBQPPL vì VBADPL là VB cá biệt cho đối tượng áp dụng
1. Cơ sở ban hành của VBADPL
a. Cơ sở pháp lý
– Là phần chủ thể ban hành dựa vào quy định của PL
– Điều kiện văn bản làm của cơ sở pháp lý cho VBADPL:
+ là VBQPPL, hoặc VBADPL, hoặc cả hai
+ phải là VBPL có hiệu lực pháp lý cao hơn, hoặc bằng dự thảo
+ phải là VBPL đang có hiệu lực, không được lấy VBPL đang chờ hiệu lực
+ phải là VBPL có nội dung liên quan trực tiếp đến chủ đề của dự thảo
– Sắp xếp căn cứ: (gồm 3 nhóm):
+ nhóm 1: văn bản quy định thẩm quyền của chủ thể ban hành
+ nhóm 2: văn bản quy định về nội dung trực tiếp liên quan
+ nhóm 3 (nếu có): văn bản quy định cách thức hướng giải quyết hành vi (là VB về nội dung, nhưng là VB hướng dẫn của VB cấp trên). VD: cần xử phạt 1 người có hành vi xây dựng lấn chiếm đất công, mức phạt đến 20 triệu, đã ra Quyết định xử phạt, tuy nhiên quá hạn mà người đó không ra nộp phạt ==> ra Quyết định cưỡng chế, đây chính là VB quy định về hành vi
– Cách thức soạn thảo:
Căn cứ + [tên VBPL được viện dẫn];
+ nếu viện dẫn văn bản luật:
Căn cứ + [tên VB] + [nội dung VB hướng tới giải quyết] + [ngày ban hành];
+ nếu viện dẫn văn bản dưới luật mà là văn bản áp dụng:
Căn cứ + [tên VB] + [số, ký hiệu VB] + [ngày ban hành] + [chủ thể ban hành] + [trích yếu nội dung];
+ nếu viện dẫn văn bản dưới luật mà là văn bản quy phạm:
Căn cứ + [tên VB] + [số, ký hiệu VB] + [năm ban hành];
Chú ý: căn cứ về thẩm quyền của chủ thể ban hành VBADPL luôn được xếp đầu tiên, trước cả luật / pháp lệnh
b. Cơ sở thực tiễn
– Xét … / Theo …
2. Nội dung chính của VBADPL
a. Soạn thảo Quyết định
– Không có Chương, Mục, mà chỉ có Điều, có thể có Khoản, nhưng không đặt tên Khoản
– Thường có 3 điều:
+ Điều 1. Giải quyết công việc phát sinh mà VB hướng đến
- Về tổ chức nhân sự:
[Mệnh lệnh] + [đối tượng chịu tác động] + [công việc cần giải quyết] + [thời gian]
VD: Bổ nhiệm bà Cao Kim Oanh, sinh ngày 20/7/1977, hiện là Phó trưởng bộ môn Xây dựng VBPL, giữ chức vụ Trưởng bộ môn Xây dựng VBPL kể từ ngày 01/05/2016.
- Về xử phạt vi phạm hành chính:
[Mệnh lệnh] + [đối tượng bị xử phạt, cá biệt hóa dấu hiệu nhân thân của đối tượng] + [lý do bị xử phạt] + [hình thức phạt chính] + [ hình thức phạt bổ sung]
VD: Xử phạt bà Cao Kim Oanh, sinh ngày 20/7/1977, thường trú tại Tổ 4 phường Láng Hạ, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, vì đã có hành vi xây dựng trái phép lấn chiếm đất công, hình thức phạt chính là 20 triệu đồng, hình thức phạt bổ sung là buộc tháo dỡ công trình, trải lại nguyên hiện trạng.
- Về xử lý văn bản pháp luật khiếm khuyết:
[Biện pháp xử lý] + [đối tượng bị xử lý] + [cá biệt hóa dấu hiệu của văn bản bị xử lý] + [lý do bị xử lý]
VD: Bãi bỏ Nghị quyết số 05/2012-NQ-HĐND ngày 1/5/2012 của HĐND thành phố Hà Nội về việc đề ra chủ trương phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố có nội dung không phù hợp với pháp lệnh dân số.
- Thành lập 1 cơ quan, đơn vị:
[Mệnh lệnh] + [đối tượng được thành lập] + [cá biệt hóa loại việc đó] + [kể từ thời điểm]
VD: Thành lập Phòng Thanh tra Pháp chế – Sở Công thương của thành phố Hà Nội kể từ ngày 1/1/2000
- Tuyên bố về sự ra đời của 1 văn bản pháp luật khác:
VD: Ban hành Quy chế đào tạo hệ đại học văn bằng 2 chính quy của trường Đại học Luật Hà Nội
+ Điều 2 (có thể có hoặc không). Nghĩa vụ của chủ thể
Chỉ có điều này khi phát sinh, thay đổi nghĩa vụ, quyền lợi của đối tượng tác động.
VD với trường hợp bị xử phạt thì chủ thể có nghĩa vụ phải nộp phạt, với trường hợp thuyên chuyển công tác thì chủ thể có trách nhiệm bàn giao lại công việc, với trường hợp bổ nhiệm thì sẽ có quyền lợi là được phụ cấp chức vụ
VD bãi bỏ 1 VBPL sẽ không có Điều 2; thành lập 1 đơn vị mới cũng sẽ không có Điều 2
+ Điều 3. Hiệu lực của văn bản
- Hiệu lực về thời gian
Trả lời cho câu hỏi: VB này có hiệu lực kể từ khi nào ?
Chú ý: vì VBADPL là văn bản cá biệt, nên không bao giờ có hiệu lực về thời gian.
+ hiệu lực hồi tố: VD quyết định tăng lương có hiệu lực trở về trước. Tuy nhiên hồi tố được quy định ngày trong Điều 1
+ thời điểm văn bản được thông qua cũng chính là thời điểm văn bản có hiệu lực
+ có thể có hiệu lực sau bất kỳ số ngày nào (1 ngày, 2 ngày, 5 ngày, …)
- Hiệu lực về đối tượng
Trả lời cho câu hỏi: ai chịu trách nhiệm thi hành VB này ?
Có 2 đối tượng:
+ trưởng đơn vị cấp dưới của chủ thể ban hành VB
+ đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của VB
Khả năng làm mất hiệu lực pháp lý của VB khác
Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Xây dựng văn bản pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-xay-dung-van-ban-phap-luat?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: