fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Xây dựng văn bản pháp luật chương II

Bài giảng môn học Xây dựng văn bản pháp luật chương II sẽ giúp bạn nắm vững quy trình xây dựng văn bản pháp luật, một bước quan trọng trong việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật. Chương II cung cấp kiến thức chi tiết về các bước từ việc nghiên cứu, xây dựng dự thảo đến việc hoàn thiện và ban hành văn bản pháp lý. Bạn sẽ hiểu rõ các quy định, thủ tục và cơ quan có thẩm quyền trong quá trình xây dựng văn bản pháp luật, từ đó có thể áp dụng vào thực tiễn một cách hiệu quả và chính xác.

Bài giảng môn học Xây dựng văn bản pháp luật chương II

Chương 2: Quy trình xây dựng văn bản pháp luật

Ví dụ về quy trình xây dựng, ban hành VBPL:

– Phạm luật giao thông, bị phạt vi phạm hành chính 300.000, khi đó chiến sỹ cảnh sát giao thông sẽ:

+ Lập biên bản vi phạm (vì quy định mức phạt từ 250.000 trở lên phải lập biên bản): đây là thủ tục bắt buộc chứ không phải là VBPL

+ Quyết định xử phạt hành chính: đây là VBPL (chính xác hơn là VBADPL), thể hiện ý chí của chiến sỹ cảnh sát là người đang thực hiện nhiệm vụ được NN giao

==> đây là quy trình ban hành VBPL chỉ do 1 chủ thể thực hiện

– Trường đại học Luật Hà Nội cần tuyển dụng giảng viên, quy trình sẽ như sau:

+ phòng Tổ chức chủ trì soạn thảo Quyết định tuyển dụng giảng viên

+ phòng Hành chính sẽ thẩm định hình thức Quyết định của phòng Tổ chức: đây là thủ tục không bắt buộc

+ dự thảo văn bản được chuyển lại cho phòng Tổ chức để xác nhận lại, sau đó được chuyển lên Hiệu trưởng để ký ban hành

+ sau khi Hiệu trưởng ký, văn bản sẽ được chuyển đến văn thư để vào số và ban hành.

==> quy trình ban hành VBPL do nhiều chủ thể ban hành: chủ thể có thẩm quyền ban hành là Hiệu trưởng, chủ thể soạn thảo là phòng Tổ chức, chủ thể thẩm định là phòng Hành chính, chủ

– Thành phố Hà Nội ban hành quyết định để thu hút đầu tư:

+ UBND thành phố Hà Nội giao cho Sở Kế hoạch đầu tư chủ trì soạn thảo

+ Sở Kế hoạch đầu tư soạn thảo

+ Đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân (đưa lên web duthaoonline.vn, tổ chức hội thảo lấy ý kiến, đưa lên các phương tiện thông tin đại chúng)

+ Sở Kế hoạch đầu tư tiếp nhận các ý kiến, hoàn thiện dự thảo

+ Chuyển sang Sở Tư pháp để thẩm định về tính chính trị, hợp hiến, hợp pháp, hợp lý của văn bản. Kết quả là Báo cáo thẩm định

+ Chuyển lên cho UBND để trong kỳ họp HĐND sẽ xem xét, đánh giá văn bản, sửa chữa, bổ sung nếu cần thiết

Bài giảng môn học Xây dựng văn bản pháp luật chương II
Bài giảng môn học Xây dựng văn bản pháp luật chương II

+ Sau khi hoàn thiện, trả về cho UBND thành phố Hà Nội

+ Văn phòng UBND sẽ vào số, ban hành văn bản rộng rãi đến các đối tượng của văn bản

– Quy trình ban hành luật Dân sự:

+ Chính phủ giao Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi

+ Bộ Tư pháp giao cho Vụ Dân sự kinh tế soạn thảo: thành lập Ban soạn thảo (Trưởng ban soạn thảo thường là Bộ trưởng, Thường trực ban soạn thảo là Vụ trưởng), Tổ biên tập (có thể mời các nhà khoa học, những người có uy tín, nhân dân tham gia)

+ Sau khi soạn thảo, đưa lên web duthaoonline.vn để lấy ý kiến nhân dân trong 60 ngày, tổ chức các hội thảo để tham vấn, phỏng vấn người dân để lấy ý kiến, …

+ Tổ biên tập và Ban soạn thảo sẽ tiếp thu các ý kiến, hoàn thiện dự thảo

+ Chỉnh phủ thành lập Hội đồng thẩm định (vì Bộ Tư pháp chủ trì nên không thể tự thẩm định được) gồm các Bộ, ngành khác, văn phòng chính phủ, và một số cơ quan, cá nhân, … để đánh giá, thẩm định văn bản. Kết quả là Báo cáo thẩm định của hội đồng

+ Dự thảo được chuyển đến Hội đồng dân tộc, UB PL của Quốc hội, các cơ quan có liên quan khác của Quốc hội để thẩm tra văn bản. Kết quả là Báo cáo thẩm tra

+ Báo cáo thẩm định và Báo cáo thẩm tra được gửi lại cho Chính phủ, chuyển lại cho Sở tư pháp để hoàn thiện

+ Dự thảo hoàn thiện được chuyển đến UBTV Quốc hội, UBTV Quốc hội sẽ đưa ra tại 1 kỳ họp Quốc hội để các đại biểu QH bàn luận, thông qua

+ Sau khi được đa số đại biểu QH thông qua, sẽ chuyển về Văn phòng Quốc hội để vào số, chủ tịch QH ký chứng thực

+ Chờ Lệnh của Chủ tịch nước để công bố chính thức và sẽ có hiệu lực tại thời điểm quy định trong Luật

Câu hỏi: Thẩm định là hoạt động bắt buộc đối với mọi dự thảo VBPL.

Trả lời: Sai. Vì quy trình ban hành VBPL cấp xã không tiến hành thẩm định

Câu hỏi: Mọi VBPL sau khi được chủ thể có thẩm quyền thông qua phải đăng công báo.

Trả lời: Sai. Vì với VBPL thuộc loại Bí mật NN thì sẽ không đăng công báo

Câu hỏi: Chính phủ là chủ thể duy nhất được đề xuất xây dựng PL

Trả lời: Sai. Vì các đại biểu quốc hội, các tổ chức chính trị, XH đều được đề xuất xây dựng PL

Câu hỏi: Thẩm định thủ tục hành chính và giới là 1 trong những nội dung bắt buộc của quy trình phân tích chính sach

Trả lời: Đúng theo luật Ban hành VBPL 2015 (có hiệu lực từ 1/7/2016)

– Theo luật ban hành VBPL 2008, trình tự xây dựng VBQPPL gồm các bước:

+ B1: Đề xuất / Lập chương trình xây dựng VBQPPL

+ B2: Soạn thảo VBQPPL

+ B3: Thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL

+ B4: Trình để xem xét dự thảo

+ B5: Thông qua và công bố VBQPPL

– Theo luật ban hành VBPL 2015, sẽ gồm 2 quy trình riêng biệt:

+ Quy trình xây dựng chính sách

  • B1: Đề xuất sáng kiến xây dựng VBQPPL
  • B2: Phân tích chính sách
  • B3: Phê duyệt chính sách

+ Quy trình xây dựng VBQPPL

– Chủ thể đề xuất xây dựng VBQPPL, gồm 3 chủ thể:

+ chính phủ: cụ thể là các bộ, ngành đề xuất (chiếm đến trên 90% số VBQPPL)

+ các tổ chức chính trị-XH

+ đại biểu quốc hội: đến nay chưa có đại biểu quốc hội nào đề xuất dự án luật thành công (có 2 người đề nghị nhưng đều không được thông qua)

Câu hỏi: Phân biệt Thẩm định và Thẩm tra

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Xây dựng văn bản pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-xay-dung-van-ban-phap-luat?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.