Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế Chương XI: Hôn nhân và Gia đình trong Tư pháp Quốc tế – Chương XI giới thiệu các quy định và nguyên tắc về hôn nhân, gia đình khi có yếu tố nước ngoài, bao gồm những vấn đề pháp lý liên quan đến kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ giữa các thành viên gia đình trong môi trường quốc tế. Nội dung giúp người học nắm vững cơ sở pháp lý, hiểu cách áp dụng luật pháp trong các vụ việc hôn nhân và gia đình có sự khác biệt về quốc tịch hoặc địa lý, đảm bảo quyền lợi cho các bên theo quy định pháp luật quốc tế.
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương XI
Chương 11: Hôn nhân và gia đình trong tư pháp quốc tế
I. Khái niệm quan hệ hôn nhân gia đình trong TPQT
– Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.
– Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc do quan hệ nuôi dưỡng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của pháp luật Hôn nhân gia đình.
– Quan hệ hôn nhân gia đình trong TPQT là quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài
– Khái niệm: (Khoản 25 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014) Quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài gồm các trường hợp:
- ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài
- ít nhất một bên tham gia là người Việt Nam định cư ở nước ngoài
- các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.
– Chú ý: không được coi là có yếu tố nước ngoài đối với việc kết hôn, nhận con nuôi, … giữa công dân VN đang công tác, học tập, lao động, du lịch có thời hạn ở nước ngoài với nhau hoặc với công dân VN cư trú trong nước.
VD: Chị A nhận nhiệm vụ công tác nước ngoài trong 5 năm, trong thời gian đó chị A về VN và nhận 1 đứa trẻ VN làm con nuôi. Quan hệ này không được coi là quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
- Xung đột PL trong quan hệ hôn nhân gia đình
– Là hiện tượng 2 hay nhiều hệ thống PL cùng có thể áp dụng để điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài.
– Phương pháp giải quyết xung đột PL trong quan hệ hôn nhân gia đình:
- phương pháp xung đột: áp dụng quy phạm xung đột trong điều ước quốc tế, quy phạm xung đột trong pháp luật quốc gia
+phương pháp thực chất: áp dụng quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế, quy phạm thực chất trong pháp luật quốc gia
II. Giải quyết xung đột pháp luật về kết hôn
– Khái niệm kết hôn: là sự gắn bó của cặp đôi theo quy định của PL.
Theo PL VN quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân gia đình 2014 thì: Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
==> như vậy PL VN không công nhận hôn nhân đồng giới
Giải quyết xung đột PL về kết hôn theo PL các nước
– Giải quyết xung đột PL về kết hôn là giải quyết xung đột về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn
a. Điều kiện kết hôn
– Là những đòi hỏi, yêu cầu của PL đặt ra khi kết hôn và chỉ khi đáp ứng đủ những điều kiện đó thì việc kết hôn mới hợp pháp và được PL bảo vệ
– Các hệ thuộc:
- luật quốc tịch
- luật nơi cư trú
- luật nơi tiến hành kết hôn
b. Giải quyết xung đột PL về nghi thức kết hôn
– Nghi thức kết hôn là trình tự tiến hành kết hôn chính thức để công nhận 1 cách hợp pháp quan hệ vợ chồng giữa 2 bên đương sự
– Hệ thuộc: luật nơi tiến hành kết hôn
Giải quyết xung đột PL về kết hôn theo PL VN
– Cơ sở pháp lý:
- Hiệp định tương trợ tư pháp giữa VN với các nước (hiện đã ký 17 hiệp định)
- Văn bản PL của VN:
- Luật hôn nhân gia đình 2014
- Luật hộ tịch 2014
- Nghị định 126/2014
- Nghị định 123/2015
a. Kết hôn theo quy định của các Hiệp định tương trợ tư pháp
– Điều kiện kết hôn: các bên phải tuân thủ luật của nước mà họ là công dân (hệ thuộc luật quốc tịch) về điều kiện kết hôn. VD công dân Nga kết hôn với công dân VN thì công dân Nga phải tuân thủ luật Nga về điều kiện kết hôn, công dân VN phải tuân thủ luật VN về điều kiện kết hôn
Ngoại lệ: ngoài việc tuân thủ hệ thuộc luật quốc tịch, các bên còn phải tuân thủ các quy định về cấm kết hôn theo PL của nước nơi tiến hành kết hôn (Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình 2014)
Tình huống: nam công dân Nga 18 tuổi và nữ công dân VN 18 tuổi đăng ký kết hôn tại VN, hỏi có được đăng ký kết hôn không ?
Trả lời: theo Hiệp định tương trợ tư pháp Việt – Nga thì mỗi bên sẽ tuân thủ điều kiện kết hôn của nước mình. Theo luật Nga thì nam đủ 18 tuổi, theo luật VN thì nữ đủ 18 tuổi là đủ điều kiện kết hôn. Ngoài ra do kết hôn tại VN nên phải tuân thủ các quy định về cấm kết hôn theo PL VN, điều này được quy định trong Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân gia đình VN 2014, ở đây cả 2 đều không vi phạm các điều cấm kết hôn. Do đó cuộc hôn nhân trên là hợp pháp và được đăng ký tại VN.
– Nghi thức kết hôn: tuân thủ PL của nước nơi tiến hành kết hôn
Ngoại lệ: nếu 2 bên cùng quốc tịch thì họ có thể tuân theo PL của nước mà họ mang quốc tịch
b. Kết hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của văn bản PL VN hiện hành
(áp dụng khi không có Hiệp định tương trợ tư pháp)
– Điều kiện kết hôn:
- cơ sở pháp lý: Điều 126 Luật hôn nhân gia đình 2014
Kết hôn giữa công dân VN với người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền của VN. Trong trường hợp này, về điều kiện kết hôn, các bên phải tuân thủ PL của nước mà họ mang quốc tịch. Ngoài ra họ còn phải tuân thủ các quy định của PL VN về điều kiện kết hôn.
Tình huống: nam công dân Mỹ 18 tuổi và nữ công dân VN 18 tuổi đăng ký kết hôn tại VN, hỏi có được đăng ký không ?
Trả lời: Vì Mỹ và VN chưa có Hiệp định tương trợ tư pháp nên sẽ áp dụng PL VN quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật HNGĐ VN 2014, theo đó thì dù nam thanh niên Mỹ và nữ công dân VN đều đã đủ tuổi kết hôn theo PL Mỹ và PL VN, tuy nhiên họ còn phải tuân thủ quy định của PL VN về điều kiện kết hôn, mà PL VN quy định nam phải đủ 20 mới được kết hôn. Do đó cuộc kết hôn này là không thể đăng ký tại VN.
Kết hôn giữa người nước ngoài với nhau tại cơ quan có thẩm quyền của VN. Trong trường hợp này, họ phải tuân thủ luật của nước mà họ mang quốc tịch. Ngoài ra còn phải tuân theo các quy định của PL VN.
VD: 2 nam công dân Đan Mạch đăng ký kết hôn tại VN, mặc dù tại Đan Mạch họ sẽ được kết hôn, nhưng tại VN chưa công nhận hôn nhân đồng giới nên không thể đăng ký kết hôn tại VN. (Chú ý: họ có thể đến lãnh sự quán Đan Mạch tại VN để đăng ký kết hôn, khi đó họ không cần phải tuân theo luật VN)
- các trường hợp từ chối đăng ký kết hôn: (Điều 33 Nghị định 123/2015) Việc đăng ký kết hôn bị từ chối nếu một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam.
– Kết hôn ở nước ngoài:
Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài ở nước ngoài được ghi vào Sổ hộ tịch nếu tại thời điểm kết hôn, các bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam. (Khoản 1 Điều 34 Nghị định 123/2015)
VD: nam công dân VN 18 tuổi kết hôn với 1 nữ công dân Mỹ 18 tuổi tại Mỹ. Theo luật Mỹ thì nam nữ dủ 18 tuổi là đủ điều kiện kết hôn, và cuộc kết hôn đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền Mỹ. Hỏi cuộc kết hôn đó có được công nhận tại VN không ?
Trả lời: Chú ý ngoại lệ tại Khoản 2 Điều 34 Nghị định 123/2015, thì “Nếu vào thời điểm đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài, việc kết hôn không đáp ứng điều kiện kết hôn, nhưng không vi phạm điều cấm theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, nhưng vào thời điểm yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn, hậu quả đã được khắc phục hoặc việc ghi chú kết hôn là nhằm bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam và trẻ em, thì việc kết hôn cũng được ghi vào Sổ hộ tịch.”. Vào thời điểm kết hôn (tại Mỹ), nam công dân VN không đủ độ tuổi kết hôn theo PL VN, nhưng nếu tại thời điểm yêu cầu cơ quan có thẩm quyền VN công nhận (ghi sổ Hộ tịch) mà nam công dân VN đó đã đủ 20 tuổi, thì theo Khoản 2 Điều 34 Nghị định 123/2015 thì cuộc kết hôn đó vẫn được công nhận và được ghi vào Sổ hộ tịch.
VD: nam công dân VN đã kết hôn, đi công tác sang Ả Rập, tại Ả Rập nam thanh niên đó kết hôn với 1 nữ công dân VN cũng đang công tác tại Ả Rập. Luật pháp Ả Rập cho phép nam công dân lấy nhiều vợ, nên cuộc kết hôn đó được cơ quan có thẩm quyền tại Ả Rập đăng ký. Hỏi cuộc kết hôn tại Ả Rập đó có được công nhận tại VN không ?
Trả lời: cuộc kết hôn tại Ả Rập không được công nhận tại VN, do nam công dân VN đã vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng của luật pháp VN.
Thủ tục: khi công nhận việc kết hôn thì sẽ được ghi vào Sổ đăng ký kết hôn của UBND quận, huyện
– Nghi thức kết hôn: kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền VN và tuân theo nghi thức dân sự do PL VN quy định.
==> VN không chấp nhận các nghi thức kết hôn khác như nghi thức tôn giáo (kết hôn tại nhà thời, …)
– Thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài (Điều 37 Luật hộ tịch): UBND cấp huyện nơi cư trú của công dân VN thực hiện đăng ký kết hôn:
- giữa công dân VN với người nước ngoài;
- giữa công dân VN cư trú ở trong nước với công dân VN định cư ở nước ngoài;
- giữa công dân VN định cư ở nước ngoài với nhau;
- giữa công dân VN đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân VN hoặc với người nước ngoài.
Ngoại lệ: Thẩm quyền đăng ký kết hôn giữa công dân VN với công dân nước ngoài ở khu vực biên giới thuộc về UBND cấp xã (Khoản 1 Điều 18 Nghị định 123/2015: UBND xã ở khu vực biên giới thực hiện đăng ký kết hôn giữa công dân VN thường trú tại địa bàn xã đó với công dân của nước láng giềng thường trú tại đơn vị hành chính tương đương cấp xã của VN tiếp giáp với xã ở khu vực biên giới của VN nơi công dân VN thường trú.)
III. Giải quyết xung đột PL về ly hôn
Giải quyết xung đột PL về ly hôn ở các nước
Giải quyết xung đột PL về ly hôn tại Việt Nam
a. Theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp
– Nếu 2 vợ chồng có cùng quốc tịch thì áp dụng luật quốc tịch của vợ chồng để giải quyết ly hôn (hệ thuộc luật quốc tịch)
– Nếu 2 vợ chồng khác quốc tịch:
- nếu cùng cư trú tại 1 nước ký kết thì áp dụng PL nước ký kết nơi cùng cư trú của 2 vợ chồng (hệ thuộc luật nơi cư trú)
- nếu không cùng cư trú tại 1 nước ký kết thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận được đơn xin ly hôn sẽ giải quyết theo PL nước đó (hệ thuộc luật tòa án)
b. Theo quy định của PL VN
– Căn cứ áp dụng: Điều 127 Luật hôn nhân gia đình 2014:
- Việc ly hôn giữa công dân VN với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở VN được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của VN theo quy định của Luật HNGĐ VN (áp dụng hệ thuộc luật nơi thường trú)
- Trong trường hợp bên là công dân VN không thường trú ở VN vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo PL của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo PL VN.
- Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo PL của nước nơi có bất động sản đó.
- Việc giải quyết ly hôn giữa công dân VN với người nước ngoài ở nước ngoài thì sẽ được tòa án VN công nhận nếu đáp ứng các quy định của PL VN.
– Thẩm quyền giải quyết: (Điều 123 Luật hôn nhân gia đình 2014)
- thuộc về UBND cấp tỉnh nơi thường trú của công dân VN.
- Trường hợp ly hôn ở khu vự biên giới thì thẩm quyền sẽ thuộc về tòa án cấp huyện nơi cư trú của công dân VN.
IV. Giải quyết xung đột PL về quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng
- Theo tư pháp quốc tế các nước
- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam
a. Theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp
– Nếu 2 vợ chồng có cùng quốc tịch thì áp dụng luật quốc tịch của vợ chồng để giải quyết quan hệ nhân thân và tài sản giữa vợ và chồng (hệ thuộc luật quốc tịch)
– Nếu 2 vợ chồng khác quốc tịch:
- nếu cùng cư trú tại 1 nước ký kết thì áp dụng PL nước ký kết nơi cùng cư trú của 2 vợ chồng (hệ thuộc luật nơi cư trú)
- nếu không cùng cư trú tại 1 nước ký kết thì cơ quan có thẩm quyền của nước ký kết nào nhận được đơn xin giải quyết sẽ giải quyết theo PL nước đó (hệ thuộc luật tòa án)
b. Theo quy định của PL VN
– Căn cứ áp dụng: (Điều 130 Luật hôn nhân gia đình 2014) nếu cả vợ chồng (bất kể mang quốc tịch nước nào) đều đang cư trú tại VN thì giải quyết theo PL VN.
V. Giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con
– Gồm các quan hệ:
- xác định cha, mẹ cho con
- quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con
- cấp dưỡng
- Theo tư pháp quốc tế các nước
- Theo tư pháp quốc tế Việt Nam
a. Theo quy định của Hiệp định tương trợ tư pháp
– Hầu hết đều áp dụng luật của nước mà cha mẹ và con cái cùng quốc tịch hoặc cùng nơi cư trú. Trong trường hợp cha mẹ và con cái khác quốc tịch hoặc khác nơi cư trú thì sẽ áp dụng luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú của đứa trẻ. Riêng đối với việc cấp dưỡng, sẽ ưu tiên áp dụng luật quốc tịch hoặc luật nơi cư trú của người yêu cầu cấp dưỡng.
b. Theo quy định của PL VN
– Căn cứ áp dụng: Khoản 2 Điều 128 Luật hôn nhân gia đình 2014
- Vấn đề cấp dưỡng có yếu tố nước ngoài: Điều 129 Luật hôn nhân gia đình 2014
Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Tư pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc
Mời bạn xem thêm: