fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VIII

Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế Chương VIII: Quyền tác giả và quyền liên quan – Chương VIII của môn học Tư pháp quốc tế cung cấp kiến thức về quyền tác giả và quyền liên quan trong bối cảnh pháp lý quốc tế. Nội dung bài giảng giúp người học hiểu rõ các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ khi có yếu tố nước ngoài, như thẩm quyền xét xử, luật áp dụng, và cách thức bảo hộ quyền tác giả qua biên giới. Qua đó, sinh viên sẽ nắm vững nguyên tắc và cơ chế điều chỉnh các vấn đề liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan, đáp ứng yêu cầu hội nhập và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp quốc tế.

Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VIII

Chương 8: Quyền tác giả và quyền liên quan trong tư pháp quốc tế

I. Khái niệm quyền tác giả

1. Các định nghĩa

– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

– Quyền tác giả trong TPQT là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài

– Quyền liên quan đến quyền tác giả: là quyền của người biểu diễn, quyền của tổ chức phát sóng, quyền của nhà sản xuất ghi âm ghi hình

– Việt Nam đã tham gia tất cả các điều ước quốc tế liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan đến tác giả:

+ Công ước Berne 1886 về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (VN là thành viên từ 2006)

+ Công ước Geneva 1952 về bảo hộ quyền tác giả (VN là thành viên từ 2005)

+ Công ước Rome 1961 về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (VN là thành viên từ 2006)

+ Công ước Geneva 1971 bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ (VN là thành viên từ 2005)

+ Công ước Brussel 1974 về bảo hộ tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa (VN là thành viên từ 2005)

– Tác giả: là người sáng tạo ra 1 phần hoặc toàn bộ tác phẩm

VD: nhạc sỹ Thuận Yến 1 mình sáng tác bài hát Chia tay hoàng hôn

Bài hát “Sao em nỡ vội lấy chồng” do Trần Tiến sáng tác phỏng theo bài thơ của Hoàng Cầm

Chú ý: tác giả chỉ có thể là người, không thể là tổ chức

Chú ý: cần phân biệt tác giả với quyền tác giả

– Tác phẩm: phải có đủ 4 điều kiện:

+ nội dung: phải thể hiện được nội dung nhất định, có thể về bất cứ lĩnh vực nào

+ sáng tạo: phải do chính người (tác giả) đó tạo ra, không “sao chép” của ai. Sự sáng tạo thể hiện ở hình thức thể hiện của tác phẩm chứ không phải ở nội dung của tác phẩm, VD cùng hình mẫu Bác Hồ có rất nhiều nhạc sỹ sáng tác bài hát về Bác Hồ, nhưng đều khác nhau ở hình thức thể hiện ==> đặc trưng của sáng tạo là để lại dấu ấn cá nhân, làm cho tác phẩm của người này phân biệt với tác phẩm của người khác (mặc dù cùng viết về 1 đề tài)

+ định hình dưới 1 hình thức vật chất nhất định: tức là phải được viết, vẽ, tạc, …

+ không trái PL: PL mang tính chính trị, giai cấp, do đó có những tác phẩm bị coi là “phản động”, “chống lại nhà nước” thì sẽ không được PL của NN đó bảo hộ (nhưng có thể được bảo hộ ở NN khác)

– Quyền tác giả được phát sinh ngay từ khi tác phẩm được hình thành (tức là được định hình dưới 1 hình thức vật chất nhất định) mà tác giả của nó không cần phải đăng ký. Tức là tác giả không có nghĩa vụ phải đi đăng ký bản quyền tác phẩm của mình mà vẫn được PL bảo hộ. Đăng ký bản quyền là quyền của tác giả, không phải nghĩa vụ. Tuy nhiên việc đăng ký bản quyền sẽ giúp tác giả được bảo hộ tốt hơn.

VD: ông A sáng tác 1 bài thơ, ông ta viết bài thơ đó vào sổ tay của mình, thì ngay khi viết xong bài thơ vào sổ tay, ông A đã có quyền tác giả đối với bài thơ đó mà không cần phải đăng ký với bất kỳ cơ quan nào.

Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VIII
Bài giảng môn học Tư pháp quốc tế chương VIII

2. Đặc điểm của quyền tác giả

– Cơ sở phát sinh quyền tác giả: do con người sáng tạo ra và phát sinh từ thời điểm tác phẩm tồn tại dưới 1 hình thức nhất định.

VD: khi sáng tác xong 1 bài thơ, 1 bản nhạc là đã phát sinh quyền tác giả

Chú ý: quyền tác giả chỉ phát sinh đối với tác phẩm gốc, không sao chép của ai.

– Quyền tác giả là quyền sở hữu đối với tài sản vô hình:

+ tài sản hữu hình: gồm động sản và bất động sản, là những thứ mà con người có thể nhìn thấy, cầm, nắm

+ tài sản vô hình: những tài sản phi phật thể, không có bản chất vật lý, con người không thể nhận biết sự tồn tại của chúng nhờ các giác quan, nhưng có khả năng sinh lời bằng tiền hoặc từ tài sản đó có thể sinh ra các tài sản khác

– Đặc điểm của quyền tác giả (hay đặc điểm của tài sản vô hình):

+ tài sản vô hình tồn tại dưới dạng các thông tin, là tri thức chứa đựng sự hiểu biết về tự nhiên, xã hội

+ dễ phổ biến và khai thác rộng rãi, khả năng bị xâm phạm quyền là rất lớn, và sự xâm phạm có thể diễn ra trong phạm vi rộng, ở nhiều quốc gia

+ không đề cập đến quyền chiếm hữu (chỉ có quyền sử dụng và quyền định đoạt): vì không thể chiếm hữu được, hoặc việc chiếm hữu là vô nghĩa

3. Quyền tác giả trong TPQT

– Là quyền tác giả có yếu tố nước ngoài.

VD: quyền tác giả của 1 công dân Mỹ đối với 1 tác phẩm được sử dụng ở VN; hoặc quyền tác giả của 1 công dân VN có tác phẩm được sử dụng ở các nước khác.

– Quyền tác giả trong TPQT là quyền có tính chất lãnh thổ: xuất phát từ tính lãnh thổ, mỗi quốc gia đều tự quy định các điều kiện bảo hộ quyền tác giả cho người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài. Không có chuyện quốc gia này áp dụng luật về quyền tác giả của quốc gia khác.

==> do đó trong TPQT không nghiên cứu việc lựa chọn PL áp dụng điều chỉnh quyền tác giả

==> không đặt ra vấn đề xung đột PL trong TPQT về quyền tác giả (vì chỉ luôn áp dụng luật quốc gia)

– Ý nghĩa của việc bảo hộ quốc tế quyền tác giả:

+ bảo hộ những quyền và lợi ích chính đáng của tác giả khi tác giả có tác phẩm được sử dụng ở nước ngoài. VD 1 công dân nước A có tác phẩm được sử dụng ở nước B (chẳng hạn 1 phần mềm máy tính), khi đó nước A không có cách nào bảo hộ quyền tác giả cho công dân nước mình tại nước B, trừ khi nước A và nước B cùng tham gia điều ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả

+ loại trừ các hành vi sử dụng bất hợp pháp tác phẩm của công dân nước này trên lãnh thổ nước khác mà không có sự đồng ý của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm hoặc đại diễn hợp pháp của họ

II. Các hình thức bảo hộ quốc tế quyền tác giả

Có 3 cách để bảo hộ quốc tế quyền tác giả:

– Ký kết tham gia các điều ước quốc tế đa phương: đây là hình thức bảo hộ chủ yếu (VD tham gia công ước Berne)

– Ký kết tham gia các điều ước quốc tế song phương: ít được sử dụng

– Bảo hộ quyền tác giả trên nguyên tắc có đi có lại: hầu như không được áp dụng (vì không minh bạch)

1. Công ước Berne 1886

– Ra đời năm 1886 tại Thụy Sỹ. Được coi là công ước nền tảng về quyền tác giả trên thế giới, và đến nay đã được hầu hết các quốc gia tham gia.

– Văn bản đang được áp dụng ban hành ngày 24/07/1971 tại Paris, sửa đổi bổ sung năm 1979 và đã được hầu hết các quốc gia trên thế giới tham gia. Việt Nam tham gia Công ước Berne ngày 26/10/2004 và là thành viên thứ 156.

– Mục đích ra đời của Công ước Berne: tạo ra 1 hành lang pháp lý thống nhất giữa các quốc gia trên thế giới trong việc bảo hộ quyền tác giả. Công ước quy định các “quyền tối thiểu” mà tác giả được hưởng, quốc gia thành viên của công ước phải tuân thủ các quyền tối thiểu này, quốc gia có thể quy định trong luật về quyền tác giả của quốc gia mình các quyền mở rộng hơn “quyền tối thiểu”, nhưng không được phép thu hẹp các quyền này

VD: Công ước Berne quy định thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm văn học nghệ thuật là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả qua đời. Khi đó quốc gia thành viên có thể quy định thời hạn bảo hộ là 60 năm, 70 năm nhưng không được quy định thời hạn bảo hộ là 49 năm.

– Nguyên tắc bảo hộ: (Điều 5 Công ước Berne)

nguyên tắc đối xử quốc gia (khoản 1 Điều 5): Tại các quốc gia thành viên của Công ước, việc bảo hộ tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia thành viên của Công ước tương tự như việc bảo hộ tác phẩm của công dân chính quốc gia mình.

VD: Việt Nam và Mỹ đều là thành viên của Công ước Berne, khi đó phần mềm Windows của công ty Microsoft – Mỹ khi được sử dụng tại VN sẽ được nhà nước VN bảo hộ như đối với phần mềm, ví dụ phần mềm diệt virus BKAV của công ty BKAV – VN.

Ngược lại, các bài hát của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn khi được sử dụng ở Mỹ thì cũng sẽ được nhà nước Mỹ bảo hộ như đối với bài hát của công dân Mỹ.

Chú ý: tác phẩm có nguồn gốc từ quốc gia thành viên của Công ước: là tác phẩm mà tác giả của tác phẩm đó là công dân của nước thành viên, hoặc tác phẩm được công bố tại nước thành viên

nguyên tắc bảo hộ đương nhiên (khoản 2 Điều 5, còn gọi là “nguyên tắc bảo hộ tự động”): quyền tác giả được phát sinh ngay từ khi tác phẩm được định hình dưới 1 mình thức nhất định, không lệ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào như đăng ký, nộp lưu chiểu hoặc các thủ tục tương tự.

Tuy nhiên, pháp luật VN cũng như pháp luật của tất cả các nước khác đều khuyến khích việc đăng ký quyền tác giả, mục đích là để tránh làm phát sinh các tranh chấp về quyền tác giả.

Chú ý: gần như không bao giờ xảy ra hiện tượng 1 người cùng sáng tác ra 1 tác phẩm mà 2 tác phẩm đó giống hệt nhau, ngoại trừ một số trường hợp vô cùng hãn hữu, ví dụ như trong nhiếp ảnh, 1 tác giả cùng chụp ảnh 1 đối tượng cùng thời điểm, cùng 1 góc nhìn, khi đó họ (cá thể) được coi là đồng tác giả.

nguyên tắc bảo hộ độc lập: việc hưởng và thực thi các quyền theo Công ước là độc lập với những gì mà tác giả hiện được hưởng tại nước xuất xứ của tác phẩm.

VD: công dân A của nước VN có tác phẩm được bảo hộ ở VN, theo quy định của PL VN thì sẽ được bảo hộ suốt cuộc đời cộng thêm 50 năm sau khi A qua đời; khi A sang sinh sống tại Đức, quyền tác giả của A vẫn được bảo hộ theo Công ước Berne (vì cả VN và Đức đều là thành viên của Công ước Berne), đồng thời được bảo hộ theo luật Đức, mà theo luật Đức thì quyền tác giả được bảo hộ suốt cuộc đời tác giả và 70 năm sau khi tác giả qua đời, như vậy tác phẩm của công dân A được bảo hộ theo luật Đức (đôc lập với luật VN, là nước xuất xứ của tác phẩm)

VD: có những tác phẩm không được bảo hộ tại quốc gia này, nhưng lại được bảo hộ tại quốc gia khác. Đó là trường hợp những tác phẩm mang yếu tố chính trị, VD các tác phẩm về chiến tranh của nhà văn Dương Thu Hương không được bảo hộ (thậm chí bị cấm lưu hành) ở VN, nhưng lại được bảo hộ tại Pháp, Mỹ

– Tác phẩm được bảo hộ: (Điều 2)

+ các tác phẩm bắt buộc các nước thành viên phải bảo hộ: tác phẩm văn học, nghệ thuật như tác phẩm viết, nhạc, kịch, hội họa, kiến trúc, …

+ các tác phẩm mà các quốc gia có thể bảo hộ hoặc không bảo hộ: gồm các văn bản của các cơ quan nhà nước về lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tuy nhiên cho đến nay chưa có quốc gia nào quy định các văn bản của nhà nước này là các tác phẩm cần được bảo hộ như đối với tác phẩm văn học nghệ thuật

+ tác phẩm không được bảo hộ: các tin tức thời sự thuần túy, vụ việc vụn vặt

– Tiêu chuẩn để được bảo hộ: (Điều 3, Điều 4):

+ tác phẩm của tác giả là công dân hoặc cư trú thường xuyên ở các quốc gia thành viên của Công ước cho các tác phẩm dù đã công bố hay chưa (gọi là dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú)

VD: tác phẩm của công dân VN được công bố tại VN hay được công bố tại 1 nước thành viên bất kỳ của Công ước Berne thì sẽ được bảo hộ quyền tác giả tại tất cả các nước thành viên của Công ước

VD: 1 công dân Iran (Iran chưa là thành viên của công ước Berne) đang cư trú lại VN (là thành viên của công ước), công bố tác phẩm tại VN thì sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Công ước.

+ tác phẩm của các tác giả không phải là công dân của các quốc gia thành viên có tác phẩm được công bố đầu tiên tại các quốc gia thành viên (dấu hiệu nơi công bố đầu tiên)

VD: 1 công dân Su-đăng (chưa phải là thành viên của Công ước) có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại VN thì cũng sẽ được bảo hộ tại tất cả các nước thành viên của Công ước

Công bố đầu tiên: công bố lần đầu tiên, chưa công bố ở bất kỳ quốc gia nào

Công bố đồng thời (cũng được coi là công bố đầu tiên): được coi là công bố đầu tiên nếu tác phẩm được cômg bố tại 1 quốc gia không phải là thành viên của công ước và 1 quốc gia thành viên của Công ước trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày công bố đầu tiên.

VD: tác phẩm của công dân Su-đăng được công bố tại Suđăng (chưa là thành viên của Công ước Berne ==> quyền tác giả chỉ trong phạm vi lãnh thổ Su-đăng). 20 ngày sau, tác giả người Su-đăng đó công bố tác phẩm đó tại VN thì ngay lập tức tác phẩm của công dân Suđăng đó được bảo hộ tại toàn bộ 164 nước thành viên Công ước Berne.

Khái niệm công bố: (Điều 3): tác phẩm đã công bố là những tác phẩm đã được phát hành với sự đồng ý của tác giả, không phân biệt phương pháp cấu tạo các bản sao, miễn là các bản đó đáp ứng nhu cầu hợp lý của công chúng.

Không được coi là công bố: sự trình diễn 1 tác phẩm sân khấu, nhạc kịch hay hoà tấu, trình chiếu tác phẩm điện ảnh, đọc trước công chúng một tác phẩm văn học, phát thanh hay truyền hình 1 tác phẩm văn học hay nghệ thuật, triển lãm 1 tác phẩm nghệ thuật hay xây dựng một tác phẩm kiến trúc.

– Thời hạn bảo hộ: (tối thiểu) (khoản 1 Điều 7)

+ tác phẩm văn học: suốt cuộc đời tác phẩm và 50 năm sau khi tác giả qua đời

+ tác phẩm điện ảnh: 50 năm sau khi tác phẩm được thực hiện

+ tác phẩm nhiếp ảnh: 25 năm kể từ khi tác phẩm được thực hiện

+ tác phẩm khuyết danh: 50 năm sau khi tác phẩm được phổ cập đến công chúng một cách hợp pháp

– Quyền của tác giả (Điều 6): gồm có 2 quyền:

quyền tinh thần: (hay còn gọi là quyền nhân thân) là quyền đứng tên trên tác phẩm, quyền phản đối bất kỳ sự xuyên tạc, cắt xén hay sửa đổi hoặc những vi phạm khác đối với tác phẩm có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm tác giả. Quyền tinh thần được bảo hộ vĩnh viễn.

Ví dụ: Truyện Kiều của Nguyễn Du đã từ hàng trăm năm, nhưng mỗi khi sử dụng đến Truyện Kiều thì sẽ phải đề tên tác giả là Nguyễn Du, không bao giờ được đề tên tác giả khác

quyền kinh tế (còn gọi là quyền tài sản): là các quyền gắn liền với việc khai thác các lợi ích vật chất từ tác phẩm, được bảo hộ theo thời hạn bảo hộ được quy định tại Điều 7.

– Ngoại lệ: quyền độc quyền sao chép (Điều 9)

Khoản 2 Điều 9: Luật pháp Quốc gia thành viên Công ước, trong vài trường hợp đặc biệt, có quyền cho phép sao in những tác phẩm nói trên, miễn là sự sao in đó không phương hại đến việc khai thác bình thường tác phẩm hoặc không gây thiệt thòi bất hợp lý đến những quyền lợi hợp pháp của tác giả.

VD: sao in để nghiên cứu khoa học, sao in để lưu trữ trong thư viện để nghiên cứu

Chú ý: Công ước Berne không cho phép ngoại lệ sao chép này, mà chỉ quy định các quốc gia thành viên có quyền ban hành pháp luật cho phép việc độc quyền sao chép này (tức là nếu quốc gia không ban hành PL quy định việc được phép sao chép này thì hành vi sao chép đó bị coi là bất hợp pháp).

VD: việc sinh viên sao chép (pho-tô) giáo trình, dù chỉ là để học tập hay nghiên cứu, tuy nhiên việc này làm ảnh hưởng đến việc bán giáo trình của trường, ảnh hưởng quyền lợi hợp pháp của các tác giả biên soạn giáo trình, do đó việc sao chép giáo trình là bất hợp pháp.

– Quyền tiếp theo (Droit de suit) (Điều 14) (đây là quyền mang tính chất tùy nghi, không bắt buộc các quốc gia thành viên của Công ước Berne phải bảo hộ): Bản chính của các tác phẩm nghệ thuật, bản viết tay chính thức của các nhà văn, nhà soạn nhạc mà tác giả đã chuyển nhượng, thì tác giả hoặc sau khi tác giả chết, những cá nhân hoặc đoàn thể được sở hữu quyền tác giả theo Luật pháp Quốc gia được hưởng quyền không được chuyển nhượng đối với lợi nhuận khi bán các tác phẩm đó sau khi tác giả đã chuyển nhượng lần đầu.

Ví dụ: ông A có tác phẩm bán cho ông B với giá 100 đồng, sau đó ông B lại bán cho ông C với giá 500 đồng, thì ông A hoặc người thừa kế của ông A sẽ được hưởng 1 phần trong khoản chênh lệch giữa 2 giá này (được quy định theo PL quốc gia).

– Các nước đang phát triển và Công ước Berne: (Phụ lục của Công ước Berne, là những ưu đãi mà Công ước Berne dành cho những nước đang phát triển)

– Tính chất các quy phạm trong Công ước Berne: đều là quy phạm thực chất thống nhất, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên

2. Bảo hộ quyền tác giả theo Công ước toàn cầu về bản quyền (Công ước Geneva 1952)

So sánh Công ước Berne và Công ước Geneva:

– Mục đích công ước

– Nguyên tắc bảo hộ:

– Các tác phẩm được bảo hộ

– Điều kiện để được bảo hộ

– Thời hạn bảo hộ

– Tính chất các quy phạm trong Công ước

Chú ý: sự ra đời Công ước Gieneva không làm triệt tiêu hiệu lực của Công ước Berne, 2 công ước này bổ sung cho nhau

VN hiện nay chưa gia nhập công ước Gieneva.

3. Hiệp định Về các khía cạnh thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS 1994 – 1995)

– Hiệp định TRIPS được ký kết trong khuôn khổ của WTO (khác với Công ước Berne được ký kết trong khuôn khổ WIPO)

– VN đã tham gia Hiệp định TRIPS từ khi VN gia nhập WTO năm 2007

– Hiệp định TRIPS quy định tổng thể về quyền sở hữu trí tuệ (trong khi Công ước Berne chỉ quy định về quyền tác giả), tức là TRIPS vừa quy định về quyền tác giả, vừa quy định về quyền sở hữu công nghiệp, quyền liên quan đến quyền tác giả , …

4. Quyền tác giả trong môi trường kỹ thuật số

– Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (WCT 1996)

– Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và Bản ghi âm thuộc quyền liên quan (WPPT 1996)

(VN chưa phải là thành viên của 2 Hiệp ước này)

III. Bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại VN

Cơ sở pháp lý:

– Các quy định trong các điều ước quốc tế:

+ điều ước quốc tế đa phương: Công ước Berne, Hiệp định TRIPS, Hiệp định về bảo hộ sở hữu trí tuệ trong các nước ASEAN

+ điều ước quốc tế song phương: Hiệp định về bản quyền với Hoa Kỳ, Thụy Sỹ

– Các quy định trong PL Việt Nam:

+ luật dân sự

+ luật sở hữu trí tuệ

1. Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả có yếu tố nước ngoài tại VN

– Điều 744 Luật dân sự 2005

– Đến Luật dân sự 2015 quy định: Quyền sở hữu trí tuệ được xác định theo PL của nước nơi đối tượng quyền sở hữu trí tuệ được yêu cầu bảo hộ (Điều 679 Luật dân sự 2015) ==> quy phạm xung đột 2 chiều

2. Các quy định cụ thể về bảo hộ quyền tác giả (Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009)

– Khái niệm tác giả (Điều 13 Luật sở hữu trí tuệ):

– Các loại hình tác phẩm được bảo hộ (Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ)

Tham khảo trọn bộ bài giảng môn học Tư pháp quốc tế: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tu-phap-quoc-te?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết