fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Tâm lý học tội phạm chương V

Bài giảng môn học Tâm lý học tội phạm Chương V: Cơ sở tâm lý của hoạt động phòng ngừa tội phạm cung cấp những kiến thức quan trọng về các yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình phòng ngừa tội phạm. Chương này phân tích động cơ, nhận thức và hành vi của tội phạm, từ đó đề xuất các biện pháp tác động tâm lý hiệu quả nhằm ngăn chặn hành vi phạm tội ngay từ giai đoạn sớm. Đây là nền tảng quan trọng giúp nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm trong thực tiễn. Cùng tìm hiểu nội dung chi tiết trong bài giảng dưới đây!

Tham khảo trọn bộ bài giảng ôn tập môn học Tâm lý học tội phạm: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-tam-ly-hoc-toi-pham?ref=lnpc

Bài giảng môn học Tâm lý học tội phạm chương V

Chương 5: Cơ sở tâm lý của hoạt động phòng ngừa tội phạm

1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm

– Tập trung vào việc hạn chế, tiến gần đến thủ tiêu những hiệ tượng xã hội tiêu cực là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm

– Bằng mọi cách ngăn chặn các tội phạm đang xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội và cuối cùng là giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành những công dân có ích cho xã hội.

– Định nghĩa: Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các quy định, các biện pháp, các hành động của cá nhân, tổ chức nhằm hạn chế, ngăn chặn tội phạm xảy ra, phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các tội phạm xảy ra và giáo dục người phạm tội trở thành người có ích cho xã hội.

2. Một số thuyết tâm lý về phòng ngừa tội phạm

2.1. Quan điểm của phân tâm học truyền thống

– Đại diện: Sigmund Freud

– Quan niệm: bản tính của con người là xấu xa, là thù địch với xã hội, do đó tội phạm có thể xảy ra ở bất kỳ đâu, ở bất kỳ thời điểm nào và với bất cứ ai

– Phòng ngừa tội phạm bằng cách:

+ tạo các rào cản để các thúc đẩy tội lỗi không thể đưa tới hành vi thực tế: hình phạt, các biện pháp răn đe đủ mạnh, giáo dục đạo đức, các chuẩn mực xã hội

+ tư vấn giúp con người chọn nghề hay các hoạt động phù hợp để giúp giải tỏa các xung năng

+ tổ chức các hoạt động để con người có thể giải tỏa các xung năng bị dồn nén hoặc tìm được đối tượng thay thế

+ với người phạm tội, phải phân tích, tìm hiểu nguyên nhân sâu xa của hành vi bất thường của họ và tìm biện pháp điều trị phù hợp

2.2. Quan điểm của tâm lý học nhân văn

– Đại diện: A. Maslow, C. Roger

– Quan niệm: bản tính con người là tốt, con người là hiện thân của cái đẹp, tuy nhiên họ có thể có hành vi xấu, có thể phạm tội

– Phòng ngừa tội phạm bằng cách:

+ tạo điều kiện thuận lợi để mỗi cá nhân phát triển mọi tiềm năng của mình

+ tạo môi trường lành mạnh, thể hiện tình thương yêu, sự quan tâm trong quan hệ người – người

+ trong giáo dục người phạm tội cần hiểu, gần gũi, quan tâm để cảm hóa họ

2.3. Quan điểm của tâm lý học hành vi

– Đại diện: John Broadus Watron

– Quan niệm: bản chất và hành vi con người do môi trường, đặc biệt là môi trường xã hội quyết định, và hầu hết các hành vi của con người là do tập nhiễm

– Phòng ngừa tội phạm bằng cách:

+ chú trọng đặc biệt đến môi trường xã hội

+ chú trọng đến việc hình thành thói quen tuân theo PL

+ kiểm soát chặt chẽ các tình huống giáo dục

+ tránh xa các tình huống dễ gây cảm xúc

2.4. Quan điểm của tâm lý học nhận thức

– Đại diện: A. Bandura, W. Mischel, J. Rotter

– Quan niệm:

+ con người là 1 hệ thống xử lý thông tin, các sự kiện cung cấp thông tin (đầu vào), con người xử lý và kết quả là hành vi xảy ra (đầu ra);

+ hành vi phạm tội là kết quả của quá trình học tập xã hội, quá trình quan sát, là sự mô phỏng các hành vi mẫu

– Phòng ngừa tội phạm bằng cách:

+ cung cấp thông tin đầy đủ, đúng về các sự kiện xảy ra

+ tạo môi trường lành mạnh

+ xây dựng các hành vi mẫu để tuyên truyền

+ hành vi phạm pháp, phạm tội phải được xử lý nghiêm minh; hành vi tuân theo PL phải được khen thưởng

Bài giảng môn học Tâm lý học tội phạm chương V
Bài giảng môn học Tâm lý học tội phạm chương V

2.5. Quan điểm của tâm lý học hoạt động

– Đại diện:

– Quan niệm:

+ nhân cách và yếu tố bên trong quy định hành vi, được hình thành thông qua hoạt động trong môi trường XH

+ hành vi phạm tội là kết quả của sự tác động qua lại giữa nhân cách với những phẩm chất tâm lý tiêu cực và hoàn cảnh, tình huống bên ngoài

– Phòng ngừa tội phạm bằng cách:

+ chú trọng đến quá trình hình thành, phát triển nhân cách. Chú ý các yếu tố ảnh hưởng: giáo dục, nhà trường, tập thể, giáo tiếp, hoạt động, …

+ hạn chế, loại bỏ bất công, bất bình đẳng trong xã hội

+ hoàn chỉnh hệ thống PL

+ tạo môi trường phù hợp, dùng lao động, chế độ học tập để giáo dục người phạm tội

2.6. Quan điểm của tâm lý học hiện đại

– Đại diện:

– Quan niệm:

+ con người là phức tạp, là tổng hòa của tất cả, trong con người có cái tốt, cái xấu, cái tích cực, cái tiêu cực

+ hành vi nói chung và hành vi phạm tội nói riêng được quy định bởi nhiều yếu tố: xã hội, văn hóa, tự nhiên, tâm lý, di truyền, nuôi dưỡng …

– Phòng ngừa tội phạm bằng cách:

+ có thể áp dụng bất kỳ biện pháp phòng ngừa nào miễn là hữu ích và không trái luật

+ áp dụng các biện pháp một cách linh hoạt

3. Đặc trưng tâm lý của hoạt động phòng ngừa tội phạm

3.1. Cơ sở tâm lý của hoạt động phòng ngừa tội phạm

– Quá trình tác động qua lại giữa tâm lý tích cực với tâm lý tiêu cực, giữa yếu tố tâm lý “kích thích” và yếu tố tâm lý “điều chỉnh”, dẫn tới sự lấn át của tâm lý tiêu cực là nhân tố quyết định dẫn tới hành vi phạm tội. Cho nên trong phòng ngừa tội phạm, phải tác động đến cá nhân nhằm hình thành các phẩm chất tâm lý tích cực.

3.2. Tác động tâm lý trong hoạt động phòng ngừa tội phạm

a. Nội dung của phòng ngừa tội phạm

– Lành mạnh hóa môi trường xã hội

– Hình thành tâm lý hành vi tích cực cho cá nhân

+ nâng cao trình độ nhận thức

+ hình thành thái độ tích cực đối với chuẩn mực XH

+ hình thành hành vi thói quen phù hợp chuẩn mực XH

b. Yêu cầu tâm lý khi thực hiện 1 số biện pháp phòng ngừa tội phạm cụ thể

– Giáo dục PL

– Giáo dục đạo đức và thói quen hành vi văn hóa

– Kiểm tra xã hội

– Biện pháp trừng phạt: là áp dụng các quy định của luật hình sự tác động trực tiếp tới người tội phạm

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.
Sơ đồ bài viết