fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương III

Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng ASEAN chương III với nội dung trọng tâm về tự do hóa thương mại dịch vụ ASEAN mang đến cái nhìn sâu sắc về quá trình hội nhập kinh tế khu vực. Tự do hóa thương mại dịch vụ không chỉ là mục tiêu chiến lược của ASEAN nhằm tăng cường sự cạnh tranh và thu hút đầu tư, mà còn là chìa khóa thúc đẩy tăng trưởng bền vững cho các quốc gia thành viên.

Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương III

Chương 3: Tự do hóa thương mại dịch vụ Asean

1. Khái quát

– Dịch vụ là hoạt động của con người được kết tinh thành sản phẩm vô hình nhằm đáp ứng nhu cầu của con người

– Đặc trưng của dịch vụ:

+ tính vô hình

+ tính không thể lưu trữ: quá trình sản xuất dịch vụ cũng chính là quá trình tiêu thụ dịch vụ

– Các loại hoạt động dịch vụ: theo GATS thì dịch vụ gồm 12 ngành và khoảng 160 phân ngành (theo WTO)
+ dịch vụ kinh doanh (46 phân ngành)

+ dịch vụ bưu chính viễn thông (24 phân ngành)

+ dịch vụ xây dựng và tư vấn thiết kế (5 phân ngành)

+ dịch vụ phân phối (5 phân ngành)

+ dịch vụ giáo dục (5 phân ngành)

+ dịch vụ môi trường (4 phân ngành)

+ dịch vụ tài chính (17 phân ngành)

+ dịch vụ xã hội và y tế (4 phân ngành)

+ dịch vụ du lịch và lữ hành (4 phân ngành)

+ dịch vụ giải trí, văn hoá và thể thao (5 phân ngành)

+ dịch vụ vận tải (35 phân ngành)

+ Các dịch vụ khác

– Thương mại dịch vụ: là khái niệm chỉ hoạt động thương mại trong lĩnh vực dịch vụ

– Phương thức cung cấp dịch vụ quốc tế: 4 phương thức:

Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương III
Bài giảng môn học Pháp luật cộng đồng Asean chương III

+ MODE 1: Cung cấp dịch vụ qua biên giới

Nhà cung cấp dịch vụ của nước A cung cấp dịch vụ qua biên giới cho Người tiêu dùng dịch vụ của nước B (cả 2 đều không di chuyển khỏi nước mình, chỉ có bản thân dịch vụ được dịch chuyển quan biên giới)

VD: dịch vụ tư vấn (qua email), dịch vụ kế toán, kiểm toán (chỉ cần gửi hồ sơ đến nhà cung cấp dịch vụ)

+ MODE 2: Tiêu dùng dịch vụ ở nước ngoài

Người tiêu dùng dịch vụ của nước A sang nước B để sử dụng dịch vụ của Nhà cung cấp dịch vụ của nước B

VD: du lịch, khám chữa bệnh, du học

+ MODE 3: Hiện diện thương mại

Nhà cung cấp dịch vụ của nước A  lập chi nhánh / văn phòng đại diện ở nước B để cung cấp dịch vụ cho Người tiêu dùng dịch vụ ở nước B

VD: các chuỗi đồ ăn nhanh, chuỗi siêu thị

+ MODE 4: Hiện diện thể nhân

Thể nhân nước A tự mình dịch chuyển đến nước B để cung cấp dịch vụ, hoặc nhà cung cấp dịch vụ của nước A cử người lao động đến nước B để cung cấp dịch vụ tại nước B.

Thể nhân = cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự

VD: luật sư nước ngoài đến nước sở tại để cung cấp dịch vụ tư vấn luật

– Cơ sở pháp lý của tự do hóa thương mại trong ASEAN

+ Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ: AFAS năm 1995

+ Nghị định thư sửa đổi AFAS 2003

+ Các gói cam kết của các quốc gia thành viên:

  • Gói cam kết chung
  • Gói cam kết đơn phương, đa phương trong khối

4. Các rào cản trong thương mại dịch vụ của ASEAN

– Trước thời điểm nhà cung cấp dịch vụ được cung cấp dịch vụ tại quốc gia sở tại, thì nước sở tại thường áp dụng các biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường như:

+ hạn chế số lượng nhà cung cấp dịch vụ

+ hạn chế số lượng dịch vụ

+ hạn chế tổng giá trị dịch vụ

+ yêu cầu về hình thức pháp nhân

+ hạn chế tỷ lệ vốn góp nước ngoài, …

– Sau thời điểm nhà cung cấp dịch vụ được cung cấp dịch vụ tại quốc gia sở tại, thì nước sở tại thường áp dụng các biện pháp phân biệt đối xử như:

+ giữa nhà cung cấp dịch vụ trong nước – nước ngoài

+ giữa các nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài với nhau: ưu đãi nhà đầu tư của quốc gia này hơn nhà đầu tư của quốc gia khác

VD: yêu cầu về quốc tịch, yêu cầu về vốn tối thiểu, yêu cầu về thuế, yêu cầu về giấy phép, yêu cầu về chuyển giao công nghệ, yêu cầu về tỷ lệ vốn, yêu cầu về các khoản vay, …

– Xóa bỏ rào cản trong thương mại dịch vụ:

+ biện pháp:

  • Xóa bỏ đáng kể rào cản hiện tại

Câu hỏi: Vì sao chỉ xóa bỏ “đáng kể” chứ không phải xóa bỏ “hoàn toàn” như trong thương mại hàng hóa.

Trả lời: Vì dịch vụ mang tính vô hình, nên rất khó để xác định rào cản thương mại đối với dịch vụ như đối với hàng hóa.

  • Cấm đưa ra các biện pháp rào cản mới
  • Đàm phán về các biện pháp gây ảnh hưởng tới sự tự do hóa thương mại dịch vụ trong các lĩnh vực cụ thể

+ cơ chế:

  • AFAS đưa ra khung pháp lý và lộ trình chung cho toàn bộ các dịch vụ
  • Xây dựng lộ trình cụ thể cho mỗi phương thức cung cấp dịch vụ (4 phương thức) hoặc mỗi dịch vụ thông qua các vòng đàm phán
  • Các quốc gia xây dựng lộ trình quốc gia mình trên cơ sở lộ trình chung

3. Công nhận lẫn nhau

a) Định nghĩa

– Công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ quốc tế: là hoạt động của quốc gia thành viên này công nhận hệ thống tiêu chuẩn dịch vụ hoặc điều kiện cung cấp dịch vụ theo quy định của quốc gia thành viên khác nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia được công nhận tiếp cận với thị trường dịch vụ của quốc gia công nhận.

+ chủ thể:

  • Quốc gia công nhận
  • Quốc gia được công nhận

+ đối tượng công nhận:

  • Hệ thống tiêu chuẩn dịch vụ của quốc gia được công nhận
  • Điều kiện cung cấp dịch vụ

– Công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN (Điều 5 AFAS): Công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ của ASEAN là hoạt động của quốc gia này công nhận trình độ giáo dục hoặc kinh nghiệm nhận được; các tiêu chuẩn đã được thoả mãn hoặc bằng cấp, chứng chỉ được cấp tại một quốc gia thành viên ASEAN khác để sử dụng cho mục đích cấp giấy phép hoặc giấy chứng nhận nhà cung cấp dịch vụ tại quốc gia thành viên đó.

+ chủ thể:

  • Quốc gia ASEAN công nhận
  • Quốc gia ASEAN được công nhận

+ đối tượng công nhận: (chú ý: không có Tiêu chuẩn dịch vụ như đối với công nhận trong thương mại dịch vụ quốc tế)

  • Điều kiện cung cấp dịch vụ

Ví dụ: Điều kiện công nhận đối với người hành nghề kế toán (Điều 3 Thỏa thuận khung ASEAN về công nhận lẫn nhau trong dịch vụ kế toán 2009) gồm:

+ về đào tạo: đáp ứng yêu cầu về đào tạo của nước xuất xứ hoặc của cơ quan có thẩm quyền nước công nhận

+ về giấy phép: đã được cấp giấy phép

+ về năng lực: hiểu biết các quy định của nước công nhận trong lĩnh vực hành nghề của mình

+ về kinh nghiệm: đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm của nước công nhận

+ Khuyến khích việc có tính đến các tiêu chuẩn và hướng dẫn của Liên đoàn Kế toán quốc tế

b) Mức độ công nhận

– Công nhận đầy đủ: quốc gia tiếp nhận dịch vụ không đưa ra bất kỳ yêu cầu nào hoặc không tiến hành kiểm tra đánh giá đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người cung cấp dịch vụ

– Công nhận một phần: quốc gia tiếp nhận dịch vụ vẫn tiến hành kiểm tra, đánh giá (với thủ tục rút gọn) hoặc đưa ra yêu cầu đối với dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người cung cấp dịch vụ

==> dù công nhận đầy đủ hay công nhận 1 phần thì quốc gia công nhận vẫn cấp giấy phép cung cấp dịch vụ của nhà cung cấp của quốc gia được công nhận

c) Hình thức công nhận

– Công nhận đa phương (thông qua Hiệp định đa phương)

– Công nhận song phương (thông qua Hiệp định song phương)

– Công nhận theo nguyên tắc “có đi có lại”

– Công nhận đơn phương

d) Cơ chế pháp lý về công nhận lẫn nhau trong ASEAN

– Ký kết Hiệp định khung về công nhận lẫn nhau.

– Ký kết Hiệp định khung trong từng lĩnh vực cụ thể của AFAS.

– Ký kết các thỏa thuận đa phương, song phương giữa các quốc gia về công nhận lẫn nhau thông quan các vòng đàm phán.

– Đơn phương công nhận từ phía quốc gia tiếp nhận.

e) Vai trò của công nhận lẫn nhau trong thương mại dịch vụ

– Thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của quốc gia được công nhận tiếp cận với thị trường dịch vụ trong nước

– Thúc đẩy và nâng cao chất lượng của dịch vụ, nhà cung cấp dịch vụ, người cung cấp dịch vụ trong nước

– Tăng tính cạnh tranh của thị trường dịch vụ

– Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong lĩnh vực dịch vụ

Tham khảo trọn bộ bài giảng các môn học Pháp luật cộng đồng Asean: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-phap-luat-cong-dong-asean?ref=lnpc

Mời bạn xem thêm:

Đánh giá bài viết

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

.
.
.