fbpx
ICA - Học viện đào tạo pháp chế doanh nghiệp
Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VIII

Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VIII đi sâu vào nghiên cứu về các hình thức và phương pháp thực thi pháp luật, phân tích sự tác động của pháp luật đến tổ chức và quản lý nhà nước. Nội dung chương học giúp sinh viên hiểu rõ vai trò của pháp luật trong việc duy trì trật tự xã hội, phát triển đất nước và bảo vệ quyền lợi công dân. Với phương pháp giảng dạy khoa học và súc tích, bài giảng trang bị cho người học kiến thức nền tảng vững chắc để ứng dụng trong thực tế và nâng cao kỹ năng nghiên cứu luật pháp.

Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VIII

CHƯƠNG VIII. PHÁP LUẬT KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT KINH DOANH

I. Khái niệm pháp luật Kinh tế và pháp luật kinh doanh

1. Khái niệm pháp luật kinh tế.

Luật kinh tế là tổng thể các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế.

    Ngoài ra luật kinh tế còn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế.

    2. Khái niệm pháp luật kinh doanh.

    Là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, hoạt động kinh doanh, giải thể, phá sản.

      II. Những nội dung chủ yếu của pháp luật về hợp đồng kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và phá sản doanh nghiệp

      1. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về hợp đồng kinh tế.

      1.1 Hợp đồng trong thương mại được hiểu là thoả thuận giữa các thương nhân (hoặc một bên là thương nhân) về việc thực hiện một hay nhiều hành vi của hợp đồng nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận.

        1.2 Đặc điểm:

        – Hình thực của hợp đồng thương mại có thể bằng lời nói, văn bản hoặc hành vi cụ thể

        – Mục đích của hợp đồng thương mại là kinh doanh thu lợi nhuận,

        – Nội dung của hợp đồng thương mại xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cụ thể khi tiến hành hoạt động thương mại

        – Đối tượng của hợp đồng thương mại bao gồm các loại tài sản theo quy định của luật dân sự (trừ quyền sử dụng đất) và các dịch vụ.

        1.3 Các loại hợp đồng trong thương mại:

        Chia làm 02 nhóm: hợp đồng mua bán hàng hoá và hợp đồng cung ứng dịch vụ.

        a) Hợp đồng mua bán hàng hoá:

        – Chủ thể: Theo luật thương mại năm 2005, bao gồm giữa thương nhân và một tổ chức, cá nhân hoạt động có liên quan đến thương mại.

        – Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của các bên mua và bán.

        – Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hoá cần chứa đựng các nội dung cơ bản: tên hàng, số lượng, quy cách, chất lượng, giá cả, quy cách, phương thức thanh toán, thời điểm và thời gian giao hàng…

        – Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể.

        – Mục đích của hợp đồng là kinh doanh (đôi khi mục đích kinh doanh chỉ tồn tại ở một bên chủ thể)

        – Nguyên tắc ký kết hợp đồng:

        • Nguyên tắc tự nguyện.
        • Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi

        – Phương thức ký kết hợp đồng:

        • Ký kết trực tiếp:

        Ngưòi đại diện có thẩm quyền của các bên trực tiếp gặp nhau cùng bàn bạc, thương lượng, thoả thuận và thống nhất về nội dung của hợp đồng và cùng ký tên vào văn bản hợp đồng. Hợp đồng được xác lập và phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm các bên ký kết.

        • Ký kết gián tiếp:

        Các bên không trực tiếp gặp nhau mà tra đổi qua các tài liệu giao dịch: công văn, điện báo, đơn đặt hàng, chào hàng, thông điệp, dữ liệu điện tử…

        Hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhân tất cả các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn mà người chào hàng đặt ra.

        – Nguyên tắc thực hiện hợp đồng thương mại:

        • Thực hiện hợp đồng đúng cam kết.
        • Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác, có lợi nhất cho các bên, đảm bảo tin cậy lẫn nhau.
        • Thực hiện hợp đồng không được xâm hại đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

        b) Hợp đồng cung ứng dịch vụ:

        Là sự cung cấp dịch vụ thông qua các phương thức khác nhau để lấy tiền công trả cho sự cung cấp dịch vụ đó.

        2. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về các loại hình doanh nghiệp.

        2.1 Doanh nghiệp nhà nước:

          Luật Doanh nghiệp năm 2005: Doanh nghiệp nhà nước là doanh nghiệp do nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

          2.2 Doanh nghiệp tư nhân: là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu rách nhiệm bằng oàn bộ tài sản của mình về mọi họat động của doanh nghiệp.

          • Đặc điểm:

          – Có vốn đầu tư do chủ doanh nghiệp tự đăng ký. Chủ doanh nghiệp tư nhân có trách nhiệm tự đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư, không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào, đối với những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định thì doanh nghiệp phải có vốn không được thấp hơn vốn pháp định.

          – Do một cá nhân làm chủ.

          – Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các món nợ của công ty.

          Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VIII
          Bài giảng môn học Lý luận nhà nước và pháp luật chương VIII

          2.3 Công ty trách nhiệm hữu hạn:

          – Công ty trách nhiệm hữu hạn 01 thành viên: là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu.

          – Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 02 thành viên trở lên: là doanh nghiệp có từ 2 đến 50 thành viên. Thành viên của công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

          Đặc điểm:

          – Thành viên của công ty chịu trách nhiệm hữu hạn.

          – Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

          – Công ty không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn.

          2.4 Công ty cổ phần:

          Công ty cổ phần là doanh nghiệp mà vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần, người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

          Đặc điểm:

          – Vốn của công ty được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

          – Số lượng cổ đông tối thiểu là 03 cổ đông, không hạn chế số lượng tối đa, Nếu không đảm bảo số lượng tối thiểu, công ty hoặc là phải giải thể, hoặc phải chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

          2.5 Hợp tác xã:

          Điều 1 Luật HTX năm 2003: Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể do các cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh tập thể cua từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu quả các hoạt động sản xuất, kinh danh và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, góp phần phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.

          => HTX hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn điều lệ, vốn tích lũy và các ngồn vốn khác của HTX theo quy định của pháp luật.

          Đặc điểm của HTX:

          – Là tổ chức kinh tế nhưng không lấy lợi nhuận là mục tiêu cơ bản và duy nhất

          – Chủ thể tham gia HTX có thể là cá nhân, hộ gia đình, tổ chức tư cách pháp nhân;

          – Người tham gia HTX phải vừa góp vốn, vừa góp sức (khác với công ty, chỉ cần góp vốn là đủ).

          – Vốn góp của xã viên bị hạn chế, cụ trong trong mọi trường hợp vốn góp cuả xã viên không được quá 30% vốn điều lệ của HTX

          – Là một pháp nhân chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của mình.

          2.6 Những quyền và nghĩa vụ cơ bản của một doanh nghiệp:

          Doanh nghiệp khác nhau có quyền và nghĩa vụ khác nhau, tuy nhiên mọi doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

          a) Quyền cơ bản:

          – Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp

          – Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư, kể cả liên doanh, góp vốn vào doanh nghiệp khác, chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh.

          – Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng.

          – Lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn,

          – Kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu

          – Tuyển, thuê và sử dụng lao động theo yêu cầu kinh danh.

          – Tự chủ kinh doanh, chủ động áp dụng phương thức quản lý khoa học, hiện đại để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.

          – Từ chối và tố cáo mọi yêu cầu cung cấp nguồn lực không được pháp luật quy định của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào; trừ những khỏan tự nguyện đóng góp vì mục đích nhân đạo và công ích.

          – Các quyền khác theo pháp luật quy định.

          b) Nghĩa vụ cơ bản:

          – Hoạt động kinh doanh đúng ngành nghề, mặt hàng đã đăng ký.

          – Lập sổ kế toán, ghi chép sổ kế toán, hóa đơn, chứng từ và lập báo tài chính trung thực, chính xác.

          – Đăng ký thuế, kê khai thuế, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính theo các quy định của pháp luật.

          – Bảo đảm chất lượng hàng hoá theo tiêu chuẩn đã đăng ký.

          – Kê khai và định kỳ báo cáo chính xác, đầy đủ các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính của doanh nghiệp với cơ quan đăng ký kinh doanh, khi phát hiện các thông tin kê khai hoặc báo cáo không chính xác, không đầy đủ hoặc giả mạo, thì phải kịp thời hiệu đính lại các thông tin đó với cơ quan đăng ký kinh doanh.

          – Ưu tiên sử dụng lao động trong nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động theo quy định của pháp luật về lao động, tôn trọng quyền tổ chức công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

          – Tuân thủ quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh.

          – Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

          3. Một số nội dung cơ bản của pháp luật về phá sản doanh nghiệp.

          Khái niệm và vai trò của pháp luật về phá sản: là toàn bộ các quy định của nhà nước liên quan đến điều kiện, thủ tục tuyên bố một doanh nghiệp bị phá sản và phân cha tài sản của doanh nghiệp bị phá sản cho các chủ nợ.

            Luật phá sản chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp và HTX.

            Chỉ có 03 chủ thể là chủ nợ không có bảo đảm, doanh nghiệp mắc nợ và người làm công trong doanh nghiệp và một số chủ thể khác do Luật phá sản quy định một cách cụ thể thì mới có quyền làm đơn yêu cầu toà án tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

            Toà kinh tế Toà án nhân dân câp tỉnh và toà án nhân dân cấp huyện là cơ quan có vai trò chủ đạo trong giải quyết tuyên bố phá sản doanh nghiệp.

            Hoà giải và các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh là một giai đoạn bắt buộc trong tố tụng phá sản. Việc thanh lý tài sản của doanh nghiệp chỉ là giải pháp cuối cùng khi khả năng phục hồi kinh doanh không thể thực hiện.

            Người lao động được quyền ưu tiên thanh toán từ tài sản phá sản của doanh nghiệp.

            Quyết định tuyên bố phá sản được một cơ quan chuyên trách của nhà nước tổ chức thực hiện, đó là phòng Thi hành án thuộc Sở tư pháp các tỉnh.

            Chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên họp danh của công ty hợp danh phải chịu trách nhiệm tiếp tục phải tả các khoản nợ mà họ còn thiếu của các chủ nợ sau khi đã bá toàn bộ tài sản hiện thuộc quyên sở hữu của họ mà vẫn không đủ để tra các món nợ./.

            Tham khảo trọn bộ tài liệu bài giảng ôn tập môn học Lý luận nhà nước và pháp luật: https://study.phapche.edu.vn/khoa-hoc-tim-hieu-mon-ly-luan-nha-nuoc-va-phap-luat?ref=lnpc

            Mời bạn xem thêm:

            Đánh giá bài viết

            Trả lời

            Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

            Bài viết liên quan

            .
            .
            .